Theo Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK thì điều kiện để một CTCP có thể niêm yết cổ phiếu của mình trên TTCK là:
* Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm xin phép niêm yết từ 5 tỷ đồng Việt Nam trở lên; có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm xin phép niêm yết phải có lãi.
* Đối với DNNN CPH và niêm yết ngay trên TTCK, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm xin phép phải có lãi.
* Các cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát của công ty phải cam kết nắm giữ ít nhất 50% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 03 năm, kể từ ngày niêm yết.
* Tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty do ít nhất 50 cổ đông ngoài tổ chức phát hành nắm giữ. Đối với công ty có vốn cổ phần từ 100 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì tỷ lệ này tối thiểu là 15% vốn cổ phần.
1.4 Những luận văn trong lĩnh vực Dược đã đề cập tới vấn đề này:
Đã có một luận văn trong lĩnh vực Dược đề cập tới vấn đề TTCK. Đó là luân văn của sinh viên Lê Anh Dũng có tên:
“Khảo sát sự biến động về giá một số loại cổ phiếu trên thị trường hiện nay ” (Khoá luận tốt nghiệp Dược sĩ khoá 1998- 2003).
Luận văn đã thực hiện được một số công việc như sau:
* Thực trạng TTCK Việt Nam tính đến thời điểm tháng 4/ 2003: đã có
929 DNNN CPH nhưng trên TTCK tập trung mới chỉ có 21 công ty CPH, thuộc các ngành khác nhau, niêm yết chứng khoán.
* Khảo sát một số loại cổ phiếu đang niêm yết: đề tài đã chọn 4 công ty
đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam để phân tích sự biến động về giá của 4 loại cổ phiếu trên TTCK là:
Công ty cổ phần cơ điện lạnh- REE niêm yết ngày 28/07/2000.
Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông- SACOM niêm yết ngày 28/07/2000.
Công ty cổ phần giấy Hải Phòng- HAPACO niêm yết ngày 04/08/2000. Công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương- TRANSIMEX niêm yết ngày 04/08/2000.
* Kết quả khảo sát ở một số công ty cổ phần Dược phẩm:
+ Số lượng doanh nghiệp đã cổ phần hoá trong ngành Dược Việt Nam: 58.
Nhưng vẫn chưa có công ty nào tham gia niêm yết trên TTCK.
+ Tìm hiểu lý do, nguyên nhân mà ngành Dược chưa tham gia niêm yết trên TTCK.
Luận văn đã chọn 3 công ty cổ phần lớn ở miền Bắc để khảo sát:
Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế TRAPHACO. Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây.
Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà.
Luận văn đã nghiên cứu 3 công ty này dựa trên một số mặt:
+ Lĩnh vực hoạt động.
+ Cơ cấu cổ đông.
+ Loại cổ phần: số lượng và mệnh giá. + Doanh thu, lợi nhuận và cổ tức.
Từ các thông tin này đem so sánh với điều kiện tiêu chuẩn để tham gia niêm yết trên TTCK.
Kết quả thu được:
+ Về vốn điều lệ: cả 3 công ty đều chưa đạt điều kiện về vốn điều lệ (theo quy định là 10 tỷ) tại thời điểm khảo sát (năm 2003).
+ Về lợi nhuận: trong 2 năm sau cổ phần hoá (năm 2000 và 2001) các công ty đều làm ăn có lãi (Lợi nhuận đều đạt từ 5 - 8 tỷ). Điều kiện này thoả mãn với Nghị định 48/1998/CP yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất.
+ Về cổ tức: mức trả cổ tức hàng năm cao hơn nhiều so với mức lãi suất tiền gửi ngân hàng (TRAPHACO 18%/năm, Hà Tây 20%/năm, lãi suất gửi ngân hàng 7,2%/năm).
+ Về cơ cấu cổ đông: tỷ lệ cổ đông ngoài công ty chiếm tỷ lệ nhỏ. Theo điều 21 Nghị định 48/1998/CP yêu cầu phải tối thiểu 20% vốn cổ phần được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành, thì với tỷ lệ 10% và
18% của Hà Tây và Traphaco là chưa đủ.
