8. Cấu trúc luận văn
3.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp
Việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần dựa trên các nguyên tắc sau đây:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu.
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề tỉnh Vĩnh Long, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển nghề nghiệp, của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, gắn chất lượng đội ngũ giáo viên với đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải tác động lên toàn bộ quá trình quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ giáo viên, đồng thời phải tác động lên cả hệ thống chính sách cũng như những điều kiện và môi trường đảm bảo cho hoạt động giảng dạy và sáng tạo của giáo viên.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp nghề tỉnh Vĩnh Long.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, của trường và yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Vĩnh Long.
3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Vĩnh Long.
3.2.1.1. Ý nghĩa, mục tiêu.
Đảng định ra đường lối, chính sách đối với giáo viên quyết định bố trí, quản lý đội ngũ giáo viên. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, giáo viên, chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên thông qua đường lối, chủ trương, chính sách, thông qua đội ngũ đảng viên và các tổ chức Đảng, Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ, giáo viên, đảm bảo cho công tác giáo viên được thực hiện nghiêm minh, đúng hướng.
Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc làm cho đội ngũ giáo viên nhà trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh về chất lượng, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát triển chung, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
3.2.1.2. Yêu cầu và cách thức thực hiện
a. Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 34/CT/TW của Bộ chính trị về củng cố, xây dựng tổ chức Đảng trong các nhà trường và phát triển Đảng viên trong đội ngũ giáo viên. Làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch giáo viên dự nguồn.
b. Nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành của tổ chức Đảng trong việc xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp với chính quyền, đoàn thể, trển cơ sở hoạt động thống nhất, dân chủ, định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của
mỗi tổ chức, nhất là trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên, công tác dựng Đảng.
c. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý giáo viên, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm. Cấp bố trí, sử dụng cán bộ đồng thời là cấp đánh giá và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên. Việc bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật giáo viên của quan thuộc diện cấp ủy xem xét, quyết định. Cấp ủy, ủy viên và thủ trưởng quản lý giáo viên phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy và thủ trưởng cấp trên về giáo viên thuộc quyền quản lý của mình.
Chi bộ, Đảng bộ có trách nhiệm quản lý giáo viên Đảng viên, nhất là về ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật, phẩm chất đạo đức lối sống và quan hệ với quần chúng.
d. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, đặc biệt là việc bổ nhiệm, luân chuyển giáo viên, đặt thành chế độ, nề nếp khi chuẩn bị nhân sự để bổ nhiệm, luân chuyển, phải có sự thẩm định, kiểm tra của Ủy ban kiểm tra các cấp.
đ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường trung cấp Vĩnh Long còn bao hàm cả nội dung bảo vệ giáo viên. Trong điều kiện đất nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách thực hiện “diễn biến hòa bình” mua chuộc lôi kéo... Môi trường xã hội rất phức tạp khiến cho một số giáo viên, Đảng viên bị những lợi ích vật chất và các cám dỗ khác làm cho tha hóa. Vì vậy, phải có biện pháp thường xuyên bảo vệ giáo viên.
Bảo vệ giáo viên còn bao gồm cả việc bảo vệ những giáo viên tốt bị những phần tử, bộ phận xấu vu cáo, trù lập, loại trừ..., vì lợi ích cá nhân và phe cánh. Muốn vậy, các tổ chức Đảng phải luôn được chỉnh đốn và đổi mới,
nêu cao đấu tranh tự phê bình và phê bình, khắc phục những biểu hiện như xa rời quần chúng, quan liêu, khoe khoang, tự cao, tự đại, hẹp hòi... luôn phấn đấu đạt và giữ vững là những tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh.
e. Tiếp tục chỉ đạo và gương mẫu thực hiện phong trào thi đua “hai tốt”, cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.
f. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và vận động, tập hợp được sự tham gia của toàn xã hội vào việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung, đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề Vĩnh Long nói riêng theo tinh thần chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng.
g. Có những ý kiến tham mưu, đề xuất kịp thời nhằm góp phần kiện toàn bộ máy tổ chức Đảng, xây dựng, quản lý, bảo vệ tốt đội ngũ cán bộ cũng là một trong những biện pháp tốt nhất để góp phần đảm bảo việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Vĩnh Long.
