Quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc Quan hệ chính trị

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở Đông Á dưới thời của thủ tướng Koizumi (Trang 40 - 45)

- Quan hệ văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật

2.1.2.Quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc Quan hệ chính trị

kinh tế. Quan hệ hai nước rơi vào cục diện khó khăn nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1972.

2.1.2. Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc - Quan hệ chính trị - Quan hệ chính trị

Đối với Nhật Bản, "Hàn Quốc không chỉ chia sẻ những giá trị cơ bản như dân chủ, chủ nghĩa tự do và nền kinh tế thị trường với Nhật Bản, mà còn là một nước láng giềng quan trọng đối với Nhật Bản cả về chính trị và kinh tế"[69, Tr.61]. Hơn nữa, Hàn Quốc cũng là đồng minh với Mỹ, còn có lợi ích chung trong việc cùng đối phó với CHDCND Triều Tiên. Thông qua chuyến thăm Nhật Bản năm 1998 của Tổng thống Hàn Quốc Kim Tê Chung, cũng như chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Keizo Obuchi trong năm 1999, hai nước đã nhất trí gác những vấn đề quá khứ lại phía sau và cùng nhau xây dựng quan hệ đối tác Nhật Bản - Hàn Quốc hướng tới thế kỷ XXI. Kể từ đó, quan hệ song phương đã được cải thiện đáng kể.

Bắt đầu từ năm 2001, do một loạt các sự kiện xảy ra liên quan đến vấn đề lịch sử, tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước và việc Thủ tướng Junichiro Koizumi thăm đền Yasukuni, quan hệ chính trị giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng trở nên căng thẳng.

Trước tiên là việc tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Takeshima

(đảo Dokdo hay Tokdo theo tiếng Triều Tiên). Takeshima là một nhóm đảo nhỏ nằm giữa đảo Honshu của Nhật Bản và phần đông nam bán đảo Triều Tiên thuộc Hàn Quốc, không xa thành phố Busan của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã kiểm soát nhóm các đảo này kể từ tháng 7 năm 1954. Trên đảo không có dân cư sinh sống nhưng được cảnh sát Hàn Quốc đóng giữ nhiều thập kỷ nay.

Đảo nằm án ngữ đường ra Thái Bình Dương của biển Nhật Bản nên có vai trò vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với cả hai phía Nhật Bản và Hàn Quốc. Do đó mà nơi đây trở thành một điểm nóng trong các cuộc tranh cãi về chủ quyền của Nhật Bản và cả Hàn Quốc.

Năm 2005, khi chính quyền tỉnh Shimane của Nhật Bản thông qua dự luật quy định ngày 22/2 là "Ngày Takeshima" để khẳng định chủ quyền đối với hòn đảo (nằm giữa tỉnh Shimane và Hàn Quốc) đã khiến người dân Hàn Quốc phản ứng bằng các cuộc biểu tình và phản đối trong khắp cả nước, trong đó có vụ hai người Hàn Quốc dùng dao chặt đứt ngón tay ngay bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul (ngày 14/3/2005). Những người bảo trợ dự luật nói rằng dự luật nhằm nâng cao nhận thức của công chúng Nhật về chủ quyền hòn đảo. Dự luật đã gây phản đối mạnh mẽ ở Hàn Quốc và chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra phản đối về mặt ngoại giao. Năm 2005, theo dự kiến là năm Hữu nghị Nhật - Hàn. Tuy nhiên, do những diễn biến này, bầu không khí chính trị và ngoại giao giữa hai nước không thuận lợi cho những hoạt động kỷ niệm. Điều đáng chú ý là chuyến thăm Tokyo theo kế hoạch của Ngoại trưởng Hàn Quốc Ban Kimoon vào tháng 3 năm 2005 nhằm phối hợp các chính sách về CHDCND Triều Tiên đã bị hoãn lại.

