- Trung tâm nãng suất quốc gia 0,2 Uỷ ban phát triển công nghiêp liên bang 5,
1.3. CUỘC KHỦNG HOẢNG SẮC TỘC NĂM 1969 VÀ HỆ TƯ TƯỞNG RUKUNEGARA.
RUKUNEGARA.
Sau khi Singgapore tách ra khỏi liên bang, các nhà lãnh đạo Tổ chức dân tộc thống nhất Mã lai cảm thấy tự tin hơn và quyết tâm hành động hơn trong việc thực hiên mục tiêu của mình. Trong khi đó, các cộng đồng dân tộc khác, trước hết là cộn g đồng người Hoa, đã phản ứng m ột cách mạnh mẽ đối với việc tăng cường ảnh hường quá lớn của cộng đồng người Mã lai. Do vậy mà, mặc dù Singgapore đã trở thành quốc gia riêng nhưng mâu thuẫn sắc tộc giữa người Hoa và người Mã lai vẫn không hề giảm. Cuộc tranh luận về ngôn ngữ chính thức của quốc gia đã làm cho những mâu thuẫn đó càng có dịp bùng nổ.
Tháng 1/1967, Đại hội của Đảng Liên minh được tiến hành, trong đó, Tuyên bố của Đại hội cho rằng: Chính sách phân biệt sắc tộc của các Đảng đối lập là hết sức nguy hiểm và trong một xã hội đa sắc tộc như Malaixia thì các nhóm sắc tộc chính có thể sống, làm việc cùng nhau và đạt được sự thống nhất trong đa dạng. Tuyên bố cũng cho ràng phương tiện quan trọng đ ể có th ể thống nhất các nhóm sắc tộc đó là áp dụng tiếng Malayu chung cho tất cá các nhóm sắc tộc trong cả nước.
Ban đầu, phái dân tộc trong UMNO đòi công bô' tiếng Malayu là ngôn ngữ quốc gia duy nhất nhưng các đảng của người Hoa và người Ấn đã phản đối tư tưởng này một cách quyết liệt. Do vậy, ngày 3/3/1967, Quốc hội Liên bang đã thông qua Luật về ngôn ngữ quốc gia. Luật này hoàn toàn đáp ứng với yêu cầu của người Mã lai mặc dù có đưa ra một số thoả hiệp như cùng với việc khẳng định tiếng Malayu là ngôn ngữ quốc gia duy nhất thì tiếng Anh có thể được sử dụng như là tiếng nói chính thức trong một số trường hợp, tiếng Trung và tiếng Tamil cũng được sử dụng như là ngôn ngữ không chính thức.
Hình thức thoả hiệp đó là kết quả của một cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ Đảng Liên minh. Ngoài sự bất đồng nội bộ, Liên minh đặc biệt là UM NO còn phải đối phó với cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân Mã lai mà đứng đầu là Đảng Hồi giáo đại Mã lai. Đảng này lên án UMNO đã thoả hiệp với các tổ chức chính trị khác của Malaixia và bán rẻ lợi ích của người Mã lai. Đảng Hồi giáo đòi đưa vào Hiến pháp những bổ sung nhằm tăng đặc quyền của người bản xứ, đòi đặt các nguyên tắc của đạo Hồi làm cơ sờ cho sự phát triển của Malaixia.
Trong bối cảnh của cuộc đấu tranh chính trị này, nhiều đảng phái chính trị đối lập mới được thành lập. Những đảng đó không dựa trên nguyên tắc cộng đồng mà là đại diện cho quyển lợi của các nhóm dân tộc khác nhau, kể
cả người H oa và người Ấn, trong đó đáng kể nhất là Đ ảng Hành động Dân chủ và Đảng Phong trào Nhân dân Malaixia.