Như vậy, Giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao nhân thức về trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong bối cảnh hội nhập hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường. Đội ngũ giáo viên có nhận thức đúng về chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước thì quá trình công tác, giáo dục học sinh mới đem lại hiệu quả thiết thực.
3.2.2. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề Vĩnh Long.
3.2.2.1. Ý nghĩa, mục tiêu
Một trong những nội dung quan trọng của chiến lược giáo viên là phải tạo được nguồn giáo viên, tức là phải xây dựng quy hoạch giáo viên. Quy
hoạch giáo viên là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là người quản lý đứng đầu trên cơ sở dự báo nhu cầu giáo viên nhằm đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định:" Quy hoạch đội ngũ giáo viên là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài"(10,tr82). Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ ba BCH TW Đảng khoá VIII, Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu rõ:" Một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược giáo viên là phải tạo được nguồn giáo viên, xây dựng được quy hoạch giáo viên và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ"(10,tr28). Qua đó ta thấy rõ ý nghĩa lớn lao của giải pháp này (giải pháp về công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên của trường trung cấp nghề Vĩnh Long). Cụ thể hơn: Quy hoạch giáo viên là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ, giáo viên đi vào nề nếp thực hiện theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn công tác giáo viên. Vấn đề quy hoạch giáo viên là sự chuẩn bị định hướng về đào tạo và sử dụng giáo viên kế cận, đồng thời lực lượng kế cận được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần và nghiệp vụ quản lý, tạo điều kiện cho việc quản lý sau này được thuận lợi và không thiếu hụt về kiến thức quản lý.
Quy hoạch đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Vĩnh Long là nội dung trọng yếu và là quá trình thực hiện các chủ trương, biện pháp giúp cấp uỷ và cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền xây dựng đội ngũ giáo viên trường trung cấp cấp nghề thuộc phạm vi phân cấp quản lý. Mặt khác, quy hoạch đội ngũ giáo viên trường trung cấp Vĩnh Long có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ; đồng thời tạo được thế chủ động
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp của ngành giáo dục và đào tạo nói chung và của tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
3.2.1.2. Nội dung
Xây dựng và hoàn thiện đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Vĩnh Long, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hoá về trình độ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ giáo viên của Trường trung cấp nghề Vĩnh Long nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ của trường trung cấp nghề Vĩnh Long nói riêng, mục tiêu chiến lược của ngành GD&ĐT nói chung.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
a. Thiết lập kế hoạch quản lý về việc xây dựng quy hoạch mới
- Trên cơ sở các chủ trương chính sách cán bộ của Đảng, của Nhà nước và của Bộ; trên cơ sở về quy mô phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở quy hoạch giáo viên của nhà trường, trên cơ sở nhu cầu về giáo viên trường trung cấp nghề Vĩnh Long trước mắt và trong cả giai đoạn; đưa ra được mục tiêu mới về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của Nhà trường.
- Dự kiến nguồn nhân lực để thực hiện việc các khâu từ đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên đến việc xác định nhu cầu và yêu cầu về đội ngũ giáo viên, việc bổ sung quy hoạch, duyệt quy hoạch mới (quy hoạch bổ sung) và thực hiện quy hoạch mới; có nghĩa là xác định được nhân lực cho việc xây dựng quy hoạch mới và chuẩn bị các điều kiện khác về nhân lực để thực hiện có hiệu quả quy hoạch mới.
- Dự kiến các nguồn lực vật chất để thực hiện việc xây dựng quy hoạch mới và thực hiện quy hoạch mới.
- Dự kiến thời gian thực hiện việc xây dựng và thực hiện nội dung của bản quy hoạch mới.
