Phân tích dư nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Công Thương Kiên Giang Vietinbank (Trang 41 - 45)

I. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN:

3.Phân tích dư nợ

3.1. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Phân theo thành phần kinh tế thì dư nợ được phân theo hai thành phần kinh tế chính gồm: quốc doanh và ngồi quốc doanh.

Bảng 13: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

Đvt: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2003 So sánh 2005/2004 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 502 622 674,33 120,0 23,9 52,33 8,4 - Quốc doanh 38,6 45,3 49,2 6,7 17,4 3,9 8,6

- Ngồi quốc doanh 463,4 576,7 625,13 113,3 24,4 48,43 8,4 Qua bảng số liệu ta thấy thành phần kinh tế ngồi quốc doanh luơn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cụ thể, năm 2003 dư nợ ngồi quốc doanh là 463,4 tỉ đồng. Năm 2004 dư nợ ngồi quốc doanh đạt 576,7 tỉ; tăng 113,3 tỉ so với năm 2003 tương đương với tỉ lệ tăng là 24,4%. Năm 2005 dư nợ ở thành phần kinh tế này tiếp tục tăng 48,43 tỉ so với năm 2004 với tỉ lệ tăng là 8,4%.

Dư nợ quốc doanh năm 2003 đạt 38,6 tỉ đồng. Sang năm 2004 dư nợ này tăng 6,7 tỉ so với năm 2003 đạt 45,3 tỉ đồng. Đến năm 2005 dư nợ quốc doanh lại tăng lên 8,6% so với năm 2004 đạt 49,2 tỉ đồng.

Tuy dư nợ thành phần kinh tế quốc doanh luơn gia tăng nhưng cĩ xu hướng tăng chậm do thành phần kinh tế quốc doanh làm ăn kém hiệu quả ảnh hưởng

đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp quốc doanh cĩ xu hướng giảm do việc cổ phần hĩa doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước.

3.2. Dư nợ theo thời hạn:

Dư nợ qua các năm tăng giảm khơng ổn định. Dư nợ cho vay ngắn, trung và dài hạn của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Tổng dư nợ đến cuối năm 2004 là 622 tỉ đồng, tăng so với năm 2003 số tiền là 120 tỉ đồng, tỉ lệ tăng là 24%. Trong đĩ:

Dư nợ cho vay ngắn hạn là 346 tỉ đồng, tăng 63,3 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 22% so với năm 2003, chiếm tỉ trọng 56% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 276 tỉ, tăng 56,7 tỉ đồng so với năm 2003, tỉ lệ tăng là 26% và chiếm tỉ trọng 43,69% trên tổng dư nợ.

Tổng dư nợ năm 2005 là 674,33 tỉ đồng, tăng so với năm 2004 số tiền là 52,33 tỉ đồng. Trong đĩ:

Dư nợ cho vay trung và dài hạn năm 2005 là 366,13 tỉ đồng, tỉ lệ tăng lên so với năm 2004 là 32,7 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 54,3% trên tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2005 là 308,2 tỉ đồng, giảm 37,8 tỉ so với năm 2004 chiếm tỉ trọng 45,7% tổng dư nợ.

Qua số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng nĩi chung của Chi nhánh năm 2005 là rất tốt, chủ yếu là giảm thấp dư nợ đối với cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm thấp dư nợ nêu trên là do Chi nhánh đang thực hiện chính sách lựa chọn, sàng lọc khách hàng để cho vay, thận trọng cho vay đối với ngành hải sản mặc dù đây là ngành kinh tế trọng điểm nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh. Do ngành khai thác hải sản trong những năm gần đây gặp nhiều khĩ khăn như: giá dầu tăng cao, ngư trường đánh bắt ngày càng cạn kiệt, tranh chấp vùng biển lãnh hải gia tăng.

Nhìn chung, ba năm qua Chi nhánh đã cĩ nhiều đổi mới cơ cấu quản lý, chú trọng cơng tác tăng trưởng tín dụng, tăng cường cơng tác tiếp thị, thường xuyên áp dụng chính sách ưu đãi, linh động và tăng cường mối quan hệ uy tín với khách hàng. Nhưng do việc cạnh tranh, Ngân hàng ngày càng gia tăng và diễn ra gay gắt trên địa bàn. Cụ thể, nhiều TCTD thu hút khách hàng vay vốn bằng cạnh tranh chưa lành mạnh như: hạ thấp điều kiện tín dụng, cho vay thời gian dài hơn, số tiền lớn hơn cho cùng một dự án.

Biểu đồ 05: TÌNH HÌNH DƯ NỢ QUA 3 NĂM 308,2 282,7 346 366,13 276 219,3 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2003 2004 2005 Năm Tỉ đồng Ngắn hạn Trung hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Công Thương Kiên Giang Vietinbank (Trang 41 - 45)