Đảng Hành động Dân chủ (DAP) được thành lập năm 1966, là đảng của những người có xu hướng xã hội chủ nghĩa cánh hữu, được tách ra từ Đảng Nhân dân Hành động Singapore. Đảng này có ảnh hưởng trong bộ phận công nhân, tiểu tư sản thành thị và trí thức gốc Hoa. Trong cương lĩnh của mình, Đảng này lên án tư tưởng độc quyền sắc tộc của một cộng đồng và kêu gọi sự thống nhất dân tộc trên cơ sở phi cộng đồng; trong khi thừa nhận tiếng Mã lai là ngôn ngữ quốc gia thì Đảng Hành động Dân chủ cũng đòi phải có những quy định chính thức cho cả tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và tiếng Tamil. Trong cuộc bầu cử vào Nghị viện liên bang năm 1969, Đảng Hành động Dân chủ đưa ra khẩu hiệu "Malaixia của người Malaixia" nghĩa là yêu cầu phải có một Hiến pháp bình đẳng đối với tất cả công dân của đất nước không phụ thuộc vào sắc tộc nào. Khẩu hiệu này dã nhận được sự ủng hộ rất lớn của giới trẻ dặc biệt là giới trẻ người Hoa.
Đảng Phong trào Nhân dân M alaixia (Grakan Rakyat M alaysia) được thành lập năm 1968 bởi nhóm tư sản người Hoa trên cơ sở hợp nhất Công đảng và Đảng Dân chủ Thống nhất. Đảng này đòi thực hiện dân chủ hoá xã hội, đòi quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với tất cả m ọi công dân Malaixia.
Nhìn chung, tiếng nói chung của các đảng chính trị đối lập đều phản đối chính sách của UM NO ưu tiên cho người Mã lai và đưa ra đề nghị thực hiện dân chủ hoá đất nước nhằm đem lại quyền bình đẳng cho m ọi người dân không phân biệt sắc tộc. V à như vậy thì mặc dù các đảng đối lập không có khả năng nêu ra một chương trình hành động rõ ràng cho một xã hội đa sắc tộc để có thể làm đối trọng với chương trình phát triển của Đảng Liên minh nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ rất lớn của các cử tri.
Vì vậy, trong cuộc bầu cử Quốc hội liên bang ngày 11/5/1969, Đảng Liên minh bị thất bại lớn. Mặc dù vẫn chiếm đa số ghế trong Quốc hội nhưng so với cuôc bầu cử trước thì vị trí của Đảng này đã bị giảm sút đáng kể. Trong cuộc bầu cử vào Hội đồng lập pháp các bang ở vùng bán đảo, Đảng Liên minh cũng bị thất bại. Ở các bang Selanggor, Perak, Penang, Đảng Liên minh cũng không giành được da số phiếu.
Ngày 13/5/1969, tại Kuala Lumpur, Đảng Phong trào Nhân dân và Đảng Hành động Dân chủ dã tổ chức một cuộc tuần hành lớn để chào mừmg thắng lợi của mình. Trước tình hình đó, các bộ phận cực hữu trong giới lãnh đạo UM NO đã tập hợp bộ phận quần chúng người Mã lai bất mãn về kinh tế như tầng lớp dân nghèo thành phố, tiểu tư sản, nông dân... để tổ chức một cuộc phản tuần hành. Hành động này đã đưa đến một hậu quả bi thảm nhất trong lịch sử phát triển của Liên bang Malaixia. Những cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu đã diễn ra giữa một bên là những người ủng hộ hai đảng nói trên mà đa phần là người Hoa với một bên là người Mã lai. Liên bang Malaixia ở trong tình trạng rối loạn đến cao độ. Xung đột đẫm máu đã lan ra nhiều vùng của đất nước. Ngày 17/5/1969, tình trạng khẩn cấp được công bố trong toàn quốc. Tính đến cuối tháng 7/1969, "khoảng 200 người chết và 440 người bị thương, 9.000 người bị bắt giam, 5.500 người bị đem ra xét xử. Phần lớn những người bị thương và bị giết là người Hoa" [43; tr. 58]. Phải đến tháng 8/1969, các cuộc xung đột mới được dập tắt. Tình hình chính trị M alaixia ổn định trở lại.
