CĂN CỨ VÀO LƯỢNG TIÊU CHUẨN ĐÃ XÁC ĐỊNH VỚI GIÁ CỦA TỪNG ĐƠN VỊ LƯỢNG, TA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC PHẦN BIẾN PHÍ TRONG CHI PHÍ VẬT

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây dựng (Trang 31 - 34)

ĐƠN VỊ LƯỢNG, TA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC PHẦN BIẾN PHÍ TRONG CHI PHÍ VẬT LIỆU, CHI PHÍ NHÂN CÔNG VÀ CHI PHÍ MÁY THI CÔNG. ĐÓ CHÍNH LÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÁC CHI PHÍ VL, NC VÀ M TRONG ĐƠN GIÁ CHI TIẾT HAY ĐƠN GIÁ CÔNG TRÌNH.

Phân tích chi phí chung bắt đầu từ một đơn vị sản phẩm xây dựng là việc khó có thể thực hiện được. Khác với các khoản mục chi phí trực tiếp, hầu hết chi phí chung không trực tiếp liên quan đến từng đơn vị tính sản phẩm xây dựng. Do đó đối với chi phí chung, bao gồm cả chi phí sản xuất chung và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thường phải áp dụng phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để tách chi phí chung thành biến phí và định phí.

Chi phí tiêu chuẩn là công cụ quan trọng để lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá các bộ phận chi phí, trong đó có các hợp đồng theo từng công trình xây dựng. Trên cơ sở những thông tin thực hiện, các nhà quản trị cấp công trường (hay đội) và cấp doanh nghiệp xây dựng đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng hợp đồng.

• Xây dựng các tiêu thức phân bổ chi phí

Các biến phí cũng như các chi phí trực tiếp là loại chi phí có thể kiểm soát được vì chúng trực tiếp phát sinh cùng với mức độ hoạt động của từng công trường theo từng hợp đồng. Như vậy chỉ còn lại các chi phí gián tiếp, là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều công trường hoặc nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp xây dựng, cần phải lựa chọn các tiêu thức phân bổ loại chi phí này sao cho hợp lý nhất. Khi các nhà quản trị quyết định phân bổ chi phí gián tiếp, họ phải lựa chọn một căn cứ phân bổ. Căn cứ được lựa chọn thường là một số mức độ hoạt động hoặc mức sử dụng dịch vụ được cung cấp cho từng bộ phận.

Căn cứ phân bổ chi phí tốt nhất là hoạt động gây ra chi phí, hoạt động phản ánh mối quan hệ nguyên nhân của việc sử dụng chi phí. Nghĩa là, nếu hoạt động của đối tượng sử dụng khiến chi phí tăng lên, thì chi phí phải được tính theo đó. Căn cứ tốt nhất tiếp theo để phân bổ chi phí là căn cứ phản ánh lợi ích mà đối tượng sử dụng nhận được. Khi cả căn cứ mức sử dụng và lợi ích đều không có sẵn thì việc phân bổ thường được thực hiện dựa trên khả năng chịu đựng của một bộ phận với các chi phí gián tiếp. Đối với các hợp đồng xây dựng thì căn cứ này chính là khả năng bù đắp định phí P của hợp đồng.

Trong cơ chế thị trường, đối với từng hợp đồng theo từng công trình xây dựng cũng như toàn doanh nghiệp xây dựng nói chung các câu hỏi “sản xuất cái gì ?” và “sản xuất cho ai ?” đã có câu trả lời. Như vậy, trên góc độ từng hợp đồng hay trên góc độ doanh nghiệp

xây dựng chỉ phải tìm lời giải cho câu hỏi “sản xuất như thế nào ?”. Để đảm bảo có lời giải hợp lý, nhanh chóng, phù hợp với điều kiện hoạt động trong cơ chế thị trường thì một trong những tiêu chuẩn phân bổ chi phí cần được sử dụng là khả năng bù đắp định phí.

b) Xử lý thông tin từ tài liệu của kế toán tài chính để sử dụng cho kế toán quản trị

Kế toán quản trị cũng như kế toán tài chính là bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán, cùng sử dụng một nguồn thông tin đầu vào của kế toán. Do vậy, cần phải xác lập việc xử lý thông tin của kế toán nói chung hay kế toán tài chính nói riêng để sử dụng cho kế toán quản trị.

