Nội dung lý thuyết sóng Elliot

Một phần của tài liệu Lý thuyết sóng Elliott và kiểm chứng hiệu quả đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 46)

Elliott khẳng định hiệu ứng đám đông luôn hành xử theo một xu hướng lên xuống khá rõ rệt. Dựa vào sự lên xuống và sự bầy đàn này, Elliott đã phát triển và đúc kết ra một trật tự lên xuống của giá cả theo một nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc này dựa trên các sóng lên xuống của giá cả theo một thứ tự có thể dự đoán được. Chúng ta gọi đó là các sóng Elliott. Có thể nói,lý thuyết Dow cùng lý thuyết sóng Elliot là những gì nền tảng và cơ bản nhất của trường phái phân tích kỹ thuật.

Thị trường giao dịch theo các vòng lặp đi lặp lại. Elliot đã giải thích là do các thay đổi lên và xuống của tâm lý mọi người luôn luôn thể hiện theo các mẫu

lặp đi lặp lại giống nhau, điều này được chia thành các mẫu gọi là sóng (wave). Elliot đã đưa ra một nguyên lý gọi là “Thuyết sóng Elliot”.

• Nguyên lý sóng Elliot có ba khía cạnh quan trọng được sắp xếp theo thứ tự

giảm dần là mô hình, tỷ suất và thời gian.

- Mô hình tức là những mô hình hay những cấu trúc hình sóng là yếu tố

quan trọng nhất của lý thuyết này.

- Phân tích tỷ suất rất hữu ích trong việc xác định điểm thoái lùi và mục

tiêu giá bằng cách đo lường mối quan hệ giữa những sóng khác nhau.

- Mối quan hệ thời gian cũng tồn tại và được sử dụng để xác nhận mô hình

hay hệ số sóng, những không được những người ủng hộ lý thuyết Elliot đánh giá cao độ tin cậy trong việc dự đoán thị trường.

Lý thuyết sóng Elliott lần đầu tiên được áp dụng vào các chỉ số trung bình quan trọng của thị trường chứng khoán, đặc biệt là những chỉ số trung bình Dow Jone Industrial. Lý thuyết này cho rằng thị trường chứng khoán đi theo một nhịp liên tục 5 sóng tăng sau đó là 3 sóng giảm. Nếu đếm sóng bạn sẽ nhận thấy cần 8 sóng để tạo nên một chu kỳ hoàn chỉnh – năm lên và ba xuống. Phần lên của chu kỳ được được đánh số từ 1 đến 5. Sóng 1,3,5 được gọi là sóng tiến, trong khi 2 và 4 di chuyển ngược lại xu hướng tăng. Sóng 2 và 4 được gọi là sóng hiệu chỉnh bởi vì chúng hiệu chỉnh sóng 1 và 3. Phần xuống là 3 sóng hiệu chỉnh được đánh ký tự a, b và c ( hoặc A, B và C).

Mỗi sóng được chia thành những sóng nhỏ hơn, và sau đó chúng lại được chia nhỏ thành những sóng còn nhỏ hơn nữa. Mỗi sóng là một phần của sóng lớn hơn.

Khả năng xác định 3 sóng và 5 sóng đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp dụng phương pháp tiếp cận này. Thông tin này cho nhà phân tích kỹ thuật biết điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Một biến động 5 sóng kết thúc có nghĩa rằng một phần của sóng lớn hơn đã hình thành và còn có những sóng khác ( trừ khi nó là sóng thứ 5 của một sóng lớn gồm 5 sóng ).

Một trong nguyên tắc quan trọng nhất cần phải ghi nhớ là trong 5 sóng đó không bao giờ xuất hiện một sự hiệu chỉnh. Trong một thị trường giá lên, nếu đợt suy giảm 5 sóng xuất hiện thì nó chỉ là sóng đầu tiên của 3 sóng giảm ( a-b-c ) và còn những sóng giảm khác nữa. Trong một thị tường giá xuống, sự tăng giá ba sóng được tiếp nối bằng sự hồi phục của xu hướng giảm. Sự phục hồi năm sóng cảnh báo một vận động tăng giá quan trọng và có khả năng chỉ là sóng đầu tiên của một xu hướng tăng mới.