Sau những biến động tháng 5/1969, chính phủ Malaixia đã đặt vấn đề thống nhất dân tộc lên hàng đầu. Dù xuất thân từ người gốc Hoa, gốc An, hay gốc Mã lai thì trên lãnh thổ của liên bang ngày nay, tất cả đều hợp thành một dân tộc Malaxia.
Các nhà lãnh đạo trong Liên minh cầm quyền cho rằng để ổn định tình hình chính trị trong nước cần phải có những biện pháp nhất định để thiết lập
m ột sự chung sống hoà thuận giữa các cộng đồng. H ọ cũng cho rằng một trong nhiều nguyên nhân chính dẫn đến sự kiện ngày 13/5/1969 là do sự thiếu hụt một hệ triết học hoặc một hệ tư tưởng mà nhờ nó có thể làm nguyên tắc để lãnh đạo xã hội M alaixia.
Trên tinh thần đó, tháng 8 /1 9 7 0 , H ội đồng tư vấn quốc gia - m ột cơ quan bao gồm 65 đại diện của chính phủ liên bang và chính phủ của các bang, các đảng phái chính trị, các tổ chức tôn giáo, và các tầng lớp xã hội được thành lập để thảo luận những vấn đề có liên quan tới sự hoà hợp dân tộc và có nhiệm vụ thảo ra một hệ tư tưởng dân tộc nhằm thắt chặt sự thống nhất các dân tộc trong cả nước. Ngày 31/8/1970, chính phủ M alaixia đã thông qua một bản Tuyên bố trong đó trình bày hệ tư tưởng g ọ i là RUKƯNEGARA (nền tảng quốc gia) và coi đó là hệ tư tưởng chính thức của đất nước.
Trong bản Tuyên b ố này, lần đầu tiên ở mức độ chính phủ, các nhà lãnh đạo Malaixia đ ã đặt ra vấn đ ề tồn tại và phát triển của đất nước với tư cách là một quốc gia nhiều sắc tộc và nhấn mạnh rằng mọi hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, x ã hội cũng như trong sự nghiệp giáo dục và văn hoá đều ph ả i nhằm vào mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất dân tộc. Tuyên bố khẳng định để bảo đảm sự hoà hợp dân tộc thì các lợi ích chung nhất thiết phải được đặt cao hơn bất kỳ nhóm sắc tộc nào và nếu như trong trường hợp ngược lại thì sẽ dẫn đến sự mất ổn định, nguy hiểm đối với đất nước.
Rukunegara nêu rõ các mục tiêu của đất nước Malaixia là: Đạt được mục tiêu thống nhất hơn nữa trong nhân dân; Duy trì một lối sống dân chủ; Tạo lập một xã hội công bằng mà trong đó, của cải của đất nước được phân phối công bằng; Bảo đảm một khả năng tồn tại tự do của các truyền thống văn hoá giàu có và đa dạng của đất nuớc; X ây dựng m ột xã hội tiến bộ, định hướng khoa học và công nghệ.
Khi để ra 5 nguyên tắc của Rukunegara, các tác giả của nó cho rằng chỉ khi nào những người M alaixia công nhận 5 nguyên tắc đó m ột cách vô điều kiện thì mới có thể tạo dựng những tiền đề cho sự thống nhất dân tộc. 5 nguyên tắc đó là: Tin vào Đấng tối cao; Trung thành với Quốc vương và đất nước; Tôn trọng H iến pháp; Pháp quyền; Có hành vi và đạo đức tốt [63; p. 2 1 5 ] .