• Phân loại chi phí trong hệ thống tài khoản kế toán theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động

Chi phí trong hệ thống tài khoản kế toán để có thể sử dụng trong kế toán quản trị thường phải phân loại theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động thành biến phí và định phí. Đối với từng hợp đồng theo từng công trình xây dựng hoặc toàn doanh nghiệp xây dựng, biến phí và định phí xác định trên các tài khoản được khái quát trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: Bảng phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động

Khoản mục chi phí Tên TK BP ĐP HH GC

1. Giá thành sản xuất xây lắp HTBG 632 x (1)

2. Chi phí vật liệu 621 x (2)

3. Chi phí nhân công 622 x (3)

4. Chi phí máy thi công 623 x (4)

- Chi phí nhân công điều khiển máy 6231 x (4a)

- Chi phí vật liệu 6232 x (4b)

- Chi phí công cụ, dụng cụ 6233 x (4c)

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6234 x (4d)

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6237 x (4e)

- Chi phí bằng tiền khác 6238 x (4g)

5. Chi phí sản xuất chung 627 x (5)

- Chi phí lương nhân viên đội (CT) 6271 x (5a) - Trích BHXH...của CN và NV đội

(CT)

6271 x (5b)

- Chi phí vật liệu 6272 x (5c)

- Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 x (5d)

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6274 x (5e) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 x (5g) - Chi phí bằng tiền khác 6278 x (5h)

6. Chi phí bán hàng 641 x (6)

- Chi phí nhân viên 6411 x (6a)

- Chi phí vật liệu bao bì 6412 x (6b) - Chi phí dụng cụ đồ dùng 6423 x (6c)

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 x (6d)

- Chi phí bảo hành 6425 x (6e)

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 x (6g)

- Chi phí bằng tiền khác 6428 x (6h)

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 x (7) - Chi phí nhân viên quản lý 6421 x (7a) - Chi phí vật liệu quản lý 6422 x (7b) - Chi phí đồ dùng văn phòng 6423 x (7c)

Khoản mục chi phí Tên TK BP ĐP HH GC

- Thuế, phí và lệ phí 6425 x (7e)

- Chi phí dự phòng 6426 x (7g)

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6427 x (7h)

- Chi phí bằng tiền khác 6428 x (7i)

Ghi chú:

(1) giá vốn (giá thành sản xuất) của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.

(2) chi phí vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển để thực hiện khối lượng xây lắp (chưa bao gồm khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào khi mua vật tư, vật liệu phục vụ xây lắp công trình). Khoản mục này chủ yếu là biến phí. Do đặc thù của hoạt động trong xây dựng nên có một số khoản như chi phí kho bãi, chi phí bảo quản vật liệu tại hiện trường có tính chất định phí. Theo thống kê, khoản này chiếm khoảng 1% chi phí vật liệu.

(3) chi phí nhân công để thực hiện khối lượng xây lắp bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động. Khoản này thường là biến phí. Tuy nhiên, có một số công lao động làm công tác chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công thực chất mang tính chất định phí. Khoản chi này chiếm khoảng 5% chi phí nhân công của hợp đồng.

(4) chi phí máy thi công là những chi phí cho máy thi công để thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Khoản mục này là chi phí hỗn hợp, được tính toán tùy thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công.

Theo chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp ban hành kèm theo Quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính, đối với doanh nghiệp xây dựng thi công hỗn hợp cả cơ giới và thủ công thì chi phí máy thi công được tập hợp vào TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công.

(5) phản ánh chi phí công trường C1.

(6), (7) phản ánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp C2 .

(4a) khoản chi phí nhân công điều khiển máy, bao gồm các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp lương của công nhân điều khiển máy thi công. Khoản chi này là biến phí, nhưng nếu phải trả cho công nhân điều khiển máy trong thời gian ngừng thi công không do lỗi của họ thì lại là định phí.

(4b) và (5c) chi phí vật liệu gồm: nhiên liệu, năng lượng dùng cho máy thi công và những vật liệu sử dụng gián tiếp cho thi công không thể xác định rõ ràng, cụ thể cho từng hạng mục công trình (biến phí), vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng máy thi công hoặc tài sản cố định sử dụng cho quản lý ở công trường (định phí).

