Trước đây, hệ đo độ rộng xung laser có cấu hình tương tự đã được xây dựng thành công tại Viện Vật lý để đo xung màu 500 fs, tần số lặp lại 10 Hz. Hệ đo này phải sử dụng các bộ khuếch đại tích phân và các bộ
ghép nối máy tính khá phức tạp. Hiện nay, chúng tôi đã phát triển hệ đo độ rộng xung với việc thu tín hiệu bằng photodiode (đáp ứng thời gian chậm) và sửdụng card âm thanh của máy tính như bộchuyển đổi tương tự
- sốvà hiển thịkết quảtrên máy tính.
Sau khi được phát triển, cấu hình của hệ đo gồm các bộ phận chính
như sau:
Hình 3.2. Sơ đồ cấu hình hệ tự tương quan sử dụng bộ dịch chuyển tịnh tiến
(4) (1) (2) (5) (6) (8) (9) (10) (11) (7) (3) (4)
Hình 3.3: Phát triển hệ đo xung quang học cực ngắn dựa trên bộ dịch
chuyển tịnh tiến
(1): Gương chia chùm, phản xạ 50% với bức xạ bước sóng 1064 nm dùng để tách chùm tia tới thành hai chùm giống hệt nhau truyền theo hai
kênh khác nhau.
(2): Gương phản xạ 100% với bức xạ có bước sóng 1064 nm, đặt
trên bộ dịch chuyển phản xạ chùm tia trên kênh làm trễ. Bộ dịch chuyển
sử dụng motor Monoch M25 của Pháp. Tốc độ dịch chuyển của motor có
thể thay đổi trong khoảng 0,1 mm/phút tới 10 mm/phút thông qua điều
khiển hộp số, với khoảng cách 1 mm/vòng, khoảng cách dịch chuyển tối đo là 10cm.
(3): Gương phản xạ 100% (45 độ) với bức xạ có bước sóng 1064 nm để điều chỉnh hướng truyền của chùm tia.
(4): Gương phản xạ 100% bức xạ có bước sóng 1064 nm để phản xạ
chùm tia trên kênh cố định.
(5): Thấu kính hội tụ để hội tụ cả hai chùm tia vào tinh thể phi tuyến.
(6):Tinh thể phi tuyến KDP để phát họa ba bậc hai.
(7): Phim lọc hồng ngoại dùng để loại bỏ chùm tia 1064 nm.
(8): Gương phản xạ 100% (45 độ) bức xạ có bước sóng 532 nm dùng
để phản xạ chùm tia sau khi đi qua tinh thể phi tuyến.
(9): Thấu kính hội tụ dùng để hội tụ chùn laser vào photodiode.
(10): Photodiode dùng để thu tín hiệu phát ra từ tinh thể phi tuyến.
(11): Máy vi tính sử dụng card PLC để điều khiển motor, hiển thị vết
tự tương quan.