0
Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Tình hình giao dịch trênTTCK Việt Nam giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT VÀ KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 55 -65 )

- Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai phần tử và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử luôn bằng tổng ha

2.1.1 Tình hình giao dịch trênTTCK Việt Nam giai đoạn 2010-

Giai đoạn 2010-2014 đã cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi sau khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng GDP dần ổn định qua các năm. Đặc biệt năm 2014, GDP tăng 5,98% so với năm 2013, vượt mục tiêu 5,8% của Quốc hội và dự báo của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì lạm phát đang có xu hướng được kiểm soát và giảm qua các năm. Năm 2014 mức lạm phát chỉ tăng 1,84%. Tỷ giá và lãi suất được điều hành ổn định theo đúng cam kết của Ngân hàng Nhà nước, củng cố niềm tin của người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Cùng với đó là chuỗi xuất siêu 3 năm liên tiếp, với mức xuất siêu tương đối cao ( 2012 là 280 triệu USD, 2013 là 863 triệu, 2014 là 2 tỷ USD)

Theo cùng nhịp điệu của nền kinh tế, TTCK Việt Nam cũng đã có những thành tựu đáng kể. Thị trường chứng khoán đã và đang trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, góp phần tích cực vào tái cơ cấu và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, qua đó thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Quy mô và phạm vi của thị trường đang từng ngày lớn mạnh, đến nay đã có gần 700 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và 147 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCom, tăng 140 lần so với năm 2000. Mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu đạt khoảng 52 tỷ USD, chiếm 32% GDP, giá trị niêm yết trái phiếu chiếm gần 17% GDP.

2.1.1.1 Các chỉ số chính trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2014 Tên chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 HOSE KLGD BQ/ngày ( triệu cổ phiếu) 11849 8360 14082 16210 30501 GTGD QB/ngày ( tỷ VND) 380686 161215 219708 265806 536462 HNX KLGD BQ/phiên ( triệu cổ phiếu) 34,6 32 48,2 50,12 68,75 GTGD BQ/ phiên ( tỷ VND) 967,4 385,9 438,4 392,6 807,8 VnIndex 484,7 351,6 399,7 504,63 545,6 HNX index 114,2 58,7 55 67,83 82,98 SL DNNY (HOSE) 275 301 307 301 305 SL DNNY (HNX) 367 393 396 377 367 Vốn hóa HOSE ( nghìn tỷ VND) 591,32 1 453,78 4 678,40 3 842,10 5 986,258 Vốn hóa HNX ( nghìn tỷ VND) 131,8 83,7 86,5 106,9 126,017

Giá trị niêm yết theo

mệnh giá 65 79,4 85,5 87,5 93,2

(Ủy Ban chứng khoán nhà nước)

Bảng 02: Các chỉ số chính trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2014

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

1 Số lượng CTCK 105 105 105 105 85

3 Số lượng CTQLQ 47 47 47 49 43

4 Số lượng Quỹ 22 25 22 18 26

5 Số lượng tài khoản (1000 tài khoản) 1056 1156 1240 1400 1390

6 Số lượng Chứng khoán niêm yết 1319 1211 1223 1232 1240

+ Cổ phiếu 644 694 689 713 671

+ Chứng chỉ quỹ 5 5 6 2 2

+ Trái phiếu 670 512 528 517 567

Bảng 03: Các chỉ tiêu khác

Biểu đồ 1: Giá trị vốn hóa thị trường giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 3: Khối lượng và giá trị giao dịch bình quân trên HNX

Biểu đồ 4: Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên 2 SGD

Biểu đồ 5: Diễn biến phát triển thị trường Upcom

2.1.1.2 Tình hình biến động chung của thị trường giai đoạn 2010 - 2014

Biểu đồ 6: Diễn biến VNIndex giai đoạn 2010 - 2014

Năm 2010:

Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán thế giới lao đao khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc và tình trạng trì trệ của kinh tế Mỹ.Trong khi kinh tế Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định thì chứng khoán Việt Nam có phần “lạc nhịp” so với thế giới và các nước trong khu vực. Thị trường chứng khoán đã phản ánh các khó khăn mang tính cơ cấu như lạm phát cao, thâm hụt thương mại, áp lực tỷ giá… Kết thúc năm 2010, chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm lần lượt 2.0% và 32.1% so với cuối năm 2009. Tuy nhiên, mức sụt giảm của nhiều cổ phiếu ở mức cao gấp nhiều lần so với hai chỉ số, từ 50 – 60%.

