Hoàn thiện các quy định pháp luật đối với tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất lớn

Một phần của tài liệu Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2013) Luận văn ThS. Luật (Trang 81 - 105)

chính lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn

Cần có quy định cụ thể số tiền thu lợi bất chính tối thiểu là bao nhiêu được coi là lớn, từ đó làm cơ sở xác định thu lợi bao nhiêu được coi là rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Trên thực tế, việc đưa ra một quy định cụ thể để hướng dẫn đối với tình tiết này rất khó khăn bởi: Nếu xác định tình tiết thu lợi bất chính là số lợi nhuận chênh lệch giữa vốn đầu tư và tiền bán vật phạm pháp đó, trong trường hợp A đầu tư 200 triệu sau đó thu lãi được 100 triệu, B đầu tư 1 tỷ đồng thu lãi 200 triệu, vậy số tiền thu lợi bất chính của A và B có được coi là thu lợi bất chính lớn không? Đối với trường hợp này không thể kết luận ngay rằng B thu lợi bất chính lớn hơn A bởi A đầu tư 200 triệu nhưng đã thu lãi 100 triệu tức là thu lãi được 50% vốn đầu tư, trong khi B đầu tư 1 tỷ đồng nhưng thu lãi chỉ 200 triệu đồng tức là thu lãi được 20% vốn đầu tư. Do đó, trong trường hợp này để tính số tiền thu lợi bất chính lớn, các cơ quan có thẩm quyền nên hướng dẫn theo hướng xác định giá trị phần trăm khoản tiền chênh lệch giữa tiền vốn với tiền lãi thu được của người phạm tội đồng thời xác định rõ tối thiểu thu lãi bao nhiêu được coi là thu lợi bất chính lớn. Căn cứ vào mức sống của dân cư và tình hình kinh tế của nước ta hiện nay có thể lấy mức lãi 50 triệu đồng là mức tối thiểu để xác định tình tiết thu lợi bất chính lớn, từ đó làm cơ sở xác định mức lãi bao nhiêu được coi là thu lợi bất chính rất lớn và thu lợi bất chính đặc biệt lớn. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể đưa ra hướng dẫn như sau:

82

“ Người nào buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm mà số tiền lãi thu được (tối thiểu là 50 triệu đồng) bằng 50% đến dưới 100% vốn đầu tư (được coi là thu lợi bất chính lớn); số tiền lãi thu được bằng 100% đến dưới 250% vốn đầu tư (được coi là thu lợi bất chính rất lớn); số tiền lãi thu được bằng 250% trở lên (được coi là thu lợi bất chính đặc biệt lớn) thì sẽ lần lượt bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999”.

3.2.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật đối với tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng

Xem xét các văn bản hướng dẫn đối với một số tôi phạm cụ thể khác có hướng dẫn về tình tiết này (các tội xâm phạm sở hữu, các tội vi phạm an toàn công công, trật tự công cộng), so sánh tầm quan trọng của khách thể bị tội phạm xâm hại giữa tội buôn lậu và các tội phạm đó, căn cứ vào mức sống và tình hình kinh tế của nước ta hiện nay, các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể đưa ra những hướng dẫn như sau:

“Người nào buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm mà gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng (được coi là gây hậu quả nghiêm trọng) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự; gây hại về tài sản có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng (được coi là hậu quả rất nghiêm trọng) sẽ bị xử lý theo khoản 3 Điều 153 Bộ luật hình sự, Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên (được coi là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) sẽ bị xử lý theo khoản 4 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999”.

83

3.2.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật đối với tình tiết “qua biên giới”

Một trong những dấu hiệu khách quan bắt buộc đối với cấu thành tội buôn lậu, có thể thấy rằng việc xác định thế nào là “qua biên giới” vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến cách hiểu không giống nhau, có ý kiến cho rằng “biên giới” ở đây là biên giới địa lý giữa nước ta với các nước khác, nhưng cũng có ý kiến cho rằng “biên giới” ở đây không chỉ được hiểu theo

nghĩa hẹp là biên giới địa lý mà phải hiểu theo nghĩa rộng là hàng rào biên giới thuế quan, vùng kiểm soát của bộ đội biên phòng, an ninh cửa khẩu, vùng kiểm tra của Hải quan trên tất cả các tuyến đường (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường bưu điện quốc tế) ở mọi khu vực (kể cả khu chế xuất). Có thể thấy rằng, cách hiểu thứ hai là hợp lý hơn, chính vì vậy, để thống nhất về nhận thức đối với hành vi phạm tội buôn lậu thì các cơ quan lập pháp cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, tránh sự không thống nhất trong cách hiểu về tình tiết này. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể hướng dẫn về tình tiết này như sau:

“Tình tiết “qua biên giới” theo quy định tại Điều 153 cũng như

trong một số tội phạm cụ thể khác của Bộ luật hình sự được hiểu là qua hàng rào biên giới thuế quan hoặc qua vùng kiểm soát của các lực lượng: Bộ đội biên phòng, an ninh cửa khẩu, vùng kiểm tra của Hải quan trên tất cả các tuyến đường (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường bưu điện quốc tế) ở mọi khu vực (kể cả khu chế xuất)”.

3.2.5. Hoàn thiện các quy định pháp luật về đối tượng là “vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa” của tội buôn lậu

Trong số các đối tượng của tội phạm này có đối tượng là “vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa” nhưng cho đến nay vẫn chưa có một quy định cụ thể nào của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xác định thế nào là

“vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa”. Trên thực tế, thông qua khoản 3

84

với việc tìm hiểu nghiên cứu về đối tượng này có thể thấy rằng, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa bao gồm: Cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia. Vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa chính là những sản phẩm vật chất có giá trị văn hóa, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của dân tộc ta vào những thời kỳ lịch sử nhất định và được lưu giữ đến nay. Tuy nhiên, để thống nhất về nhận thức cũng như tạo điều kiện cho các cơ quan áp dụng pháp luật khi xác định loại đối tượng này của tội buôn lậu, các nhà lập pháp cần có quy định hướng dẫn một cách cụ thể thế nào là “vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa”, có như vậy thì việc xác định đối tượng này mới thuận lợi hơn, tránh gây tranh cãi trong thực tiễn áp dụng. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể hướng dẫn về đối tượng này như sau:

“Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 153 Bộ luật hình sự được hiểu là những sản phẩm vật chất có giá trị văn hóa, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của dân tộc ta vào những thời kỳ lịch sử nhất định và được lưu giữ đến ngày nay, bao gồm: Cổ vật, di vật, bảo vật quốc gia, trong đó:

Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

Di vật là vật được lưu truyền lại có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Bảo vật quốc gia là hiện vật được truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”.

3.2.6. Hoàn thiện các quy định pháp luật về việc quy định hình phạt đối với người có hành vi buôn lậu hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn

So sánh hình phạt áp dụng giữa tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật hình sự 1999) với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155 Bộ luật hình sự 1999) khi số lượng hàng cấm tương tự nhau có thể thấy rằng:

85

+ Về hình phạt đối với trường hợp buôn lậu “hàng cấm có số lượng lớn”: Theo điểm c khoản 1 Điều 153 Bộ luật hình sự, phạm tội trong trường

hợp “hàng cấm có số lượng lớn” thì sẽ bị “...phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” trong khi đó đối với Tội sản xuất tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng

cấm theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự, nếu “...buôn bán hàng cấm mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn” thì bị “...phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.

+ Về hình phạt đối với trường hợp buôn lậu “hàng cấm có số lượng rất

lớn”: Theo điểm đ khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự, phạm tội trong trường

hợp “hàng cấm có số lượng rất lớn” thì “bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm” trong khi đó đối với Tội sản xuất tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự, nếu “...buôn bán hàng phạm pháp có

số lượng rất lớn” thì bị “...phạt tù từ ba năm đến mười năm”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về hình phạt đối với trường hợp buôn lậu “hàng cấm có số lượng đặc

biệt lớn”: Theo điểm b khoản 3 Điều 153 Bộ luật hình sự, phạm tội trong trường

hợp “hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn” thì “bị phạt tù từ bảy năm đến mười

lăm năm”, trong khi đó, đối với Tội sản xuất tàng trữ, vận chuyển, buôn bán

hàng cấm theo khoản 3 Điều 155 Bộ luật hình sự, nếu “hàng phạm pháp có số

lượng đặc biệt lớn” thì “bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm tù”.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 thì mức cao nhất của khung hình phạt đối với trường hợp buôn lậu hàng cấm có số lượng lớn, rất lớn (khoản 1 và khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999) và mức thấp nhất của khung hình phạt đối với trường hợp buôn lậu hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn (khoản 3 Điều 153 Bộ luật hình sự) đều thấp hơn so với hành vi buôn bán hàng cấm với số lượng tương tự trong nội địa (Điều 155 Bộ luật hình sự 1999). Điều này là không hợp lý, vì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi buôn lậu hàng cấm còn có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn

86

hành vi buôn bán hàng cấm trong nội địa. Việc buôn bán hàng cấm chỉ xâm phạm đến khách thể là chế độ độc quyền quản lý của Nhà nước đối với một số loại hàng hóa nhất định nhưng đối với buôn lậu hàng hóa, do có tính chất qua biên giới nên khi thực hiện hành vi này người phạm tội đã xâm phạm đến khách thể là trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, hành vi này không chỉ gây thất thu thuế cho Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước. Hàng lậu tràn lan vào thị trường trong nước có thể khiến cho các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng tương tự gặp khó khăn trong vấn đề cạnh tranh với hàng nhập lậu, gây mất ổn định thị trường giá cả, ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng... Chính vì vậy, khoản 1, khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 nên sửa đổi theo hướng nâng mức cao nhất của khung hình phạt và khoản 3 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 nên sửa đổi theo hướng nâng mức thấp nhất của khung hình phạt, có như vậy mới phản ánh được chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi buôn lậu hàng cấm, có tác dụng răn đe đối với tội phạm này. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể sửa đổi khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 153 Bộ luật hình sự theo hướng dẫn sau:

“1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

...c, Hàng cấm có số lượng lớn...

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

...đ, Hàng cấm có số lượng rất lớn...

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ chín năm đến mười lăm năm:

87

Trên đây là một số ý kiến của tôi nhằm mục đích bổ sung, góp phần hoàn thiện hơn nữa Luật hình sự Việt Nam về tội buôn lậu, đảm bảo các quy định của Luật Hình sự thật sự có tác dụng cưỡng chế nghiêm khắc, trừng trị, giáo dục người phạm tội cũng như tác dụng phòng ngừa chung đối với toàn thể xã hội.

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tƣ pháp

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của các cán bộ tư pháp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội buôn lậu.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ của các cơ quan tư pháp. Các cơ quan tư pháp là lực lượng nòng cốt trong phòng ngừa tội phạm nói chung, tội buôn lậu nói riêng, nhiều cán bộ thực sự vì dân, vì lẽ phải, vì sự công bằng, song hiện nay vẫn còn tồn tại một số cán bộ thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm. Thậm chí còn tiếp tay cho tội phạm, nhận hối lộ mà bao che cho tội phạm. Vì vậy, yêu cầu phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp về tinh thần trách nhiệm, về bản lĩnh công tác, trình độ chuyên môn là yếu tố rất quan trọng trong công tác phòng ngừa tội phạm. Xây dựng hệ thống các cơ quan tư pháp “trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại”.

Bồi dưỡng năng lực công tác của cán bộ trong các cơ quan Tư pháp một cách thường xuyên, có kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội buôn lậu. Các cơ quan tư pháp cần phải có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ trong việc tổ chức các lớp tập huấn nghiên cứu chuyên đề thông qua các cuộc hội thảo của ngành hoặc của hội nghị liên ngành tư pháp để có được những quan điểm thống nhất trong quá trình giải quyết vụ án nói chung, vụ án buôn lậu nói riêng.

88

Tăng cường hơn nữa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các cơ quan tư pháp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác phòng ngừa tội phạm, nhất là cơ sở vật chất của các cơ quan cấp huyện như văn phòng làm việc, trang thiết bị làm việc như máy tính…, nơi giam giữ, công cụ phục vụ công tác điều tra, hội trường xử án…

Đối với từng cơ quan tư pháp cũng cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội buôn lậu.

3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan điều tra

Đối với hoạt động của cơ quan điều tra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cần quán triệt và thực hiện tốt nhiệm vụ mang tính giải pháp chung, đó là đổi mới tổ chức, hoạt động các Cơ quan điều tra phải nhằm tạo lập cơ chế pháp lý hữu hiệu kiểm soát sự tuân thủ pháp luật và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo đảm an toàn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cần có những giải pháp đồng bộ, về tăng cường cơ sở pháp lý, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, công tác chỉ huy, chỉ đạo nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập nảy sinh, đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm. Trước mắt, góp phần đẩy

Một phần của tài liệu Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 – 2013) Luận văn ThS. Luật (Trang 81 - 105)