Khi phỏng vấn Ban Giám Đốc của các công ty thì thấy họ chưa sẵn sàng vì nhiều lý do khác nhau:
Thứ nhất: Việc huy động vốn bằng cách vay ngân hàng dễ dàng.
Thứ hai: TTCK là một lĩnh vực mới đối với các CBCNV kể cả các nhà quản lý trong công ty. Do đó phải đầu tư về tiền và thời gian để đào tạo.
Thứ ba: ba công ty này ngại tiếp xúc với hệ thống kiểm toán.
Thứ tư: TTCK chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như các
công ty tham gia niêm yết.
Thứ năm: Cả 3 công ty đều chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước nên khó tham gia TTCK.
Thứ sáu: CTCPD Nam Hà và TRAPHACO có ý kiến về vấn đề xã hội hoá
tức là 20% cho cổ đông ngoài công ty là khó thực hiện.
Tôi sẽ tiếp tục đánh giá khả năng tham gia TTCK của 2 công ty:
Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế TRAPHACO Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây
vào thời điểm hiện nay (năm 2005, hai năm sau khi luận văn của sinh viên Lê Anh Dũng đã hoàn thành); theo các điều kiện mới mà Nhà nước mới sửa đổi để một CTCP có thể tham gia niêm yết trên TTCK.
Cụ thể là:
+ Về vốn điều lệ: (đến tháng 12/2004) Hai công ty Traphaco và Hà Tây đã đạt từ 5 tỷ đồng Việt Nam trở lên hay chưa?
+ Về lợi nhuận: Tình hình tài chính của cả 2 công ty này có lành mạnh hay không? Hoạt động kinh doanh trong năm 2004 có lãi hay không?
+ Về cơ cấu cổ đông: Số lượng vốn cổ phần phát hành ra ngoài của 2 công ty chiếm bao nhiêu phần trăm? và số lượng vốn cổ phần này do bao nhiêu cổ đông ngoài công ty nắm giữ?
Sau khi đánh giá xong các các điều kiện nêu trên thì đã có thể kết luận 2 công ty này có đủ điều kiện tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK hay không? Và tìm hiểu xem 2 công ty này có muốn niêm yết hay không? Lý do tại sao?
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
* Một số công ty cổ phần Dược tại miền bắc: Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Traphaco, Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây qua một số đối tượng cụ thể:
+ Ban giám đốc, HĐQT, Ban kiểm soát. + Vốn điều lệ, số lượng cổ phần.
+ Doanh thu, lợi nhuận, cổ tức.
* Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Dược giai đoạn 2000- 2004.
2.2 Nội dung nghiên cứu:
* Tiến trình CPH DNNN giai đoạn 2000-2004
Thông qua một số chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu về số DNNN chuyển thành CTCP.
+ Chỉ tiêu về số DNNN thực hiện CPH so với kế hoạch. + Chỉ tiêu về kế hoạch CPH DNNN đến năm 2005.
* Thực trạng tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Dược giai đoạn 2000- 2004
Thông qua một số chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu về số DNDNN chuyển thành CTCP.
+ Chỉ tiêu về số DNDNN thực hiện CPH phân theo vùng. + Chỉ tiêu về số DNDNN thực hiện CPH so với kế hoạch.
+ Chỉ tiêu về tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ tại các DND sau khi thực hiện kế hoạch CPH.
* Đánh giá khả năng tham gia thị trường chứng khoán của hai công
ty cổ phần Dược: Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế TRAPHACO, Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây thông qua một số chỉ tiêu:
+ Vốn điều lệ.
+ Tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2004.
+ Số cổ phần công ty phát hành ra ngoài, số người ngoài công ty nắm giữ số cổ phần này.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp hồi cứu số liệu. * Phương pháp so sánh.
* Phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu. * Phương pháp tỷ trọng.
* Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (bằng bộ câu hỏi hoặc trực tiếp).
2.4 Xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoít Excel 2003 for Windows. Trình bày kết quả bằng Microsoít Words 2003 for Windows.