Một năm sau đó, vào tháng 4 năm 2006, quan hệ giữa Seoul và Tokyo lại bùng lên căng thẳng xung quanh vụ tranh chấp đảo này khi Nhật có ý định tiến hành khảo sát biển gần đó. Hàn Quốc đã đưa 20 tàu tuần tra tới gần đảo Takeshima. Sự việc này đã khiến cho Hàn Quốc từ chối tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo - hyun và Thủ tướng Nhật Bản Koizumi. Hàn Quốc cho rằng Nhật Bản đang tìm cách quốc tế hóa vấn đề tranh chấp giữa hai nước, còn phía Nhật Bản cho rằng Hàn Quốc đã chiếm đóng trái phép quần đảo tranh chấp và rằng Hàn Quốc không nên gắn việc tranh cãi chủ

quyền đảo này với những vấn đề lịch sử. Tranh chấp chủ quyền đối với đảo Takeshima trở thành điểm tranh chấp căng thẳng, bên cạnh các tranh chấp Nhật - Hàn khác.

Điều tồi tệ hơn xảy ra trong quan hệ ngoại giao hai nước thời gian này

vụ cuốn sách giáo khoa lịch sử được biên soạn lại, đã bóp méo lịch sử thực dân của Nhật Bản, liên quan đến ách cai trị thực dân của Nhật Bản đối với Bán đảo Triều Tiên từ 1910 - 1945. Số phát hành mới của cuốn sách giáo khoa này tiếp tục rửa sạch những tội ác trong thời gian chiến tranh của Nhật Bản ở châu Á. Cũng như ở Trung Quốc, cuốn sách đã gây nên làn sóng phản đối dữ dội ở Hàn Quốc. Ngày 13/8/2001, 20 thanh niên Hàn Quốc vốn là võ sinh đã chặt ngón tay tại công viên Independence Gate ở thủ đô Seoul - nơi có một nhà tù mà binh sĩ Hàn Quốc chiến đấu vì hoà bình từng trú ngụ trong thời kỳ quân đội Nhật Bản xâm chiếm nước này.

Thêm vào đó, các chuyến thăm đền Yasukuni hàng năm của Thủ tướng Koizumi cũng dấy lên làn sóng phản đối ở Hàn Quốc. Đặc biệt, chuyến viếng đền Yasukuni vào năm 2006 của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi diễn ra đúng vào dịp Hàn Quốc tổ chức kỷ niệm 61 năm ngày bán đảo Triều Tiên được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản (ngày 15/8/1945), đồng thời là ngày Quốc khánh của Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức, ông thăm đền vào đúng ngày 15/8. Người dân Hàn Quốc cho rằng việc thăm đền Yasukuni là nhằm tô hồng lịch sử, khơi lại thời kỳ đen tối của bán đảo Triều Tiên dưới sự thống trị của phát xít Nhật, đồng thời khuyến khích sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Trong thời gian Nhật Bản chiếm bán đảo Triều Tiên, quân đội Nhật Bản đã bị cáo buộc đã ép khoảng 200.000 phụ nữ, chủ yếu là người Triều Tiên và Trung Quốc, làm nô lệ tình dục. Năm 2001,

bản thân Thủ tướng Koizumi cũng đã thừa nhận “sự phá hủy khủng khiếp” mà quân đội Nhật Bản gây ra cho bán đải Triều Tiên.

Như vậy, có thể thấy vấn đề tranh chấp đảo Takeshima, vấn đề nội dung sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản và việc tới thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Koizumi đã khuấy động trở lại tâm lý chống Nhật Bản ở Hàn Quốc.

- Quan hệ kinh tế

Tuy căng thẳng trong quan hệ chính trị nhưng trong quan hệ kinh tế, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tiến hành các cuộc đàm phán song phương nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư. Để tiến tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do Nhật Bản-Hàn Quốc, Nhóm nghiên cứu liên chính phủ về FTA đã được thành lập vào tháng 7/ 2002 để nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ hợp tác. Tại Hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản - Hàn Quốc tại Băng Cốc ngày 20/10/2003, cả hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng ý khởi động các cuộc đàm phán cho việc ký kết FTA với mục tiêu hoàn tất các cuộc đàm phán quan trọng trong năm 2005. Sau đó, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên tại Seoul vào ngày 22/12/2003 và đã đạt được một thỏa thuận về khuôn khổ cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Năm sau, tại cuộc đàm phán giữa Nhật Bản và Hàn Quốc tại Tokyo (ngày 23 và 25/2/2004) một bản phác về FTA giữa hai bên được đưa ra. Tuy nhiên, kể từ tháng 11/20045

, hai nước đã không đạt được thỏa thuận nào do các vòng đối thoại song phương bị đình trệ do một số bất đồng liên quan đến việc tiêu thụ nông sản, sản phẩm công nghiệp cũng như một số vấn đề liên quan đến lịch sử, tranh chấp lãnh thổ và vụ bắt cóc con tin.