Hình 1.3.2.1 Chu kì thị trường hoàn chỉnh theo lý thuyết Elliott.

Các con số 1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144 – không chỉ là con số ngẫu nhiên. Chúng là một phần của dãy số Fibonacci giúp hình thành cơ sở toán học của lý thuyết sóng Elliott.

Sóng 5-3 hình thành như thế nào.

Elliott chưa từng giải thích tại sao thị trường lại hình thành mô hình sóng Elliott 5-3. Ông chỉ đơn giản chỉ ra rằng đây là sự thật và nó xuất hiện trên thị trường. Vậy sóng 5-3 có thật sự là sự bắt buộc ? Đây là điều kiện tối thiểu để cấu thành một con sóng. Sự phân chia nhỏ nhất để tạo một biến động là ít nhất 3 sóng. Nếu chỉ 1 sóng thì nó không thể hiện được sự biến động.

Chức năng của sóng

Mọi sóng đều có một trong hai chức năng sau: tăng tiến hoặc hiệu chỉnh. Đặc biệt, một con sóng có thể đóng vài trò dẫn dắt một con sóng lớn hơn sau đó hoặc nó cũng có thể là sự kết thúc của con sóng trước đó. Cách xác định chức năng của sóng là dựa vào sự tương quan của nó với xu hướng dài hạn. Nếu nó hướng của xu hướng thì được gọi là sóng tăng tiến và đi ngược thì được xem là sóng hiệu chỉnh.

Mô tả ngắn gọn về mỗi sóng

- Sóng 1

Sóng 1 hiếm khi rõ ràng khi hình thành. Khi sóng đầu tiên của đợt thị trường tăng bắt đầu, tin cơ bản gần như là tiêu cực ở toàn cầu. Xu hướng trước đó được xem là vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên giá bắt đầu tăng nhẹ do các nhà đầu tư nhận định giá đang ở mức thấp và là thời điểm thích hợp để mua vào. Khối lượng giao dịch dường như tăng một chút khi giá tăng, nhưng không đủ để cảnh báo các nhà phân tích kỹ thuật.

- Sóng 2

Tại thời điểm này, 1 phần các nhà đầu tư mua vào tin rằng cổ phiếu đã tăng vượt mức giá trị của nó và quyết định chốt lời, điều này khiến các cổ phiếu giảm điểm. Thường là thông tin vĩ mô, vi mô vẫn xấu. Cảm xúc giá giảm nhanh chóng hình thành, và “đám đông” vẫn tin là thị trường vẫn đi xuống. Tuy nhiên,

một số dấu hiệu tích cực xuất hiện: khối lượng giao dịch thấp khi giá đi xuống, giá không giảm thấp hơn 61,8% độ dài của sóng 1.

- Sóng 3

Sóng 3 thông thường là sóng lớn nhất và mạnh nhất trong một xu hướng (sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất). Thông tin tích cực và nhà phân tích cơ bản dự báo tích cực về lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như triển vọng thị trường. Các nhà đầu tư tham gia mạnh vào thị trường, giá nhanh chóng tăng vượt qua đỉnh của sóng 1 cùng với sự gia tăng của khối lượng giao dịch.

- Sóng 4

Sóng 4 thường rõ ràng là sóng điều chỉnh giảm khi các nhà đầu tư đã nhận được 1 tỷ suất sinh lợi như kỳ vọng đồng thời bắt đầu xuất hiện cảm giác lo ngại khi thị trường đã tăng điểm mạnh ở sóng 3 dẫn đến hành vi chốt lời hàng loạt (mặc dù có thể không có thông tin xấu trong giai đoạn này). Sóng 4 thường là sóng phức tạp và khó dự đoán nhất.