(4c) và (5d) phản ánh khoản chi công cụ, dụng cụ dùng cho máy thi công hoặc dùng chung trên công trường, phần tính theo khối lượng thực hiện (biến phí) và phần tính theo thời gian không phụ thuộc vào khối lượng (định phí).

(4d), (5e), (6d) và (7d) phản ánh khấu hao cơ bản máy thi công và tài sản cố định khác sử dụng trên công trường, hay cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Khoản này thường là định phí vì khấu hao máy và tài sản cố định khác theo phương pháp đường thẳng. Nếu ở các năm khác nhau có thể có mức khấu hao khác nhau. Nếu khấu hao theo khối lượng công việc hoàn thành thì khoản chi này lại là biến phí.

(4e), (5g), (6g) và (7h) phản ánh chi phí thuê ca máy thi công và các dịch vụ khác phục vụ thi công, phục vụ cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp tính theo khối lượng thực hiện (biến phí), chi phí thuê ngoài sửa chữa máy thi công và tài sản cố định khác, cũng như các chi phí dịch vụ thuê ngoài cố định theo thời gian (định phí).

(4g) và (5h) phản ánh chi phí khác phục vụ máy thi công như trích trước chi phí sửa chữa máy thi công, chi phí di chuyển máy thi công, các chi phí khác phục vụ cho quản lý công trường (định phí).

(5a1) phản ánh lương nhân viên quản lý đội (hay công trường) xây dựng phục vụ cho hợp đồng đang xét. Với cơ cấu biên chế đã xác định thì khoản chi này là định phí.

(5a2) phản ánh khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính theo tỷ lệ quy định (19%) trên tiền lương phải trả công nhân xây lắp, nhân viên điều khiển máy và nhân viên quản lý đội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(6a), (6b), (6c), (6d), (6h) phản ánh các khoản chi phí bán hàng của doanh nghiệp xây dựng có tính chất định phí.

(7a), (7b), (7c), (7d), (7g), (7i) phản ánh các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp xây dựng có tính chất định phí.

(7e) thuế, phí và lệ phí thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp xây dựng: bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí khác nhau. Các khoản phí và lệ phí tính theo kết quả hoạt động là biến phí. Các khoản thuế như thuế môn bài, thuế nhà đất có tính chất định phí.

Nhận xét: Căn cứ phân biệt biến phí hay định phí còn tuỳ thuộc vào sự thay đổi của kết

quả hoạt động của hợp đồng có liên quan đến việc phát sinh ra chi phí là thay đổi hay không đổi. Mặt khác, việc phân biệt này còn phụ thuộc vào quan điểm và cách sử dụng các loại chi phí trong điều hành hoạt động.

Theo cơ cấu giá hiện hành thì định phí trong các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng khoảng: 1% VL; 5% NC; 30% M; 45% C1; 60% C2. Tỷ lệ này đối với từng hợp đồng hay toàn doanh nghiệp xây dựng có thể tăng giảm tuỳ theo tình hình thực tế và chủ định của nhà quản trị đối với từng hợp đồng, từng bộ phận. Để đơn giản cho quá trình kế toán thông thường VL, NC được coi là biến phí, còn M, C1 và C2 được coi là chi phí hỗn hợp.

• Thiết kế xây dựng các báo cáo kế toán đặc thù của quản trị

Do đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, nên các thông tin được thiết kế trên báo cáo của kế toán tài chính khác với thông tin được thiết kế trên báo cáo của kế toán quản trị. Trong kế toán tài chính các chi phí thường được phân loại theo đối tượng sử dụng hoặc chức năng của chi phí để làm căn cứ lập báo cáo tài chính. Ngược lại, trong kế toán quản trị các phương pháp phân loại dựa trên cách ứng xử của chi phí theo kết quả hoạt động, hoặc chi phí tập trung vào tính trách nhiệm của quản trị và tính có thể kiểm soát được của chi phí để làm căn cứ lập báo cáo cho kế toán quản trị. Các báo cáo kế toán quản trị gồm:

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây dựng (Trang 31 - 34)