Việc tách xung đồng hồ quang học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phát triển hệ đo xung quang học cực ngắn (Trang 27 - 28)

Các xung ánh sáng trong mạng quang học [14] được cách nhau đều đặn vào thời điểm khi chúng rời khỏi bộ điều chế nguồn. Tuy nhiên sau một hành trình của nó qua hàng trăm thậm chí hàng nghìn kilomet, các hiệuứng tán sắc của sợi quang có thể làm mất khoảng thời gian hoàn hảo này như mô tả trong hình 1.5.

Điều này trở thành một vấn đề tại bộ nhận cuối, nơi có yêu cầu để phân tích dữ

liệu đến nhờ việc biết quyết định tại điểm đó tín hiệu nhận được là “1” hoặc “0”.

Sự khôi phục tín hiệu đồng hồ tại thiết bị nhận cuối đóng vai trò quan trọng trong việc rút thông tin định thời từ dữ liệu vào đểtách dữ liệu ra. Các hệ thống khôi phục tín hiệu đồng hồ hiện nay dựa vào điện tử. Điều này càng ngày càng khó thực hiện khi tốc độ bít quang học tăng với tốc độ nhanh hơn sự phát triển

của điện tử. Bất kỳsự nâng cấp tốc độbít của hệ thống cũng yêu cầu các mạch điện tử mới

để đặt vào nơi cung cấp tín hiệu khôi phục

đồng hồvới tốc độmới.

Khả năng khôi phục lại thông tin định thời từ tín hiệu quang học mà không cần bất kỳsự chuyển đổi nào trong lĩnh vực điện tửlà mục đích của việc khôi phục tín hiệu đồng hồ

bằng quang học. Điều này loại bỏ nhiều sự

phức tạp của điện tử học và có thể cung cấp tính linh hoạt về tốc độ bít mà một hệ thống cần nâng cấp.

Các laser xung có thể được sử dụng để đồng bộ tín hiệu xung clock trong luồng dữ liệu và lối ra của chúng có thể sử dụng như tín hiệu định thời. Các

phương pháp tạo xung ngắn khác cũng có thể được sử dụng để thực hiện khôi phục tín hiệu clock qua sợi quang trong đó có laser bán dẫn mode-locking. Hiện nay laser bán dẫn mode-locking đã được sử dụng đểtách tín hiệu xung clock từ

tín hiệu OTDM40 Gb/s đểtạo thành các tín hiệu có tốc độ10GHz.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và phát triển hệ đo xung quang học cực ngắn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)