Phạm tội buôn lậu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 153 Bộ luật

Một phần của tài liệu Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2013) Luận văn ThS. Luật (Trang 27 - 29)

Điều 153Bộ luật hình sự 1999

Theo khoản 1 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999, người phạm tội trong trường hợp này thì “bị phạt tiền mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Hình phạt này sẽ được áp dụng đối với người phạm tội buôn lậu nếu họ thực hiện hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các mặt hàng sau:

Hàng hóa, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng thì người phạm tội phải có một trong các dấu hiệu sau: Người phạm tội đó đã bị xử phạt hành chính về các tội sau của Bộ luật hình sự 1999 mà còn tái phạm: Điều 153; Điều 154; Điều 155; Điều 156; Điều 157; Điều 158; Điều 159; Điều 160; Điều 161, hoặc người phạm tội đã bị kết án về tội buôn lậu hoặc một trong các tội quy định đã bị kết án về tội buôn lậu hoặc một nội dung trong các quy định tại Điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161 của Bộ luật hình sự 1999 nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu người đó không phạm tội thuộc các quy định tại Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236, 238 của Bộ luật hình sự 1999. Điều luật này quy định rất cụ thể mức giá trị của các mặt hàng là đối tượng của tội buôn lậu, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ

28

quan tiến hành tố tụng trong việc xác định giá trị vật phạm pháp, từ đó xác định trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội một cách đúng đắn.

Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa: Đối với hành vi buôn bán trái phép qua biên giới vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa thì không phụ thuộc vào giá trị của vật phẩm mà chỉ cần người nào có hành vi buôn bán trái phép đối tượng này qua biên giới nếu có đầy đủ dấu hiệu bắt buộc khác của tội buôn lậu thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu và bị xử lý theo khung hình phạt này.

Hàng cấm: Đối với hành vi buôn bán hàng cấm qua biên giới thì hàng cấm đó phải có số lượng lớn. Nếu hàng cấm không có số lượng lớn thì người phạm tội phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc một trong các hành vi quy định tại Điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161 của Bộ luật hình sự 1999 hoặc người phạm tội đã bị kết án về một trong các tội này nhưng chưa được xét án tích mà còn tái phạm, nếu người đó không phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236, 238 của Bộ luật hình sự 1999.

Hiện nay, chưa có hướng dẫn hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn, nhưng qua thực tiễn xét xử, nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự về một số trường hợp tương tự, tham khảo các văn bản đã hướng dẫn hoặc sắp hướng dẫn, có thể căn cứ vào một trong các cách tính như sau:

- Đối với hàng cấm là thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài, thì số lượng từ 1.500 bao đến dưới 5.000 bao là hàng cấm có số lượng lớn;

- Đối với trường hợp hàng cấm là các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng, thì từ 2 đến dưới 5 hiện vật là hàng cấm có số lượng lớn;

- Đối với trường hợp hàng cấm là đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì từ 20 đến dưới 100 sản phẩm là hàng cấm có số lượng lớn;

29

- Đối với trường hợp hàng cấm là các loại pháo, thì từ 30kg đến dưới 90kg là hàng cấm có số lượng lớn.

Một phần của tài liệu Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2013) Luận văn ThS. Luật (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)