Thông tư 13/2010/TT-NHNN Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD:

Thông tư này sẽ có hiệu lực từ 01/10/2010. Tính tích cực được thể hiện ở chỗ: một mặt, dần dần hoàn thiện các tỷ lệ an toàn của NHTM theo thông lệ quốc tế. Mặt khác, đảm bảo vai trò quản lý của NHNN. Tuy nhiên, lộ trình thực

hiện các quy định của thông tư này đồng thời với quá trình tăng vốn lên 3000 tỷ đồng đang tạo ra những khó khăn nhất định cho các NHTM cũng như tác động đến tâm lý đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Thông tư 13 là một thông tư dài và nhiều nội dung, chủ yếu liên quan tới Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Trong đó, có một số nét chính:

• Nâng hệ số an toàn vốn CAR từ 8% lên 9%

• Tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động (Đáng chú ý vốn huy động theo quy định mới này sẽ không còn bao gồm: Vốn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, vốn tự có của NHTM, vốn đầu tư của tổ chức)

Đây là một chủ trương đúng đắn trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống NHTM nói riêng và hệ thống tài chính tiền tệ nói chung theo tiêu chuẩn quốc tế. Lộ trình chuẩn bị thực hiện cũng là một lộ trình tương đối dài. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc thực hiện quy định của Thông tư 13 sẽ gây nên những tác động theo chiều hướng không thuận lợi trong ngắn hạn:

- Là một trong những nguyên nhân chính cản đà giảm của lãi suất

- Khó khăn cho việc tăng khả năng tạo tiền

- Có khả năng gây những tác động không tích cực đến khả năng hồi phục của thị

trường chứng khoán

Khó khăn trong việc hạ lãi suất và sự ngặt nghèo hơn trong quy định hoạt động của NHTM dẫn đến nguồn tiền và tính đột phá của thị trường chứng khoán trở nên rất khó khăn, tình trạng khó khăn có thể kéo dài đến giữa quý IV/2010

Khoảng nửa đầu năm: trước chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng cao thị trường lao dốc về mốc 386.36 điểm vào ngày 25/05/2011, mức thấp nhất kể từ đáy năm 2009. Trong gần 4 tháng, chỉ số VN-Index đã mất 26% so với mức đỉnh thiết lập vào ngày 9/02/2011. Ngoài ra, sự sụt giảm của thị trường bị ảnh hưởng bởi những thông tin không mấy tích cực khi chỉ số CPI luôn có mức tăng cao; việc điều chỉnh tăng giá các mặt hàng thiết yếu như điện và xăng dầu càng khiến vấn đề CPI thêm trầm trọng.

Sau khi hồi phục qua 6 phiên liên tiếp thị thị trường đón nhận nhiều thông tin vĩ mô tích cực như CPI giảm tốc, thị trường trái phiếu phát đi những tín hiệu lạc quan và khả năng lãi suất được kéo giảm xuống, Bộ Tài chính trình phương án giãn và miễn giảm thuế... Áp lực điều chỉnh thị trường do bị ảnh hưởng của nhóm Large Cap cùng với những e ngại về triển vọng kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, sự co hẹp của tín dụng chứng khoán... Bên mua chùn tay và thị trường sụt giảm trở lại về mức 383.92 điểm vào ngày 12/08/2011. Chứng khoán Việt Nam trong những ngày đầu tháng 8 cũng chịu tác động tâm lý không nhỏ từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu ngày một diễn biến phức tạp hơn.

Đã có những động thái thúc đẩy thị trường từ phía cơ quan quản lý như ban hành Thông tư 74 về việc cho phép hoạt động margin, mua bán cổ phiếu trong phiên, ban hành thông tư về quỹ mở…Tuy nhiên tất cả những cố gắng đó không thể kéo dòng tiền về TTCK khi tín dụng vẫn đang bị thắt chặt.

TTCK giảm mạnh khiến không chỉ các CTCK lâm vào cảnh thua lỗ nặng nề mà bản thân các doanh nghiệp niêm yết cũng mất đi một kênh huy động vốn.