- Sóng 5

Sóng 5 là sóng cuối cùng trong xu hướng chính. Tiếp tục là những thông tin tích cực về triển vọng vĩ mô, vi mô. Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường đẩy giá tăng trở lại vượt qua đỉnh của sóng 3. Tuy nhiên sóng 5 thường không tăng mạnh bằng sóng 3 và khối lượng giao dịch thường thấp hơn sóng 3. Vào cuối sóng 5, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phân kỳ của các chỉ báo dao động như Stochastic, MACD,…

Sóng điều chỉnh ABC ( hoặc abc)

Khi sóng đẩy hoàn thành, thị trường sẽ điều chỉnh sau đó và đổi chiều bởi 3 sóng ngược xu hướng chính. Chữ được sử dụng thay cho số để phân biệt giữa sóng đẩy và sóng điều chỉnh. Dưới đây là ví dụ mô hình 3 sóng điều chỉnh.

- Zic zag

Zig zag là mô hình hiệu chỉnh ba sóng, ngược với xu hướng chính, bị tách thành một chuỗi 5-3-5. Thông thường, zig zag sẽ xảy ra 2 lần hoặc nhiều nhất là 3 lần. ( Zig zag đôi và zig zag ba)

Hình 1.3.2.2 Zig Zag tại thị trường đầu cơ giá lên (Bull Market)

- Mặt phẳng

Cách phân biệt được sự hiệu chỉnh mặt phẳng với mô hình zig zag là mặt phẳng luôn thế sau mô hình 3-3-5. Nhìn chung thì hình mặt phẳng cho thấy tín hiệu củng cố hơn là hiệu chỉnh và biểu thị sự vững chắc của thị trường. Chẳng hạn trong những thị trường giá tăng thì sóng B hồi phục lên trên đỉnh của sóng A để khẳng định sự vững chắc của thị trường. Sóng cuối cùng là sóng C kết thúc ngay tại hoặc chỉ ngay dưới đáy sóng A trong khi hình zig zag thì sẽ rơi sâu xuống dưới điểm đó.

Sẽ xuất hiện một dạng khác nữa khi sóng B đạt mức đỉnh của A, nhưng sóng C lại rơi xuống bằng với đáy của A. Hiển nhiên là mô hình này mang ý nghĩa một thị trường tăng giá vững chắc hơn.

Hình 1.3.2.5 Flat tại thị trường đầu cơ giá xuống

- Mô hình tam giác

Tam giác chỉ xuất hiện tại sóng thứ tư và ngay trước vận động cuối cùng theo chiều hướng của xu hướng chính. Vì nguyên nhân này, trong một xu hướng tăng, chúng ta có thể nói rằng tam giác là biểu hiện của cả thị trường đầu cơ giá lên lẫn thị trường đầu cơ giá xuống. Chúng được hiểu là tăng giá khi biểu thị sự hồi phục của xu hướng tăng. Ngược lại, ta hiểu rằng giảm giá nếu chúng thể hiện khả năng đạt đỉnh trong một xu hướng tăng.

Cách diễn giải của Elliott về tam giác tương tự như cách giải thích truyền thống trước đó, nhưng có độ chính xác cao hơn. Tam giác thường là mô hình tiếp diễn. Tam giác của Elliot là một mô hình củng cố không rõ xu hướng, có 5 sóng trong đó mỗi sóng gồm 3 sóng nhỏ. Elliot chia thành 4 loại tam giác khác nhau: tăng, giảm, đối xứng và mở rộng.

Lý thuyết sóng Elliot cũng cho rằng sóng thứ năm và sóng cuối cùng trong tam giác đôi khi lại phá vỡ đường xu hướng chính của nó, tạo ra một tín hiệu nguỵ tạo trước khi thực sự bắt đầu một cú phá vỡ theo hướng ban đầu.

Một phần của tài liệu Lý thuyết sóng Elliott và kiểm chứng hiệu quả đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w