Hàng hóa buôn lậu

Một phần của tài liệu Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2013) Luận văn ThS. Luật (Trang 51 - 54)

Mặt hàng buôn lậu chủ yếu trong thời gian gần đây là thuốc lá, rượu mạnh, vàng, ngoại tệ, điện thoại di động, các mặt hàng bánh, mứt, kẹo, tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không qua kiểm dịch tại các cửa khẩu vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong thời gian qua đã xuất hiện rất nhiều vụ án buôn lậu lớn gây thất thu hàng tỷ đồng như: Ngày 8/9/2010, Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với công an tỉnh Lạng Sơn bắt khẩn cấp giám đốc hai công ty Thanh Hải và Hoàng Sơn với tội danh nhập lậu vải may mặc và trốn thuế hàng tỷ đồng; tháng 11/2012, cơ quan điều tra công an tỉnh Bắc Giang đã khám phá vụ buôn lậu tại thị trấn Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Tang vật thu giữ gồm 18 bánh hêrôin, 156 chai rượu ngoại,…với tổng giá trị 1 tỷ đồng. Các đối tượng chính của vụ án gồm: Trần Văn Anh, Nguyễn Thế Sáng, Phạm Bích Ngọc...Mở rộng vụ án, cơ quan công an đã chứng minh được tổng giá trị hàng hóa mà đường dây này nhập lậu trót lọt khoảng 10 tỷ đồng; hay vụ buôn lậu 12kg vàng mới được phát hiện đêm 4-10-2013, cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã phát hiện Toàn, Thanh, Đông và Lợi vận chuyển 12kg vàng không có giấy tờ hợp pháp trên xe ô tô từ Lạng Sơn về huyện Yên Thế, Bắc Giang để bán, sau đó, cơ quan điều tra xác định nguồn gốc số vàng trên được nhập lậu qua biên giới và ngày 19-10-2013 Viện kiểm

52

sát nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án buôn lậu và khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với 8 đối tượng trong đường dây buôn lậu 12 kg vàng này từ Campuchia về Việt Nam...

Thực tế cho thấy những mặt hàng nào ở thị trường Việt Nam có nhu cầu lớn hoặc việc mua bán có lợi nhuận cao, các mặt hàng cấm đều là đối tượng để buôn lậu. Hàng xuất nhập khẩu lậu bao gồm các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu; hàng nhập khẩu không qua cửa khẩu quy định, không khai báo hải quan; hàng nhập khẩu bày bán tại các cửa hàng, ở trong kho, vận chuyển trên dường như không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất nhập khẩu hợp pháp hoặc sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính; những mặt hàng Nhà nước quy định phải dán tem hàng nhập khẩu mà không dán tem.

Tùy từng thời điểm, từng năm mà các loại hàng hóa buôn lậu có sự đa dạng nhưng nhìn chung hàng hóa nhập lậu trên tuyến biên giới Lạng Sơn vào Bắc Giang chủ yếu là hàng tiêu dùng như: vải, quần áo may sẵn, đồ điện tử, điện lạnh, phụ tùng xe máy, tiền, vàng, ngoại tệ…Hàng hóa xuất lậu chủ yếu như: gỗ, động vật hoang dã quý hiếm…

Trong năm 2012, 2013 các cơ quan chức năng đã bắt giữ được hàng hóa với số lượng lớn như: 7241 chiếc xe đạp ngoại cũ, 13457 đồ điện tử các loại; 184036 bao thuốc lá ngoại; 1246846 chiếc quần áo các loại; 91365 hộp pháo các loại; gỗ tròn các loại 87943 m3, đồ điện tử 613 chiếc…và nhiều loại hàng hóa khác.

Một loại hàng hóa khác mà các đối tượng tập trung buôn bán qua biên giới đó là vàng và ngoại tệ. Do chính phủ Trung Quốc thay đổi tỷ giá đồng nhân dân tệ đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự chênh lệch giá vàng và đô la giữa thị trường Việt Nam và thị trường Trung Quốc, lợi dụng tình hình trên, bọn buôn lậu đã vận chuyển vàng, ngoại tệ từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.

53

Điển hình như: Ngày 25/9/2013, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế và Chức vụ, Công an tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Công an tỉnh Lạng Sơn bắt quả tang 3 đối tượng: Trần Văn Sáng (1978), Nguyễn Văn Mậu (1964) và Hồ Văn Linh (1973) trú tại Yên Thế, Bắc Giang buôn lậu 25 kg vàng trị giá gần 20 tỷ đồng từ Trung Quốc về Yên Thế tiêu thụ. Hoạt động buôn lậu vận chuyển pháo, ma túy do Trung Quốc sản xuất vào Việt Nam có chiều hướng gia tăng, các đối tượng sử dụng phương thức vận chuyển xé lẻ, cất giấu trong hành lý cá nhân và các loại hàng khác. Trong năm 2013 toàn tỉnh bắt giữ được 67491 quả pháo diêm, 721 kg pháo Trung Quốc nhập lậu và hơn 324 kg hêrôin.

Bên cạnh những số liệu thống kê trên cho thấy tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang diễn ra rất phức tạp, số vụ án cũng như số bị cáo phạm tội buôn lậu trong những năm gần đây của tỉnh Bắc Giang có xu hướng tăng, các vụ phạm tội được bọn tội phạm thực hiện với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, trắng trợn để buôn lậu. Nhiều vụ phạm tội thực hiện dưới hình thức đồng phạm và đặc biệt số vụ đồng phạm có tổ chức dưới dạng băng, nhóm chiếm ngày càng lớn; bọn tội phạm sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội đa dạng và tính nguy hiểm tăng lên khi chúng sử dụng vũ khí để phạm tội; địa điểm phạm tội thường là các tuyến đường giao thông, ban đêm là thời điểm thuận lợi để chúng thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, khi nói đến thực tiễn xét xử của tội buôn lậu còn phải nhắc đến thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng. Chính bởi các quy định của Bộ luật hình sự về tội buôn lậu còn có những vướng mắc, thêm vào đó các văn bản hướng dẫn lại thiếu đã khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật, bên cạnh đó hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế…Đây là những đặc điểm cần lưu ý để tìm ra nguyên nhân và các giải pháp phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

54

Một phần của tài liệu Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2013) Luận văn ThS. Luật (Trang 51 - 54)