tác giữa Nhật Bản và các nước Mê Công trong khuôn khổ năm giao lưu Mê Công – Nhật Bản, đặc biệt là sự kiện Những ngày du
2.2.2. Những hạn chế
Có thể nói, thời gian qua công tác ngoại giao phục vụ kinh tế đã được dư luận đánh giá cao và được các địa phương, doanh nghiệp hưởng ứng. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của công tác kinh tế đối ngoại trong tình hình mới, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa tương xứng với công sức và nỗ lực, do còn những hạn chế, khó khăn cả khách quan và chủ quan. Đó là:
Thứ nhất, sự chuyển biến về nhận thức và hành động ở các cơ quan đại diện chưa thật sự đồng đều, toàn diện. Một số cơ quan đại diện còn chưa
chủ động phát huy vai trò tai mắt, đầu mối tại nước sở tại, chưa theo dõi, đánh giá sâu sát quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với nước sở tại. Công tác nghiên cứu tiềm năng, chính sách, luật lệ, kinh tế, thương mại của các nước trong khá nhiều trường hợp chưa đi vào cụ thể, thiết thực phục vụ cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp và việc thể chế hoá dẫn đến nhận thức chưa được sâu rộng, chưa biến nội dung này thành mối quan tâm thường xuyên và bức bách hàng ngày, chưa biến thành nhiệt tình công tác. Một số
CQĐD vẫn theo cách làm cũ, tương đối thụ động, mang tính chất đối phó, chưa tích cực phát hiện ra các cơ hội kinh doanh, đầu tư để cung cấp cho trong nước và chỉ đạo các hoạt đông liên địa bàn. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vẫn còn có nhiều khó khăn, lúng túng. Sự phối hợp giữa CQĐD và các doanh nghiệp chưa được chặt chẽ và thường xuyên, nhiều khi còn mang nặng tính hình thức. Mối quan hệ này thực tế được thiết lập trên cơ sở quen biết giữa một số doanh nghiệp và CQĐD còn đối với doanh nghiệp khác thì chỉ là bị động. Các doanh nghiệp và địa phương trong nước chưa quan tâm nhiều đến công tác này, chưa có một tác phong kinh doanh thật sự để có thể tận dụng các ưu thế hỗ trợ kinh tế của ngoại giao mang lại. Ở mức độ liên ngành, nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của ngoại giao trong công tác phụ vụ kinh tế vẫn chưa được rõ ràng, nhận thức về sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn chưa cao. Việc xây dựng quan hệ với kênh phân phối, tiếp thị, với các đầu mối nhập khẩu tại nhiều nước sở tại chưa được nhiều cơ quan đại diện chú trọng đúng mức. Do đó, hiệu quả trợ giúp cụ thể địa phương và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số vấn đề phức tạpap nảy sinh trong hoạt động kinh tế đối ngoại như lừa đảo trong xuất khẩu lao động; lao động bỏ trốn; những vi phạm hợp đồng về chất lượng, thời hạn giao hàng; tham dự hội chợ, triển lãm rồi bỏ trốn… của một số cá nhân, tổ chức làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ quan đại diện và hình ảnh của Việt Nam. Thêm vào đó, các cơ quan đại diện của ta gặp nhiều khó khăn khi triển khai các hoạt động xúc tiến kinh tế đối ngoại do hạn chế về nguồn kinh phí.
Nhìn chung, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc xây dựng đội ngũ của nghành ngoại giao và cải tiến tổ chức bộ máy của các cơ quan đại diện ngoại giao không được đào tạo chuyên môn về kinh tế, do đó thiểu hiểu biết về kinh tế, thương mại. Ở hầu hết các cơ quan đại diện, số cán bộ có hiểu biết chuyên sâu và kinh nghiệm về kinh tế rất hạn chế, đa số cán bộ đều thiếu kỹ năng tác nghiệp cụ thể như kỹ năng đánh giá dự án, hợp đồng, đối tác… Thêm vào đó, không ít các bộ chưa tâm huyết, hay nói một cách đơn giảm, “ chưa thích”
công tác kinh tế, thiết lập quan hệ với đối tác. Như vậy, không có cách gì khác là phải tích cực bồi dưỡng kiến thức kinh tế cho cán bộ ngoại giao.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ngành Ngoại giao của các nước đều chú trọng và coi đây là khâu quyết định hiệu quả của công tác phục vụ kinh tế. Ví dụ, Oxtraylia và Singapo tuyển dụng các bộ ngoại giao với tiêu chuẩn cao (thường chỉ tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học xuất sắc), yêu cầu cán bộ ngoại giao phải có chuyên môn mở rộng để xử lý các vấn đề kinh tế- chính trị được giao. Bộ Ngoại giao của hai nước trên đều rất chú trọng đào tạo ngắn hạn và liên tục cho cán bộ, trong đó chủ yếu tập trung nâng cao các kỹ năng kinh tế và nghiệp vụ đối ngoại. Hàng năm, cán bộ Ngoại giao ở môt số nước phải trải qua một số khóa đào tạo nhất định, ví dụ Singapo là 100h/1năm, Ôxtrâylia là 5 ngày/ năm.