Thông tư số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ký ban hành ngày 1/6/2011, có 5 nội dung mới và có hiệu lực từ ngày 1/8/2011.

Điểm mới đầu tiên là việc cho phép mỗi nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau, thay vì quy định hiện nay chỉ cho phép mở một tài khoản ở một công ty chứng khoán.

Điểm thứ hai là cho phép nhà đầu tư mua và bán cùng một loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch và vẫn phải đảm bảo giao dịch là tài sản thực (đứng tên sở hữu). Việc cho phép mua, bán chứng khoán trong một ngày theo quy định mới là cho phép nhà đầu tư mua, bán cùng một loại chứng khoán nhưng trên nguyên tắc bán số chứng khoán trên tài khoản hiện có của mình chứ không phải là cho phép bán chứng khoán vừa mua được trong ngày giao dịch. Đồng thời, nhà đầu tư không được rao lệnh mua - bán cùng lúc và chỉ được thực hiện lệnh mua/bán khi lệnh bán/mua trước đã hoàn tất

Điểm mới thứ ba được đề cập đến là tài khoản giao dịch ủy quyền, cho phép cá nhân ủy quyền cho công ty chứng khoán, mà không được ủy quyền cho nhân viên môi giới.

Điểm thứ tư, cho phép tổ chức niêm yết được mua lại cổ phiếu lô lẻ để làm cổ phiếu quỹ và số cổ phiếu này không bị ràng buộc nắm giữ trong vòng 6 tháng như hiện nay.

Điểm mới quan trọng thứ năm là chính thức cho phép thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ (margin) và giao dịch. Riêng đối với quy định này, Bộ Tài chính giao cho Ủy ban Chứng khoán có hướng dẫn chi tiết như: tỷ lệ ký quỹ, thủ tục ký quỹ, chứng khoán nào được chọn để ký quỹ. Theo quy định mới, nhà đầu tư phải mở một tài khoản riêng về giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán.

Tuy nhiên, điều mà thị trường mong đợi nhiều nhất khi nới lỏng quy định giao dịch là cho nhà đầu tư được bán chứng khoán đã mua vào ngày T+2, đã không được đề cập đến trong thông tư này.

Năm 2012:

2 tháng đầu năm 2012, thị trường chứng khoán tăng với tốc độ và khối lượng nhỏ từ tháng 3 đến tháng 5, đà tăng được củng cố bằng hàng loạt các thông tin vĩ mô. CPI được kiểm soát tốt về mức một con số so với đỉnh 23% của tháng 8/2011; các mức lãi suất điều hành liên tiếp được điều chỉnh giảm trong 2 quý đầu năm, … Thị trường đã có một nhịp tăng trưởng mạnh hơn 48% trong 5 tháng đầu năm, VN-Index đạt đỉnh tại 488,07 điểm ngày 8/5/2012. Tuy nhiên về

nửa cuối năm 2012, khi thông tin tốt đã được phản ánh vào giá, thị trường lại quay trở lại trạng thái giảm điểm cùng với thanh khoản suy giảm mạnh.

Thị trường chứng khoán phản ứng mạnh chưa từng có tiền lệ với việc bắt giữ một số cá nhân Vào cuối tháng 8, thông tin ông Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) bị bắt và khởi tố vì tội kinh doanh trái phép đã làm rung động giới tài chính chứng khoán. Thị trường đã phản ứng một cách chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hơn 10 năm hoạt động. Chỉ số VN-Index giảm gần hết biên độ 4,67%, chỉ số HNX-Index giảm 5,24%. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường giảm 920 triệu USD so với ngày hôm trước. Sau 3 ngày kể từ ngày bầu Kiên bị bắt tức 21/8/2012, thị trường mất 5,6 tỷ USD

Năm 2013:

Thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhờ sự dẫn dắt của nhóm cố phiếu blue-chips. Năm 2013 đánh dấu lần đầu tiên sau 3 năm bị lãng quên, cổ phiếu blue-chips trở lại vị thế dẫn dắt thị trường, đặc biệt trong quý III và quý IV. Theo thống kê của MSBS, VN-Index tăng gần 22% và HNX-Index tăng xấp xỉ 19% trong năm 2013. Ủy ban chứng khoán cũng cho biết mức vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 964.000 tỷ đồng, tăng 199.000 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương 31% GDP. Thanh khoản thị trường cũng ghi nhận những bước tiến đáng kể, đặc biệt nhiều phiên giao dịch bùng nổ trong giai đoạn cuối năm. Điểm quan trọng là dòng tiền không rời bỏ thị trường bất chấp có những thời điểm chứng khoán tăng vọt. Đó là niềm tin đã trở lại. Niềm tin mà nhà đầu tư chứng khoán đã mất kể từ năm 2011

