Trong cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ nhất nổ ra, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa Rodong có thể bắn tới thành phố Osaka của Nhật Bản và đe dọa rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khó hạt nhân

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở Đông Á dưới thời của thủ tướng Koizumi (Trang 52 - 55)

- Quan hệ văn hóa

7 Trong cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ nhất nổ ra, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa Rodong có thể bắn tới thành phố Osaka của Nhật Bản và đe dọa rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khó hạt nhân

có thể bắn tới thành phố Osaka của Nhật Bản và đe dọa rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khó hạt nhân (13-3-1993). Điều này cho thấy mối đe dọa đối với an ninh của Nhật Bản không phải ở đâu xa mà ngay tại cửa ngõ của mình. Không dừng tại đó, ngày 31-8-1998, CHDCND Triều Tiên lại tiếp tục phóng thử tên lửa Taepodong qua biển Nhật Bản. Sự kiện này làm gia tăng lo ngại của người dân và chính giới Nhật Bản và càng củng cố nhận thức của họ về mối đe dọa CHDCND Triều Tiên, bởi sự kiện này cho thấy Nhật Bản rất dễ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

khí hạt nhân và công khai kế hoạch xây dựng Vũ khí hạt nhân đánh chặn. Ngày 1/5/2005, CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa tầm ngắn vào biển Nhật Bản vào thời điểm trước khi diễn ra cuộc họp các thành viên Hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Trong hai tháng 6 và 7 cùng năm, nước này đã thử ít nhất 7 quả tên lửa, trong đó có tên lửa tầm xa Taepodong - 2.

Ngày 9/10/2006, Hãng thông tấn của CHDCND Triều Tiên (KCNA) tuyên bố, lần đầu tiên nước này đã thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân dưới mặt đất. Trước những động thái này của CHDCND Triều Tiên, các cuộc đàm phán, thương lượng đã diễn ra liên tục. Ban đầu nó chỉ là một diễn đàn gồm 3 bên tham gia là Trung Quốc, Mỹ và CHDCND Triều Tiên. Tháng 8 năm 2003, có thêm 3 nước tham gia nữa là Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản. Bốn vòng đàm phán 6 bên đã diễn ra: tháng 2/2004, tháng 6/2004, từ 26/7 đến 7/8/2005, tháng 9 và tháng 11/2005. Tuy nhiên, tất cả các cuộc đàm phán đều rơi vào bế tắc.

Ngày 15/7/2006, Hội đồng bảo an LHQ nhất trí áp đặt lệnh từng phạt CHDCND Triều Tiên sau vụ thử tên lửa. Bản nghị quyết yêu cầu các thành viên LHQ cấm các hoạt động xuất nhập khẩu các nhiên liệu liên quan đến tên lửa cho CHDCND Triều Tiên, và yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng chương trình tên lửa đạn đạo. Tuy vậy vẫn không thay đổi lập trường của CHDCND Triều Tiên với lý lẽ nước này có quyền sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình. Mỹ đã đưa ra các lệnh cấm vận với CHDCND Triều Tiên. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều phản đối vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

- Chính sách của Nhật Bản

Trước cuộc khủng hoảng hạt nhân diễn ra trên bán đảo Triều Tiên lần này, đặc biệt là khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố có vũ khí hạt nhân, trong nội bộ Chính phủ Nhật Bản nổ ra cuộc tranh cãi giữa phái ôn hòa và phái

cứng rắn về cách giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Phái ôn hòa chủ trương tạm hoãn việc cân nhắc biện pháp cấm vận kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên. Phái cứng rắn tỏ ra không khuất phục mối đe dọa từ phía CHDCND Triều Tiên, phải xác định CHDCND Triều Tiên là nước khủng bố, cảnh cáo CHDCND Triều Tiên không nên phán đoán sai lầm quyết tâm của Nhật Bản. Chủ trương nếu như CHDCND Triều Tiên thực sự có vũ khí hạt nhân thì nên đồng thời với đối thoại, cần gia tăng sức ép ngoại giao, đứng về phía Mỹ áp dụng biện pháp kiên quyết, bao gồm cả trừng phạt kinh tế. Cho dù không thực hiện biện pháp cấm vận kinh tế một cách toàn diện của Liên Hợp Quốc thì cũng nên áp dụng biện pháp trừng phạt từng phần như cấm người CHDCND Triều Tiên ở Nhật Bản gửi tiền về nước.

