Những nội dung cụ thể của ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay (Trang 43 - 50)

Để đạt được mục đích và đáp ứng yêu cầu đặt ra, công tác ngoại giao phục vụ kinh tế có thể và cần thực hiện tốt những nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, tham gia xây dựng khung pháp lý các văn bản pháp quy về kinh tê vĩ mô nói chung và văn bản chuyên ngành, đặc biệt là việc cung cấp gợi ý kinh nghiệm của các nước. Tăng cường đóng góp vào việc xây dựng,

đổi mới hệ thống pháp luật kinh tế của ta cho phù hợp với yêu cầu của đường lối đổi mới, chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần xây dựng hệ thống luật pháp kinh tế của ta phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế mà ta tham gia. Trong khi tham gia ý kiến với các cơ quan hữu quan trong nước đối với các dự thảo văn bản pháp quy về kinh tế cần chú ý việc cung cấp gợi ý kinh nghiệm của các nước, còn đối với các văn bản liên quan đến hợp tác quốc tế là các khía cạnh pháp lý và quan hệ đối ngoại.

Thứ hai, nghiên cứu kinh tế các nước, kinh tế thế giới, khu vực, các tổ chức kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; nghiên cứu kinh tế Việt Nam

để góp phần hoạch định các chủ trương, chính sách kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.

Trong bối cảnh mới, đặc biệt là trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới, công việc này cần được tăng cường với chất lượng cao hơn để có những đề xuất tham mưu có giá trị cao về chủ trương, chính sách với Đảng và Chính phủ. Trước mắt tập trung đóng góp tốt vào việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế quốc tế và các chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng; thông tin những kinh nghiệm của các nước trong việc điều hành nền kinh tế, xử lý những vấn đề nổi cộm phát sinh.

Thứ ba, tìm hiểu nhu cầu, khả năng về các mặt của các đối tượng các nước và các tổ chức quốc tế, khả năng và nhu cầu của các Bộ, ngành trong nước để đề xuất kiến nghị với Chính phủ có chủ trương chính sách làm ăn với từng nước. Hiện nay và trong thời gian tới cần tập trung vào các mặt, các lĩnh

 Đóng góp vào quá trình đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới;

 Xúc tiến thương mại, trong đó đặc biệt là tìm kiếm những thị trường mới mở rộng thị trường để tăng cường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và xuất khẩu lao động của Việt Nam;

 Thu hút FDI và các hình thức đầu tư quốc tế khác;

 Vận động ODA, các hình thức viện trợ khác và hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng quốc tế, và xử lý nợ nước ngoài;

 Thúc đẩy du lịch và chuyển giao công nghệ…

 Tranh thủ sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp phát triển đất nước.

 Quảng bá văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trên thế giới.

Thứ bốn, hỗ trợ các ngành, địa phương và các doanh nghiệp trong việc móc nối, thẩm tra các đối tác, tìm kiếm và mở rộng thị trường; giúp đỡ các doanh nghiệp làm ăn ở nước ngoài.

Công tác hỗ trợ hoạt động của các bộ/ngành, địa phương và doanh nghiệp rất đa dạng, trong thời gian tới cần:

 Tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường quốc tế cho xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, người lao động và đầu tư của Việt Nam;

 Đẩy mạnh hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trong việc tìm nguồn tài trợ, nguồn vốn vay hoặc nguồn đầu tư chung từ các nước và các tổ chức quốc tế cho các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập và mở rộng các hình thức hợp tác với các địa phương hoặc đối tác ở nước ngoài; giúp bảo vệ quyền lợi kinh tế của địa phương, doanh nghiệp ở nước ngoài…

 Giúp các cơ quan và các doanh nghiệp trong nước tìm nguồn hàng, công nghệ, giống vật nuôi và cây trồng mới, tìm đối tác ở ngoài nước kiểm tra đối tác; hỗ trợ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong giao dịch kinh tế giữa trong nước và các đối tác nước ngoài;

 Giúp tư vấn hoặc tìm chuyên gia tư vấn về các vấn đề chuyên môn cho các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp trong nước;

 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đi khảo sát, nghiên cứu thị trường nước ngoài; làm tiếp thị; tham gia triển lãm, hội chợ, hội thảo, hội nghị; ký kết hợp đồng với nước ngoài; tham gia đấu thầu quốc tế; đầu tư ở bên ngoài; đòi nợ ở nước ngoài; giải quyết tranh chấp với đối tác nước ngoài; quảng cáo ra bên ngoài; cử nhân viên đi đào tạo tại nước ngoài.

 Cung cấp ngày càng tốt hơn các thông tin kinh tế vĩ mô và vi mô của các nước, đặc biệt là những thông tin cụ thể cần thiết cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

 Tăng cường hỗ trợ du lịch quốc tế ở Việt Nam thông qua việc phổ biến thông tin du lịch và tạo điều kiện thuận lợi về việc cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài và Việt kiều;

 Phối hợp góp phần vào việc đào tạo, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao cho cán bộ và doanh nhân của ta hiểu biết về hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế và năng lực thực hiện các công tác, nhiệm vụ đặt ra trong quá trình này.

Thứ năm, trực tiếp chuẩn bị và tham gia đàm phán ký kết các loại hiệp định, thỏa thuận chính phủ (song phương, đa phương) giữa ta với các nước làm nền tảng pháp lý cho quan hệ hợp tác quốc tế phát triển; Đồng thời theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.