Về thương mại, không thể phủ nhận rằng Nhật Bản đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Bởi vì từ sau khi thực hiện chính sách phát triển hướng vào xuất khẩu, các ngành công nghiệp chủ

yếu của Hàn Quốc đều phải dựa vào nhập khẩu vật liệu và phụ tùng từ Nhật Bản, sau đó Hàn Quốc mới bán các sản phẩm hoàn thiện của mình ra nước ngoài. Vì thế, khi xuất khẩu của Hàn Quốc tăng lên thì cũng đồng nghĩa với việc phải nhập khẩu từ Nhật Bản nhiều hơn. Do ngành công nghiệp sản xuất vật liệu và phụ tùng của Hàn Quốc còn yếu mà Nhật Bản lại là thị trường độc quyền nên cán cân thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản chưa bao giờ đạt thặng dư kể từ khi quan hệ thương mại song phương được nối lại vào năm 1965. Đặc biệt với các mặt hàng như ô tô và chất bán dẫn, Hàn Quốc càng xuất khẩu được nhiều bao nhiêu thì càng phải nhập nhiều vật liệu và phụ tùng từ Nhật Bản bấy nhiêu. Kết quả là Hàn Quốc càng phải chịu thâm hụt thương mại với Nhật Bản.

Thâm hụt thương mại của Hàn Quốc tăng chậm cho đến năm 2002 khi Nhật Bản cố gắng tìm cách thoát khỏi đình trệ kinh tế kéo dài. Kể từ đó, nó tăng tốc với tốc độ nhanh hơn. Năm 2002, thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản là 14,7 tỷ USD đã tăng lên 24,4 tỷ USD vào năm 2004 và tăng tiếp 25,39 tỷ USD vào năm 2006. Đây là mức cao chưa từng có trong lịch sử thương mại 2 nước. Có thể xem bảng dưới đây để thấy rõ mức độ gia tăng thâm hụt thương mại qua các năm, từ 2002 - 2006[28, Tr.47].

Thƣơng mại hai chiều Nhật Bản - Hàn Quốc và cán cân thƣơng mại (2002 - 2006)

Đơn vị: trăm triệu USD, %

Năm Xuất khẩu Tỷ lệ tăng trƣởng Tỷ phần Nhập khẩu Tỷ lệ tăng trƣởng Tỷ phần Cán cân thƣơng mại 2002 151,4 -8,3 9,3 298,6 12,1 19,6 -147.1 2003 172,8 14,1 8,9 363,1 21,6 20,3 -190,4 2004 217,0 25,6 8,5 46,4 27,1 20,6 -244,4 2005 240,3 10,7 8,4 484,0 4,9 18,5 -243,8 2006 265,3 10,4 8,2 519,3 7,3 16,8 -253,9

Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Hàn Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Tuy nhiên cũng do những vấn đề căng thẳng trong quan hệ hai nước thời gian này đã làm ảnh hưởng đến nguồn FDI của Nhật Bản đổ vào Hàn Quốc. Đặc biệt, năm 2003, FDI của Nhật Bản giảm quá nửa so với năm 2001. So với FDI của Hàn Quốc vào Nhật Bản thì có sự chênh lệch khá lớn (xem bảng dưới đây).

Đầu tƣ trực tiếp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc (2001-2005)

Đơn vị: trăm triệu Won

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

FDI của Nhật Bản vào Hàn Quốc 793 543 388 834 1,958

FDI của Hàn Quốc vào Nhật Bản 46 79 –110 270 32

Nguồn: http://www.mofa.go.jp/policy/other/bluebook/2006/03.pdf. Tr35

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở Đông Á dưới thời của thủ tướng Koizumi (Trang 40 - 45)