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN
3.1 Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam được bắt đầu vào năm 1992 bằng chỉ thị số 202/CT của Hội Đồng Bộ Trưởng về thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP. Nếu tính từ doanh nghiệp được CPH đầu tiên vào năm 1992 thì đến năm 1997 (trong vòng 5 năm) cả nước mới CPH được 28 DNNN. Chỉ sau khi Chính phủ ban hành nghị định 44/NĐ-CP/1998 thì tiến trình CPH DNNN mới có bước tiến khá nhanh, mà đỉnh cao là năm 1999 đã CPH được 242 DNNN. Tôi tiến hành khảo sát tiến trình CPH DNNN giai đoạn 2000-2004 thông qua một số chỉ tiêu như sau:
3.1.1 Chỉ tiêu về số DNNN chuyển thành CTCP
Số DNNN tiến hành CPH trong giai đoạn 2000-2004 so với các giai đoạn trước đó đã có những chuyển biến tích cực. Số lượng DNNN CPH được thể hiện rõ nét qua bảng 3.1 và hình 3.1:
Bảng 3.1: Sô DNNN được CPH qua các năm
Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Số DNNN đã CPH 212 205 164 532 753 Tổng số DNNN đã CPH 588 793 957 1489 2242 So sánh định gốc (%) 100 134,9 162,7 253,2 381,3 So sánh liên hoàn (%) 100 134,9 120,7 155,6 150,6 Tổng số DNNN 5585 5427 4724 4296 Tỷ lệ (%) số DNNN đã CPH so với số DNNN hiện có 10,5 14,6 20,3 34,7
(Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN)
I
!
Hình 3.1: Biểu đồ về sô DNNN CPH qua các năm từ 2000- 2004 Nhận xét:
Sau khi Nghị định 44/NĐ-CP/1998 được ban hành thì số lượng DNNN CPH tăng lên nhanh chóng. Đỉnh cao là năm 1999 với 242 DNNN được CPH. Nhưng sang các năm 2000 đến 2002, số DNNN CPH trong từng năm có sự giảm sút. Cụ thể: năm 2000, chỉ có 212 DNNN CPH; năm 2001 là 205 DNNN thực hiện CPH; và năm 2002 có 164 DNNN CPH. Như vậy tổng số DNNN đã CPH tính đến hết năm 2002 là 957 doanh nghiệp.
Số DNNN thực hiện CPH trong giai đoạn từ năm 2000-2002 có xu hướng giảm đi do nhiều nguyên nhân nhưng có thể kể ra một số nguyên nhân như sau:
* Thứ nhất là do nhận thức và hành động của cán bộ lãnh đạo một số cơ quan quản lý Nhà nước, các tổng công ty, các doanh nghiệp chưa thực sự quyết tâm thực hiện CPH.
S ố DN 2500- 2000H 1500 100<H 500 2000 2001 2002 2003 2004 N ăm ES SỐ DNNN đã CPH m Tổng s ố DNNN đã CPH
* Thứ hai là do việc triển khai và thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước chưa nghiêm, nhất là khi có Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX của Đảng thì tiến trình CPH có xu hướng chậm lại.
* Thứ ba là do thực tế chưa thực sự có sân chơi bình đẳng, hay một môi
trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế có cơ hội cùng nhau phát triển.
* Thứ tư là do tâm lý không an tâm và muốn dựa vào Nhà nước, chấp
nhận hình thức "chân trong, chân ngoài" hơn là CPH để rồi có thể bị rủi ro mất việc của người lao động.
Đến năm 2003, số lượng DNNN CPH trong năm lại tăng lên. Trong năm này đã có 532 DNNN CPH. Tổng số DNNN đã CPH là 1489 doanh nghiệp. Đặc biệt năm 2004, số lượng DNNN tham gia CPH tăng rất cao-753 doanh nghiệp, nâng tổng số DNNN đã CPH lên con số 2242 doanh nghiệp.
