Mục tiêu, yêu cầu của các hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế hiện nay

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay (Trang 41 - 43)

kinh tế hiện nay

Mục tiêu tổng quát: Hoạt động ngoại giao hiện nay hướng mạnh vào

mục tiêu rất quan trọng là: Đi đôi với việc phát huy nội lực phải mở rộng hợp tác kinh tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hiệu quả, tận dụng tiềm năng của sự hợp tác quốc tế bình đẳng và cùng có lợi nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó mục tiêu tổng quát của hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế là tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của đất nước, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với nước ngoài, phục vụ thiết thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Yêu cầu đối với công tác ngoại giao phục vụ kinh tế: Căn cứ vào sự chỉ đạo của lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Một là, đóng góp vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách kinh tế

của Đảng và Nhà nước, tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong điều hành nền kinh tế đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Đây là nhiệm vụ được lãnh đạo Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ đạo sát sao và yêu cầu ngành ngoại giao phải phát huy những ưu thế của ngành, cố gắng thực hiện cho tốt và có hiệu quả chức năng làm tai mắt cho lãnh đạo. Ngành ngoại giao phải có nhiệm vụ nắm được tình hình bên ngoài, dự báo đúng biến động và chiều hướng của tình hình thế giới, tình hình khu vực, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước ở cả tầm vĩ mô và vi mô, cả kinh nghiệm của các nước thành công và bài học của các nước không thành công, cung cấp những thông tin có giá trị cho việc hoạch định và điều hành nền kinh tế đất nước.

Hai là, góp phần xây dựng thể chế pháp lý cho quan hệ giữa ta với các

nước, hình thành một hệ thống đồng bộ các thỏa thuận, cũng như các hiệp định để làm nền tảng cho mối quan hệ hợp tác quốc tế; tham gia và hỗ trợ việc chuẩn bị đàm phán ký kết các hiệp định thỏa thuận chính phủ giữa nước ta với các nước, cũng như thực hiện tốt việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các thỏa thuận, hiệp định đã được ký kết cả phía ta và phía bạn; Góp phần xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế của nước ta cho phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và phát triển các luật lệ, quy định quốc tế nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ba là, tham gia triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế,

đặc biệt là về kinh tế đối ngoại, hỗ trợ và làm chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp trong nước trong hợp tác, làm ăn với nước ngoài. Nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế hiện nay là làm thật tốt

công tác tiếp thị, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư, ra sức tìm kiếm, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác. Với lợi thế đặc điểm của ngành cần nắm vững chính sách, luật lệ của nước sở tại, cung cấp nhanh và chính xác những thông tin quan trọng về thị trường, đối tác, nắm bắt kịp thời những nhân tố thuận lợi hoặc không thuận lợi, tăng cường giới thiệu về tiềm năng kinh tế, chính sách, luật lệ và nhu cầu của ta cho các đối tác nước ngoài. Ngành ngoại giao phải là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp trong nước, tạo thuận lợi và hỗ trợ giúp đỡ họ khi ra nước ngoài làm ăn. Ngành ngoại giao thực hiện công việc này trong sự hợp tác và phố hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, các địa phương, cũng như các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam từ năm 2001 đến nay (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)