Vẫn trên nguyên tắc thống nhất dân tộc nhưng các tác giả của Rukunegara đã đưa vào đấy hàng loạt các điều khoản nhằm mục đích bảo vệ vị trí ưu thế của người Mã lai. V í dụ như, mặc dù tuyên bố là tự do tín ngưỡng nhưng Rukunegara vẫn đề cao Hồi giáo, khẳng định tôn giáo chính thức của liên bang là đạo Hồi và mọi công dân của liên bang phải có nghĩa vụ trung thành với thủ lĩnh tối cao của liên bang, dân chúng các bang phải trung thành với thủ lĩnh các bang. Với nguyên tắc này, giới quý tộc Mã lai đã tìm thấy ở đấy sự bảo đảm đặc quyền của mình. Hơn nữa, để bảo đảm một cách vững chắc "quyền dặc biệt" của người Mã lai, Hiến pháp sửa đổi năm 1971 nêu rõ: Nghĩa vụ của m ỗi công dân là phải tôn trọng từng câu chữ cũng như tinh thần của Hiến pháp và phải tuân thủ một cách tuyệt đối các điều khoản trong Hiến pháp, cấm không được nghi ngờ hay phê phán những điều khoản của Hiến pháp nói về quy chế của các quốc vương Mã lai, về quyền công dân, về quyền đặc biệt của người Mã lai, về địa vị của Hồi giáo với tư cách là tôn giáo chính thức của quốc gia, về tiếng Malayu với tư cách là ngôn ngữ quốc gia duy nhất....
Đ iều dáng lưu ý là bản Tuyên b ô 'đ ã chính thức công nhận rằng: sự khác nhau về trình độ ph á t triển kinh t ế giữa các cộng đồng là cội nguồn của những mâu thuẫn sắc tộc ở Malaixia. Các nhà lãnh đao U M N O khi nhắc đên sự kiện ngày 13/5 đã chỉ ra rằng: để có thể đạt được sự ổn định là hoàn toàn phụ thuộc vào việc giải quyết vấn đề nghèo đói của dân chúng nói chung, của các cư dân
bản địa nói riêng, và giải quyết sự yếu kém của tầng lớp doanh nghiệp Mã lai. Đ ây chính là những vấn đề cần phải được giải quyết một cách nhanh chóng.
Tóm lại, bằng viộc thông qua Rukunegara làm hệ tư tưởng quốc gia và những sửa đổi H iến pháp nhằm đáp ứng những mục tiêu được nêu ra trong Rukunegara đã có những tác động to lớn đối với sự biến đổi tình hình chính trị - xã hội ở M alaixia vào giai đoạn sau.
1.4. TIỂU KẾT.
Sau khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 1957 - 1970, đặc biệt là sau K ế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1966 - 1970, nền kinh tế M alaixia đã có sự tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh t ế ở M alaixia thời kỳ này không th ể giải quyết được tất cả các vấn đ ề chính trị, x ã hội có liên quan đến sự phát triển và nhiều vấn đề nan giải vẫn còn tồn tại:
Thứ nhất, để phát triển tư bản nhà nước và tư bản tư nhân người M ã lai nhằm hạn c h ế sự kiểm soát của tư bản nước ngoài và tư bản người Hoa, chính phủ M alaixia đã sử dụng “Q uyền đặc biệt” dành cho người Mã lai. Tuy nhiên trên thực tế, “Q uyền đặc biệt” ấy không phát huy được hiệu quả khi m à hầu hết người M ã lai sống tập trung ở khu vực nông thôn và còn đang trong tình trạng nghèo khổ. M ặt khác, những ưu tiên, ưu đãi về vốn và tín dụng w . . . hoàn toàn không có ý nghĩa đối với người M ã lai vì các hoạt động công thương nghiệp phần lớn nằm trong tay người nước ngoài và những người không phải Mã lai, hoặc nếu có thì số người hoạt động trong lĩnh vực này cũng bị yếu kém về trình độ quản lý.' V ì th ế phát triển nông nghiệp và nông thôn lúc bấy g iờ được coi là biện pháp quan trọng và duy nhất để giúp người Mã lai đuổi kịp các dân tộc khác. Song chính sách này đã bộc lộ mặt hạn ch ế c ơ bản của nó là kìm hãm người Mã lai tiếp tục ở vị trí lạc hậu trong các hoạt động kinh tế truyền thống. Chính sách này không những không giải quyết
được ý đồ của nhà nước mà trái lại nó còn gây nên sự bất bình trong các cộng