Từ bảng 3.1 ta có hình 3.2:
T ỷ lệ (%)
—• —•N h ịp định gô'c —■ —Nhịp liên hoàn
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh nhịp định gốc và so sánh nhịp liên hoàn tổng sô DNNN đã CPH (từ 2000- 20041
7 năm trước đó chiếm hơn 50% số DNNN CPH, đã đưa tổng số DNNN tiến hành CPH lên 588 doanh nghiệp. Tiến trình CPH sau năm 2000 có tiến triển qua các năm. Nếu lấy năm 2000 làm gốc để so sánh thì sang năm 2001 tỷ lệ gia tăng các doanh nghiệp CPH là 134,9%; tăng 34,9% so với năm 2000. Tương ứng năm 2002 là 162,7% tăng 62,7%; năm 2003 là 253,2% tăng
153,2%. Sang năm 2004, Nghị định 187/2004/NĐ- CP về chuyển DNNN
thành CTCP được Chính phủ ban hành, đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình CPH DNNN. Tính đến hết tháng 12/2004 số lượng CTCP đã tăng lên 381,3% so với năm 2000.
Như vậy, ta có thể thấy rằng: càng về sau, tốc độ CPH các DNNN càng được đẩy mạnh. Đây là một sự tiến bộ trong tiến trình CPH DNNN.
3.1.2 Chỉ tiêu về sô DNNN thực hiện CPH so với kế hoạch
Thực hiện chỉ thị 20/1998/CP- TTg và chỉ thị số 01/2003/CT-TTg của Thủ tướng ngày 16/1/2003 về việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN, công tác này trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các Bộ, ngành, các Tổng công ty và các địa phương đã lên phương án CPH DNNN trực thuộc. Tình hình thực hiện CPH được trình bày trong bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2: Số DNNN thực hiện CPH so với kế hoạch đặt ra trong giai đoạn 2000-2004 Năm Chỉ tiêu — 2000 2001 2002 2003 í 2004 Số DNNN CPH theo kế hoạch 337 345 374 —ì--- ị 927 676 Số DNNN thực hiện CPH 212 205 164 ...ị--- 532 j 753 Tỷ lệ (%) thực hiện/kế hoạch 62,9 59,4 43,8 1--- 57,4 ._ j--- 111,4 Tổng số DNNN CPH theo kế hoạch 712 1057 1431 2358 3034 Tổng số DNNN đã thực hiện CPH 588 793 957 1489 2242
(Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mói và phát triển doanh nghiệp)
2000 2001 2002 2003 2004 N ăm
CH Tổng s ố DNNN đã thực hiện C P H □ Tổng s ố DNNN d ự kiến CPH
Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn tổng sô DNNN thực hiện CPH so với
Hình 3.4: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % thực hiện CPH các DNNN so vói kế hoạch từ 2000-2004
Nhận xét: Năm 2000 có 588 DN thực hiện CPH so với kế hoạch đặt ra là 712 DN tức là mới chỉ đạt 62,9% kế hoạch đề ra. Trong các năm tiếp theo thì
tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch lại có xu hướng giảm đi: năm 2001 đạt 59,4%; năm 2002 đạt 43,8%; năm 2003 có 532 DN thực hiện CPH là năm đột phá về số lượng DNNN thực hiện CPH-SO với các năm trước đó, nhưng cũng chỉ đạt được 57,4% kế hoạch đặt ra.
Sang năm 2004, số DNNN tiến hành CPH tiếp tục tăng lên và đạt được con số là 753 doanh nghiệp CPH. So với kế hoạch đặt ra là 676 doanh nghiệp thì đã đạt 111,4%. Sở dĩ số DNNN CPH cao như vậy là do các doanh nghiệp đáng lẽ phải CPH từ các năm trước đã không hoàn thành mà đến năm 2004 mới hoàn thành tiến trình CPH của mình, nên số doanh nghiệp này đã được tính vào năm 2004.
3.1.3 Chỉ tiêu về kế hoạch cổ phần hoá DNNN đến năm 2005
Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng số 01/2003/CT-TTg ngày 16/01/2003 về tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả DNNN các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh việc xây dựng đề án sắp xếp DNNN đến năm 2005. Lộ trình sắp xếp DNNN giai đoạn 2003- 2005 được trình bày trong