Cục Phòng vệ Nhật Bản nhấn mạnh chủ trương kết hợp vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên với việc tái thiết hệ thống phòng thủ tên lửa để cùng xem xét phối hợp khi Mỹ tiến hành tấn công quân sự đánh đòn phủ đầu với CHDCND Triều Tiên, thậm chí từ bỏ chính sách chuyên phòng thủ, khi bị CHDCND Triều Tiên tấn công vũ trang, có thể tiến hành xâm nhập vào lãnh thổ của CHDCND Triều Tiên. Hạ viện Nhật Bản đã thông qua "Ba dự luật liên quan" gồm "Luật đối sách tình huống tấn công vũ lực", "Đề án sửa đổi luật Lực lượng Phòng vệ", và "Đề án sửa đổi luật tổ chức hội nghị bảo đảm an ninh".

Quá trình thay đổi chính sách của Nhật Bản đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên cho thấy sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố có vũ khí hạt nhân, Nhật Bản cảm nhận được khả năng trở thành mục tiêu tấn công hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đã trở thành hiện thực. Một khi CHDCND Triều Tiên trở thành quốc gia có hạt nhân, môi trường an ninh của Nhật Bản sẽ có những thay đổi. Nếu như CHDCND Triều Tiên phát triển tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân thì mối đe dọa hạt nhân của

CHDCND Triều Tiên sẽ tăng lên vô hạn. Vì thế, Nhật Bản luôn nhận thấy có nguy cơ rất lớn. Do chỉ có thể dựa vào Liên minh Mỹ - Nhật để ngăn chặn khả năng CHDCND Triều Tiên phát động tấn công Nhật Bản, trong chính sách đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản buộc phải dựa vào lập trường cứng rắn của Mỹ, tích cực ủng hộ cấm vận kinh tế đối với CHDCND Triều Tiên. Nhưng Nhật Bản cũng giống như Hàn Quốc, lo ngại bán đảo Triều Tiên nổ ra chiến tranh toàn diện, kiên quyết phản đối giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên bằng biện pháp quân sự. Tuy vậy, xuất phát từ mục tiêu chiến lược nhanh chóng thực hiện bình thường hóa quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên, tăng cường ảnh hưởng của Nhật Bản đối với CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản không đồng tình với quan điểm của Mỹ là thay đổi Chính quyền CHDCND Triều Tiên. Nhật Bản hy vọng thông qua tiếp xúc và đối thoại, đưa CHDCND Triều Tiên đi theo hướng cải cách mở cửa và hòa nhập cộng đồng quốc tế.

2.2. Hợp tác khu vực

Trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực Đông Á, bên cạnh việc tăng cường cải thiện các mối quan hệ song phương chính trong khu vực, Nhật Bản tích cực tham gia và đóng góp vào các khuôn khổ hợp tác trong khu vực nhằm thúc đẩy sự gắn kết và hợp tác cùng phát triển, từ đó đem lại nền hòa bình và thịnh vượng cho khu vực Đông Á và cũng là để bảo đảm cho sự an toàn và thịnh vượng của Nhật Bản, nâng cao vai trò và vị trí của Nhật Bản trong khu vực. Chính sách đó thể hiện trong mối quan hệ của Nhật Bản với ASEAN, Nhật Bản với ASEAN + 3, Hợp tác Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc8

.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở Đông Á dưới thời của thủ tướng Koizumi (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)