Năm 2014:

Là năm thị trường chứng khoán chịu nhiều các tác động từ những yếu tố bên ngoài, mà tiêu biểu nhất là sự kiện biển Đông và những đột biến của giá dầu thế giới.

Thị trường lần đầu tiên phải đối diện với những rủi ro như vậy. "Sự kiện biển Đông" bắt đầu tác động đến thị trường từ cuối tháng 4, đúng vào giai đoạn điều chỉnh sau chu kỳ tăng trưởng tốt 3 tháng đầu năm. Chỉ trong vòng 7 phiên,

VN-Index đã sụt giảm hơn 11%, rơi xuống mức thấp nhất 508,51 điểm, HNX- Index giảm hơn 13%, còn 68,74 điểm.

Đây là những phiên sụt giảm liên tục cấp kỳ mạnh nhất kể từ tháng 8/2012.

Sự kiện giá dầu thế giới giảm chủ yếu tác động đến thị trường thông qua quá trình định giá lại triển vọng của các cổ phiếu dầu khí và ảnh hưởng từ quy mô vốn hóa rất lớn của các cổ phiếu này. VN-Index chỉ trong 15 phiên cuối tháng 11 và đầu tháng 12 đã sụt giảm 27,8% và HNX-Index sụt giảm 6,7%, trong đó những cổ phiếu tiêu biểu như GAS sụt giảm tới 30,4%, PVD giảm 27,8%, PVS giảm 32,6%...

Ngày 20/11/2014, Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36) quy định giới hạn cho vay và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong đó các quy định sẽ khắt khe hơn bắt buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ, có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.

Nội dung chính của Thông tư 36 là làm minh bạch dòng tiền chảy vào chứng khoán và gỡ vướng trong các xử lý về sở hữu chéo. Những quy định tác động trực tiếp lên thị trường chứng khoán bao gồm: Giới hạn cho vay 5% vốn điều lệ đối với đầu tư kinh doanh chứng khoán; Điều kiện cho vay phải đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3% cùng các quy định liên chặt chẽ quan đến cho vay công ty con, công ty liên kết, người có liên quan…

Đối với thị trường cổ phiếu, trước khi Thông tư 36 được bạn hành, tâm lý của thị trường đã bị ảnh hưởng. Điều 14 Thông tư 36 quy định, tín dụng cho vay đầu tư cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ của TCTD (giảm từ mức 20% vốn điều lệ cho vay đầu tư chứng khoán trước đó). Ngoài ra, TCTD chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán khi đáp ứng được đầy đủ các tỷ lệ an toàn hoạt động và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

Hiện tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống ngân hàng là 435.243 tỷ đồng. Nếu loại trừ 86.636 tỷ đồng vốn điều lệ của các ngân hàng nước ngoài, vốn lâu

nay không tham gia vào thị trường cho vay chứng khoán, thì tổng vốn điều lệ của các ngân hàng cho vay đầu tư chứng khoán là 348.607 tỷ đồng. Theo thông tư mới, những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% không được tham gia cho vay chứng khoán (ước tính vốn điều lệ của các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% khoảng 86.449 tỷ đồng), thì 5% vốn điều lệ của các ngân hàng đủ tiêu chuẩn để cho vay đầu tư chứng khoán đạt khoảng 13.108 tỷ đồng, giảm 81% so với giá trị trước đây (tối đa là 20% vốn điều lệ, tương đương khoảng 69.721 tỷ đồng).

Số ngân hàng có nợ xấu trên 3% dự kiến còn tăng lên từ đầu năm 2015 sau khi Thông tư 02/2013 và Thông tư 09/2014 của NHNN có hiệu lực, sẽ tiếp tục khiến lượng vốn có thể cho vay chứng khoán suy giảm. Thị trường vì vậy đã

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOTT VÀ KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 55 -65 )

×