Như vậy, nếu các cán bộ ngoại giao nắm vững chủ trương, chính sách và được trang bị những thông tin, kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế và thủ trưởng cơ quan đại diện có cách tổ chức bộ máy cho phù hợp với đặc thù của địa bàn sở tại thì việc triển khai công tác này hoàn toàn có thể đạt hiệu quả cao, ngay cả trong điều kiện số lượng cán bộ của cơ quan đại diện hạn chế.
Thứ hai, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành ngoại giao và cải tiến tổ chức bộ máy của các cơ quan đại diện để phục vụ tốt hơn công tác ngoại giao phục vụ kinh tế. Phần lớn cán bộ ngoại
giao không được đào tạo chuyên môn về kinh tế, do đó thiếu hiểu biết về kinh tế, thương mại. Ở hầu hết các cơ quan đại diện, số cán bộ có hiểu biết chuyên sâu và kinh nghiệm về kinh tế về hạn chế, đa số cán bộ đều thiếu các kỹ năng tác nghiệp cụ thể như kỹ năng đánh giá dự án, hợp đồng, đối tác... Thêm vào đó, không ít cán bộ chưa tâm huyết, hay nói một cách đơn giản là “chưa thích” công tác kinh tế, ít khai thác các buổi tiếp xúc, chiêu đãi để tìm hiểu thông tin, thiết lập quan hệ với các đối tác.
Thứ ba, công tác nghiên cứu, đánh giá và dự báo chiến lược còn chưa
được quan tâm thỏa đáng; công tác phổ biến thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế chưa thật sâu, rộng ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương và cả trong cộng đồng doanh nghiệp.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do công tác Ngoại giao kinh tế là một vấn đề khó khăn, phức tạp, kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới từ điểm xuất phát khá thấp. Trong nhận thức còn có sự khác biệt về chủ trường chính sách như mối quan hện giữa yêu cầu tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế với chống diễn biến hoà bình, giữa mở cửa hội nhập thế giới với bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh; việc xác định nội dung công tác này còn chưa có sự nhất trí cao do khả năng cán bộ còn nhiều mặt hạn chế, thiếu nguốn kinh phí hỗ trợ hoạt động, thiếu các phương tiện thông tin liên lạc…. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được vai trò to lớn của ngoại giao đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nước nhà hiện nay. Ngoại giao là cánh tay đắc lực của Đảng và Nhà nước góp phần duy trì sự phát triển năng động, khắc phục dần khoảng cách về trình độ phát triển với các nước khác. Cụ thể đó là các đóng góp lớn lao cho hoạt động kinh tế đối ngoại như mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh phát triển du lịch và xuất khẩu lao động thu ngoại tệ; thu hút đầu tư, viện trợ xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng trong nước, tranh thủ các nguồnngùôn lực lớn từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
23.3. Một số kinh nghiệm rút ra trong thực hiện ngoại giao phục vụ
phát triển kinh tế
Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ ngoại giao phục vụ kinh tế, các đơn vị trong Bộ, nhất là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Bộ ngoại giao đã đúc kết được một số kinh nghiệm dưới đây.
