CHƢƠNG II: MÔ HÌNH BÀI TOÁN QUẢN LÝ SẢN XUẤT
2.2.4. Chức năng tính giá thành sản xuất (Costing)
Cuối cùng là chức năng tính giá thành sản phẩm, là một nhu cầu tiên quyết của hầu hết các doanh nghiệp vì giá thành chính là cơ sở cho việc tính toán giá bán sản phẩm. Chức năng quản lý giá thành gồm các quy trình cơ bản sau đây:
− Tập hợp chi phí: Là công đoạn xác định bảng chi phí trực tiếp tham gia sản xuất như chi phí NVL, lương nhân công.
− Tính đơn giá tức thời: Áp dụng các quy tắc phân bổ tỷ lệ chi phí/số lượng sản phẩm để tạm tính giá ban đầu hay còn gọi là đơn giá tức thời.
− Tính giá cuối kỳ: Sau khi tập hợp khoản chi phí gián tiếp như chi phí lưu kho, phí mua hàng, thực hiện phân bổ khấu hao máy móc, phí marketing, phí quản lý cho sản phẩm và tiến hành thẩm định giá cuối kỳ.
Hiện nay đa phần các DN đều sử dụng phương pháp tính giá thành bình quân cuối kỳ, nghĩa là ngoài các khoản chi phí trực tiếp phục vụ sản xuất đã được xác định theo thực tế sản xuất như: chi phí nhân công, nguyên vật liệu, khấu hao chạy máy, …vv. Các khoản chi phí khác chưa xác định được trong quá trình sản xuất như chi phí quản lý, quảng cáo sản phẩm, chi phí lãi vay sẽ được tập hợp và phân bổ vào cuối kỳ kế toán. Khi đó giá thành từng sản phẩm sẽ xác định được một cách hợp lý.
Hình 2.7: Mô hình tính giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, phân hệ QLSX trong ERP cũng cần cho phép doanh nghiệp tính giá thành kế hoạch, nghĩa là có thể tính giá chi tiết theo từng khoản mục chi phí dựa vào dữ liệu trên chức năng khai báo định mức nguyên vật liệu (BOM) tại thời điểm trước khi sản xuất. Trong quá trình sản xuất, chức năng quản lý tiến độ sản xuất giúp doanh nghiệp thống kê và tập hợp chính xác các chi phí theo số phát sinh thực tế, những chi phí nào không thống kê được thì hệ thống sẽ hỗ trợ sử dụng số liệu định mức. Chính vì vậy, bất kỳ thời điểm nhập kho bán thành phẩm hay thành phẩm nào doanh nghiệp cũng có thể biết được tương đối chính xác giá thành sản phẩm. Đến thời điểm cuối kỳ, sau khi tập hợp đầy đủ các chi phí phát sinh thực tế trong kỳ, hệ thống sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tính lại giá thành thực tế trong kỳ[10].
Chương 2 đã trình bày mô hình tổng thể phân hệ quản lý sản xuất trong ERP và mô hình chi tiết các chức năng lõi trong phân hệ như: lập bảng định mức NVL, lập kế hoạch sản phẩm, điều độ sản xuất, tính giá.
Phần sau đây trình bày chi tiết phương pháp lập kế hoạch sản phẩm, là chức năng phức tạp nhất trong phân hệ quản lý sản xuất, cần phải có mô hình giải bài toán tối ưu trong việc lập kế hoạch.
Tập hợp chi phí trực tiếp Giá cuối kỳ Hao phí Tập hợp chi phí Giá tạm tính (1) Giá tạm tính (2) Thẩm định giá SP mua ngoài Phụ kiện Bảng định mức NVL
Chi phí các công đoạn SX - Khấu hao máy, phí vận hành
Chi phí lƣu kho Chi phí vận chuyển Tập hợp chi phí gián tiếp Tập quy tắc tính giá Chạy mô phỏng Định giá (2) Định giá (1)
Bảng chi phí phân bổ từ Sổ cái - Phí quản lý doanh nghiệp - Phí marketing, quảng cáo - Lãi vay
Giá nhân công