- Dự kiến các con đường và biện pháp thực hiện việc xây dựng và thực hiện quy hoạch mới.
b. Tổ chức việc thực hiện kế hoạch
- Phân bổ nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) cho việc xây dựng quy hoạch mới: Thiết lập một nhóm nhân lực thực hiện việc xây dựng quy hoạch, giao cho nhóm đó các điều kiện về vật chất kỹ thuật cần thiết để họ làm quy hoạch mới và thực hiện quy hoạch mới.
- Xây dựng các chức năng, nhiệm vụ và cơ chế làm việc của nhóm xây dựng và thực hiện quy hoạch mới; đồng thời giao cho nhóm đó các nhiệm vụ xây dựng một bản quy hoạch mới về thực hiện quy hoạch đó; trong đó có các nội dung chủ yếu sau:
+ Căn cứ xây dựng quy hoạch.
+ Dự báo về đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Vĩnh Long: Nhu cầu về số lượng, cơ cấu trình độ, phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển KT-XH và phát triển giáo dục nghề nghiệp của nhà trường trong từng giai đoạn cụ thể.
+ Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Vĩnh Long về số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất và năng lực, sự phân bổ và bố trí.
+ Thiết lập kế hoạch mang tính chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng (nguồn, bố trí, điều động, đề bạt, nghỉ chế độ, …) đội ngũ giáo viên Trường trung cấp cấp nghề Vĩnh Long.
+ Dự kiến các điều kiện thực hiện kế hoạch về nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) để thực hiện kế hoạch.
+ Chỉ ra các phương án và các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Vĩnh Long.
+ Bảo vệ quy hoạch trước hội đồng duyệt quy hoạch của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long.
c. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch
- Hướng dẫn cho nhóm và cá nhân trong nhóm xây dựng quy hoạch mới về các công việc cụ thể.
- Động viên, khuyến khích các cá nhân có liên quan đến việc bổ sung và thực hiện quy hoạch làm việc có hiệu quả.
- Giám sát các hoạt động nói chung và các công việc của nhóm xây dựng quy hoạch mới.
- Uốn nắn trực tiếp các công việc của nhóm và của mỗi cá nhân trong nhóm để giảm bớt những sai lệch xuất hiện trong khi thực hiện công việc của họ.
- Triển khai việc thực hiện quy hoạch mới theo đúng kế hoạch và tiến độ, đúng các phương án, giải pháp dự kiến nhằm thực hiện cho được mục tiêu đặt ra trong quy hoạch mới về xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Vĩnh Long.
d. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
- Định ra các chuẩn mực đánh giá công việc của nhóm người được giao nhiệm vụ xây dựng quy hoạch mới, cũng như đội ngũ nhân lực tổ chức thực hiện quy hoạch mới.
- So sánh kết quả công việc của nhóm với chuẩn mực đã có.
- Có các quyết định quản lý nhằm phát huy các thành tích, điều chỉnh các lệch lạc và xử lý những sai phạm nếu thấy cần thiết.
3.2.3. Chú trọng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luânchuyển đội ngũ giáo viên Trường trung cấp nghề Vĩnh Long.
3.2.3.1 Ý nghĩa, mục tiêu
- Làm cho các việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển giáo viên của nhà trường thực sự có những đổi mới về tư duy và phương thức thực hiện và nhằm làm cho các công việc đó thực sự đi vào nề nếp, đúng các yêu cầu đổi mới công tác quản lý cán bộ của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
- Đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên của Trường trung cấp nghề Vĩnh Long nói riêng là người có vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường. Việc lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển hợp lý sẽ có tác động không những đối với từng giáo viên mà còn có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của mọi giáo viên, nhân viên và học sinh trong Trường trung cấp nghề Vĩnh Long. Có thể nói chất lượng và hiệu quả công việc lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển giáo viên sẽ tạo nên được chất lượng của đội ngũ và từ đó sẽ gián tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quả quản lý tại Trường trung cấp nghề Vĩnh Long. Mặt khác, phải đổi mới được hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động công tác đội ngũ giáo viên Trường trung cấp Vĩnh