Thứ nhất, Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp và xúc tiến thương mại với các nước trên thế giới
- Trước tiên phải tìm hiểu luật lệ nước có tranh chấp thương mại nước ta đây là vấn đề có ý nghĩa then chốt trong làm ăn cũng như trong đấu tranh giải quyết các tranh chấp thương mại với nước đó
+ Tìm hiểu sâu về các nhóm lợi ích ở nước đó liên quan đến các bên tranh chấp là điều không thể thiếu được để tiến hành công tác vận động và tập hợp lực lượng trong xử lý các tranh chấp thương mại, có khả năng ngăn chặn hoặc giảm bớt khả năng xẩy ra tranh chấp ngay từ đầu
+ Tìm kiếm, tranh thủ đồng minh cùng có lợi ích với ta, nhất là các nhà nhập khẩu
+ Tìm hiểu về bộ máy và cơ chế xử lý các tranh chấp với các đối tác nước ngoài của nước đó
+ Tìm hiểu và nắm vững về thuế và sử dụng tư vấn/luật sư nước ngoài và vận động hành lang
- Cần phải thực hiện tốt vai trò của cơ quan đại diện: Đại sứ quán cần phải làm tốt công tác thông tin, tư vấn, cảnh báo, vận động sởsơ tại, hỗ trợ kỹ thuật, hậu cần và trực tiếp tham gia đàm phán, sử dụng tổng hợp các kênh vận động và chính trị (chính giới, chính quyền, Quốc hội, dư luận, bàn bè, công ty, các nước khác như trong ASEAN, truyền thông đại chúng sở tại).
- Thực hiện tốt những gì liên quan đến việc xúc tiến thương mại và thâm nhập thì trường của nước đó
Sau đây xin nêu kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp và xúc tiến thương mại giữa nước ta với Hoa Kỳ đó là :
- Phải tìm hiểu luật lệ Mỹ: Hệ thống pháp luật của Mỹ rất phức tạp, bao gồm luật của liên bang và của từng bang. Một lĩnh có thể chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau. Các vụ kiện chống phá giá đòi hỏi phải sử lý theo luật Mỹ. Về thương mại, có Đạo luật về thuế quan thông qua lần đầu tiên năm 1930 và một loạt bổ sung, sửa đổi từ đó đến nay. Việc đưa ra các dư luật mới hoặc điều khoản bổ sung tại Quốc hội Mỹ rất đa dạng, dưới nhiều hình thức và tùy thuộc nhiều vào sức ép, sự vận động của các nhóm lợi ích cục bộ. Phần
lớn những rào cản đối với cá da trơn nhập khẩu của ta đều được thông qua bằng thủ đoạn kỹ thuật sửa đổi bổ sung luật hoặc đạo luật liên quan đến chuẩn chi ngân sách hàng năm như Điều khoản 755, Đạo luật 107-6 về chuẩn cho nông nghiệp năm 2002 quy định không đựoc sử dụng ngân sách để nhập sản phẩm có tên cá da trơn; điều khoản 10806 của Đạo luật trang trại năm 2002 cấm sử dụng tên gọi là cá da trơn với cá nhập khẩu.
Thực tiễn Mỹ luôn sử dụng luật chống phá giá và điều khỏan tự vệ làm biện pháp bảo hộ trá hình. Xu thế này tiếp tục gia tăng trong chính sách của chính quyền Bush, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ sẵn sàng hành động đơn phương. Vì vậy, ngoại giao kinh tế mà cụ thể là Cơ quan đại diện Việt Nam tại Hoa Kỳ cần:
+ Theo dõi sát quá trình làm luật và kịp thời vận động chống lại sự xuất hiện các điều khoản bất lợi ở Quốc hội liên bang và các bang có tầm quan trọng to lớn, hết sức khó khăn. Phải tăng cường theo dõi và vận động, thâm chí cần phải thuê thêm luật sư tư vấn Mỹ, có khi chỉ để có thêm thông tin và động thái để cảnh báo sớm.
+ Mặc dù hệ thống luật pháp và quy trình phát lý rất phức tạp nhằm bảo về quyền lợi Mỹ, nhưng cũng có những quy định khá chặt chẽ về tính minh bạch và quyền của công dân/ các bên liên quan được tiếp cận thông tin. Đây là thuận lợi cần khai thác tốt để có đựoc đầy đủ hơn thông tin cần thiết cho việc theo kiện. Vụ cá da trơn cho thấy ta chưa thật hiểu rõ luật pháp Mỹ, quy trình thủ tục xét xẻ và cơ chế lợi ích phức tạp, dẫn đến việc đánh gía không thật sát, tính khả thi của các phương cách giải quyết vụ kiện, lúng túng lựa chọn phương án tối ưu, thiếu kinh nghiệm trong thuê, tư vấn cho từng khâu, đầu tư không phù hợp thời gian nguồn năng lực vực và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xử lý vụ kiện.