Thứ sáu, công tác thông tin, tuyên truyền và tình báo kinh tế. Cung cấp những thông tin cần thiết, hữu ích, chính xác và kịp thời có ý nghĩa rất quan

trọng đối với việc xây dựng chủ trương chính sách cũng như các hoạt động kinh tế cụ thể của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Nhờ có điều kiện tiếp cận với khối lượng thông tin rộng rãi trên thế giới, có mạng lưới các cơ quan đại diện ở nhiều nước trên các châu lục, ngoại giao có thể là một trung tâm cung cấp những thông tin hữu ích cho các cơ quan kinh tế và các doanh nghiệp.

Công tác thông tin của ngoại giao cần tập trung vào các nội dung chủ yếu nhu các phân tích, đánh giá về tình hình, các xu hướng phát triển của kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế, chiến lược phát triển của các nước; thông tin về thị trường, đối tác, tiến bộ của khoa học công nghệ, cơ chế vận hành, luật lệ, chính sách của các nước và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, kinh nghiệm giải quyết các vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế của các nước.

Giới thiệu đường lối chính sách, luật pháp của Việt Nam, đất nước, con người và những thông tin cần thiết về Việt Nam cho các đối tác kinh tế và du khách nước ngoài góp phần mở rộng quan hệ hợp tác và cơ hội làm ăn, thúc đẩy du lịch giữa ta với các nước. Đây là một công tác mà ngoại giao cần quan tâm thường xuyên và làm tốt hơn.

Nhiều nước sử dụng ngoại giao như một công cụ tình báo kinh tế. Có thể hiểu tình báo kinh tế là công tác thu lượm, phân tích và chọn lọc tìm ra những thông tin có giá trị cao liên quan đến kinh tế, khoa học công nghệ, đặc biệt là các bí mật mà người khác giữ và ta cần để phục vụ cho việc quyết sách hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh. Ngoại giao Việt Nam chưa làm được đáng kể công tác tình báo kinh tế. Trong tương lai cần coi trọng hơn công tác này.

Thứ bảy, tham gia quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liên quan đến chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, ngoại giao cần: Tích cực và chủ động đóng góp vào việc tạo dựng, duy trì và củng cố môi trường quốc tế hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Trước hết cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt, chú trọng đặc biệt tới quan hệ kinh tế, với các nước, các khu vực và tổ chức quốc tế theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa; Tăng cường theo dõi, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại; Làm tốt hơn chức năng đầu mối, kịp thời phát hiện, kiến nghị và phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế giữa ta với các đối tác; thúc đẩy việc củng cố, nâng cao hiệu quả của Uỷ ban hỗ hợp về hợp tác kinh tế và các cơ chế hợp tác song phương khác giữa Việt Nam với các nước; Phối hợp chặt chẽ với các bộ/ngành hữu quan, cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh, lưu trú đi lại giữa các doanh gia và các thủ tục lãnh sự khác một cách thuận lợi nhất; Quan tâm nhiều hơn tới công tác bảo hộ công dân và các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài; đặc biệt tăng cường công tác vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để những người Việt Nam ở nước ngoài về thăm, làm ăn kinh doanh ở trong nước, hoặc đóng góp dưới mọi hình thức cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Tóm lại : Đảng ta luôn chú trọng việc kKÕết hîợp nhuÇần nhuyÔễn

vµà hiÖệu qu¶ả søức m¹ạnh d©ân téộc víới søức m¹ạnh thêời ®đ¹ại, d©ân téộc víới quèốc tÕế, trong ®đãó yÕếu tèố trong n-ưíớc gi÷ữ vai trßò quyÕết

®đÞịnh, t¹ạo cho ®đÊất n-ưíớc søức m¹ạnh tæổng hîợp ®đÓể ph¸át triÓển. Trong thêời kúỳ ®đæổi míới, viÖệc x¸ác ®đÞịnh môục tiªêu ®đèối ngo¹ại cñủa §Đ¶ảng vµà Nhµà n-ưíớc ta lu«ôn dùựa trªên c¬ơ sëở lîợi Ýích quèốc gia d©ân téộc, ®đåồng thêời quan t©âm ®đóúng møức ®đÕến nghÜĩa vôụ

quèốc tÕế cñủa §Đ¶ảng ta víới t-ư c¸ách méột ®đ¶ảng céộng s¶ản cÇầm quyÒền. §Đèối víới ViÖệt Nam hiÖện nay, lîợi Ýích quèốc gia d©ân téộc

c¬ơ b¶ản, ch©ân chÝính vµà cao nhÊất vÒề ®đèối ngo¹ại lµà gi÷ữ v÷ững hoµà b×ình ®đÓể ph¸át triÓển. Do ®đãó, môục tiªêu ®đèối ngo¹ại lµà ph¶ải t¹ạo lËập ®đ-ưîợc m«ôi tr-ưêờng quèốc tÕế hßòa b×ình thuËận lîợi cho c«ông cuéộc ®đæổi míới, ph¸át triÓển kinh tÕế-x·ã héội theo ®đÞịnh h-ưíớng x·ã héội chñủ nghÜĩa, thùực hiÖện môục tiªêu d©ân giµàu, n-ưíớc m¹ạnh, x·ã héội c«ông b»ằng, d©ân chñủ, v¨ăn minh. Vì vậy ho¹ạt ®đéộng

®đèối ngo¹ại phôục vôụ ph¸át triÓển kinh tÕế ®đ-ưîợc ViÖệt Nam ®đÆặc biÖệt quan t©âm thóúc ®đÈẩy vµà ®đ¹ạt nh÷ững thµành tùựu rÊất khÝích lÖệ, gãóp phÇần quan träọng ®đèối víới sùự ph¸át triÓển kinh tÕế- x·ã héội cñủa ®đÊất n-ưíớc.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay (Trang 43 - 50)