8. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát về Trường Trung cấp nghề tỉnh Vĩnh Long
Trường trung cấp nghề tỉnh Vĩnh Long được thành lập theo Quyết định số: 358/ QĐ-UBND, ngày 13/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Trụ sở chính đặt tại Quốc lộ IA, ấp Phước Yên, xã Phú Quới, huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
Từ khi thành lập, nhà trường liên tục mở rộng các ngành nghề đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo. Cho đến nay nhà trường đang tập trung đào tạo với các ngành nghề cơ bản có trình độ trung cấp, sơ cấp như ngành công nghệ ôtô, ngành cơ khí hàn, ngành kỹ thuật sữa chữa lắp ráp máy tính, ngành lập trình phần mềm máy tính, ngành điện công nghiệp, ngành điện tử, ngành vận hành xe máy thi công và nhiều ngành nghề sơ cấp như sữa chữa xe gắn máy, sữa chữa điện thoại di động, lái xe ôtô. Công tác tuyển sinh đào tạo và tư vấn giới thiệu việc làm luôn được đầu tư trọng điểm. Từ khi thành lập Trường trung cấp nghề Vĩnh Long đến nay, cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường đã được đầu tư xây dựng một cách tương đối hoàn chỉnh theo các dự án của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức khác.
Nhà trường đã nổ lực phấn đấu đổi mới, trưởng thành và phát triển toàn diện, đào tạo và liên kết đào tạo các ngành nghề khác nhau, chất lượng đào tạo đã được thực tế kiểm nghiệm. Qua nhiều năm hoạt động đã được Thủ tướng chính phủ, Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh tặng bằng khen. Chi bộ nhiều năm liên tục được công nhận danh hiệu
trong sạch vững mạnh. Đội ngũ giáo viên được nâng dần trình độ theo tiêu chuẩn hóa cán bộ, chất lượng đã được khẳng định qua các hội thi Giáo viên dạy giỏi, hội thi tay nghề từ cấp cơ sở, tỉnh và toàn quốc đều đạt thứ hạng cao.
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của trường Trung cấp nghề Vĩnh Long
- Chức năng: Trường Trung cấp nghề Vĩnh Long có chức năng đào tạo, đào tạo lại, liên kết đào tạo với các trường khác trong và ngoài tỉnh để đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và các trình độ khác để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH các ngành, các lĩnh vực ở địa phương và tạo việc làm cho người lao động.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Tổ chức hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có các trình độ nghề khác nhau đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá các ngành các lĩnh vực ở địa phương.
+ Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.
+ Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô, trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
+ Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề. + Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp + Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho gười lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.
+ Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.
+ Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.
+ Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Mục tiêu chung đào tạo của nhà trường :
Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất đa cấp trình độ (trình độ trung cấp nghề và sơ cấp nghề) và đa ngành nghề đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, cho nền kinh tế tri thức và có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ mới.
2.2.3. Mục tiêu cụ thể: Đào tạo các bậc nghề sau
Số TT
Trình độ đào tạo và tên
Thời gian đào tạo (năm)
Quy
mô đào Dự kiến tuyển sinh đến 2019 201 5 2016 2017 201 8 201 9 I Cao đẳng nghề 3 năm 700 175 245 420 560 700 II Trung cấp nghề 3 năm (1 năm học VH, 2 năm học nghề) 500 500 500 500 500 500 III Sơ cấp nghề Từ 3 đến 12 tháng 210 70 105 140 175 210 Tổng: 1410 745 850 106 0 123 5 141 0
2.2.4. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY
Hội đồng trường Hiệu trưởng Tổ chức Đảng
đoàn thể Các hội đồng tư vấn
Phó hiệu trưởng PT Phó hiệu trưởng hành chính - TC- QT phụ trách đào tạo PHÒNG CHỨC NĂNG KHOA CHUYÊN MÔN Phòng Hành chính - Khoa cơ khí Tổ chức Khoa điện Phòng Tài chính - kế toán Khoa điện tử - tin học Phòng Quản trị - vật tư Khoa nông nghiệp Phòng Đào tạo
Khoa giao thông vận tải
Phòng Quản sinh Khoa giáo dục phổ thông Các bộ phận phục vụ khác Các tổ bộ môn Các lớp học sinh Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo.
Quan hệ phối hợp.
Quản lý nghiệp vụ đào tạo