Tìm hiểu sâu về các nhóm lợi ích ở Mỹ liên quan đến các bên tranh chấp là điều không thể thiếu được để tiến hành công tác vận động và tập hợp lực lượng trong xử lý các tranh chấp thương mại, có khả năng ngăn chặn
hoặc giảm bớt khả năng xẩy ra tranh chấp ngay từ đầu. Thực chất, các cuộc tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các nước không chỉ đơn thuần là giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước Mỹ mà còn là sự cạnh tranh quyền lợi giữa nhiều nhóm lợi ích khác nhau trong nội bộ Mỹ. Trong đàm phán hiệp định dệt may cũng như trong quá trình xử lý vụ cá da trơn, phía ta đã cố gắng vận động các nghị sỹ, các nhóm cùng có lợi ích hỗ trợ ta. Các nghị sỹ Mỹ là những người làm luật, có lợi ích chính trị và kinh tế gắn liền với sự ủng hộ của cử tri, với các công ty và tập đoàn liên quan. Trong vụ kiện cá da trơn, một nhóm lợi ích là các nhà sản xuất cá da trơn bốn bang miền Nam đã gây áp lực chính trị đủ lớn để buộc Quốc hội và Chính quyền Mỹ phải có các biện pháp bảo vệ các quyền lợi cục bộ của họ.
+ Tìm kiếm, tranh thủ đồng minh cùng có lợi ích với ta, nhất là các nhà nhập khẩu. Trong vụ cá da trơn, nhóm các nhà nhập khẩu yếu cả về số lượng lẫn tổ chức, không tạo thành một sức mạnh đáng kể, vì cá da trơn nhập khẩiu
chỉ chiếm dưới 20 % thị trường tiêu thụ nội địa Mỹ. Tuy nhiên, ta chưa tranh thủ được sự phối hợp các nhóm lợi ích trong giới nhập khẩu và phân phối cũng như từ phía người tiêu dùng Mỹ.
Trong đàm phán Hiệp định Dệt may song phương, nhân tố quan trọng nhất là nhóm công ty nhập khẩu. Do đây là một cuộc đàm phán, nên ta có điều kiện đánh đổi và thỏa hiệp giữa các quyền lợi khác nhau để đạt một mức
cô taquota cao nhất có thể . Kết quả đàm phán dệt may vừa qua phần nào phản ánh tương quan lực lượng trên. Trong vụ kiện tôm, liên minh các nhà sản xuất tôm miền Nam nước Mỹ, tuy kiện các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ, nhưng thực lực và đối trọng không mạnh (nhập khẩu tôm chiếm 88% thị trường Mỹ; các nước khởi kiện cũng là đối tác kinh tế thương mại trọng của Mỹ như AS, Mỹ la tinh…). Do đó, phán quyết của Mỹ về thuế đánh vào tôm nhập khẩu có tăng nhưng không lớn, chủ yếu nhằm vào Trung Quốc và ta (thuế suất cao hơn) nên các nước vẫn có khả năng tiếp tục xuất khẩu tôm vào Mỹ.
+ Về bộ máy và cơ chế xử lý các tranh chấp với các đối tác nước ngoài của Mỹ: Các cơ quan chính quyền Mỹ cơ bản phối hợp rất chặt chẽ với nhau và giữa họ với doanh nghiệp, địa phương như là “một phe”. Tuy nhiên, do bộ máy công quyền ở Mỹ rất lớn và phức tạp, vị trí chức năng các cơ quan khác nhau nên quyền lợi và quan điểm khác nhau. Bộ thương Thương mại Mỹ có trách nhiệm chính là thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ và bảo vệ sản xuất trong nước nên thiên hướng bảo hộ mạnh. Bộ này chính là một bên trì hoãn việc ký tắt Hiệp định Dệt may song phương với Việt Nam và muốn đơn phương ra