Nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung cấp nghề tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.6. nghĩa của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi Nhà trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, yêu cầu của việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao càng cấp thiết hơn bao giờ hết thì vai trò của người thầy càng hết sức quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, công tác quản lý đội ngũ giáo viên phải được tăng cường. Tại kết luận hội nghị TW VI (Khoá IX) cũng đã khẳng định:"Giáo viên (nhà giáo) và cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt thực hiện chất lượng và hiệu quả giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu. Bởi vậy, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ

quản lý về mọi mặt, đặc biệt phải chú trọng đúng mức việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của đội ngũ cán bộ này.

Công tác quản lý cán bộ nói chung, quản lý đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng đến sự thành bại của việc phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục.

Nhìn lại chặng đường mấy chục năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu cơ bản trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, trong đào tạo, xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên còn nhiều yếu kém; một bộ phận khá lúng túng về phương pháp dạy học, giáo dục; Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa thừa, vừa mất cân đối về cơ cấu. Do vậy, Hội nghị TW VI (khoá IX) đã chủ trương có một chương trình về :"Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD một cách toàn diện" nhằm đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ số lượng, cân đối cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kì mới.

Chính vì giáo viên Trường Trung cấp nghề tỉnh Vĩnh Long có những nét đặc thù nên trong việc quản lý, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ này cũng cần có phương pháp, biện pháp, cách thức phù hợp, tránh máy móc, cứng nhắc mà cần khéo léo, linh động, mền dẽo, tinh tế và hết sức nhạy cảm.

Kết luận chương 1

Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục - Đào tạo có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục nghề nghiệp (bao gồm Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Để đẩy mạnh phát triển giáo dục – Đào tạo nghề nghiệp nói chung, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tay nghề nói riêng thì một trong những yếu tố có ý nghĩa

quyết định, đó là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, giáo viên Trung cấp nghề nói riêng là vấn đề then chốt, đột phá nhằm phát triển GD - ĐT trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước hiện nay.

Trong chương 1, đề tài đã hệ thống cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung. Thông qua một số khái niệm về giáo viên; đội ngũ, đội ngũ giáo viên; giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; chất lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo cơ sở cho việc đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên ở Trường Trung cấp nghề tỉnh Vĩnh Long. Căn cứ những cơ sở lý luận được hệ thống ở chương này và các tiêu chí về trình độ năng lực chuyên môn đối với giáo viên, đề tài đã phân tích, đánh giá vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên ở Trường Trung cấp nghề tỉnh Vĩnh Long nói riêng, từ đó đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên ở Trường Trung cấp nghề tỉnh Vĩnh Long sẽ được trình bày ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ TỈNH VĨNH LONG

2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư

Vĩnh Long là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc, và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Tây Nam, nằm giữa 2 nhánh sông lớn của dòng Cửu Long, và là tỉnh nằm giữa điểm giao nhau của 2 trục hành lang kinh tế đô thị quan trọng là sông Tiền và sông Hậu (trục hành lang kinh tế Đông - Tây) và quốc lộ 91 (tuyến Nam sông Hậu).

Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; phía Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ; cùng với các tuyến quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, các tuyến đường cao tốc nối Vĩnh Long với các địa bàn phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, đã tạo cho tỉnh Vĩnh Long điều kiện thông thương dễ dàng với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mà trước hết gắn kết với thành phố Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh.

Toàn tỉnh có 08 đơn vị hành chính, gồm: 06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố (thành phố Vĩnh Long, Thị xã Bình Minh, huyện Long Hồ, huyện Mang Thít, huyện Vũng Liêm, huyện Tam Bình, huyện Trà Ôn, huyện Bình Tân), có 109 đơn vị xã, phường, thị trấn.

Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.504,9 km2 (Trong đó: diện tích đất nông nghiệp chiếm 78,15%; diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 21,82%) bằng 0,45% diện tích cả nước.

Dân số của tỉnh là 1.028.550 người, bằng 1,17% dân số cả nước. Mật độ dân số của tỉnh 683 người/km2. Mật độ dân số của tỉnh thuộc loại khá cao trong khu vực, đứng hàng thứ 2 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long; gấp 1,6 lần mật độ dân số khu vực đồng bằng sông Cửu Long (428 người/km2) và gấp 2,58 lần mật độ dân số cả nước (265 người/km2).

2.1.2. Tình hình kinh tế - Xã hội.

Năm 2013, tình hình kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 24.931,197 tỷ đồng, tăng 6,2% so năm 2012 và tăng đều trên cả 3 khu vực: Nông - lâm - thủy sản tăng 1,27%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,11%, dịch vụ tăng 7,05%. Tăng trưởng kinh tế đạt thấp so với mục tiêu cả năm từ 8 - 8,5 %. GDP bình quân đầu người ước đạt 31 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản, tăng dần ở khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản chiếm 33,2%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 22,1%và khu vực dịch vụ chiếm 47,7%. Đây là năm có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đạt mục tiêu đề ra; nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng giá một số sản phẩm nông - thủy sản giảm mạnh, trong khi giá nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng khá cao đã làm tăng nhanh tỷ trọng của khu vực III trong GDP.

Là một tỉnh mang đậm nét sản xuất nông nghiệp lâu đời, người dân sống chủ yếu dựa vào cây lúa, cây trái, chăn nuôi và buôn bán hộ gia đình. Cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, tài nguyên

phục vụ cho khai thác khoáng sản và khai thác hoạt động du lịch, hỗ trợ vốn của Trung ương không nhiều nên tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh hàng năng tuy được duy trì ở mức tương đối cao nhưng quy mô kinh tế của tỉnh nhìn chung vẫn còn ở mức nhỏ; phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu mang tính tự phát, thiếu tính cạnh tranh và bền vững, dẫn đến khả năng thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, thu nhập bình quân đầu người chưa cao.

Trong thời gian qua, tỉnh luôn thực hiện tốt công tác phát triển giáo dục và dạy nghề. Là tỉnh thứ 2 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (đứng sau Thành phố Cần Thơ) về công tác đào tạo nhân lực, với 27 cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề (16 Trung tâm, doanh nghiệp có dạy nghề; 02 Trung tâm giới thiệu việc làm; 02 trường Trung cấp nghề; 01 trường Trung cấp chuyên nghiệp; 04 Trường Cao đẳng và 02 trường Đại học). Cùng với hệ thống đào tạo này, hàng năm tỉnh đã đào tạo hơn 24.000 lao động có trình độ nghề từ gắn hạn, sơ cấp trở lên; 4.500 - 5.000 lao động có trình độ cao đẳng, đại học.

Công tác sử dụng và thu hút nhân tài của tỉnh gặp nhiều khó khăn; nguồn nhân lực của tỉnh còn yếu cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ, công chức, lực lượng lao động qua đào tạo nghề và đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuậ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của địa phương trong thời kỳ hội nhập.

Nhìn nhận được các mặt mạnh, mặt yếu, tỉnh Vĩnh Long đã xác định: nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng, là nhân tố đột phá chiến lược góp phần xây dựng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm sắp tới. Cụ thể: Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ khóa IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong hai nhân tố đột phá nhằm ...“nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý,

khoa học kỹ thuật các cấp, đáp ứng nhu cầu phát triển giai đoạn 2010 - 2015 và chuẩn bị nguồn cán bộ cho giai đoạn 2015 - 2020. Tăng cường đào tạo nghề gắn với giải quyết viêc làm. Nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục, đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện các cấp học...”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường trung cấp nghề tỉnh vĩnh long (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w