Phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế mới với vấn đề hoà hợp dân tộc ở Malaixia giai đoạn 1971-1990 (Trang 53 - 58)

- Trung tâm nãng suất quốc gia 0,2 Uỷ ban phát triển công nghiêp liên bang 5,

2.2.2.Phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Bảng 2.5: Phân phối dành cho việc thủ tiêu nghèo khổ và cấu trúc lại xã hội (so với % của tổng số FGDA Phân phối phát triển của chính phủ liên bang)

2.2.2.Phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Sau cuộc khủng hoảng sắc tộc năm 1969, đầu tư cho phát triển nông

nghiệp và nông thôn đ ã trỏ thành một trong những mục tiêu lớn nhất của N EP nhằm giảm sự mất cân đối giữa thành thị và nông thôn. Hơn nữa, cho đến đầu những năm 70, nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng trong nền kinh tế M alaixia, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân và xuất khẩu trong khi đó lại là ngành lạc hậu nhất và là nơi tập trung hầu hết những người nghèo khổ Mã lai đang sinh sống.

Các kế hoạch đầu tư của chính phủ được thực hiện thông qua hình thức chi phí cho phát triển.Trong 4 thời kỳ kế hoạch 5 năm từ 1971 đến 1990, chi phí phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, vượt xa chí phí cho khu vực thương mại và công nghiệp (xem bảng 2.5). Quỹ

phân phối cho ph á t triển nông nghiệp và nông thôn lại chủ yếu dành cho việc thủ tiêu nạn nghèo đói trong khi mục tiêu cấu trúc lại xã hội chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng k ể trong tổng số.

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, chính phủ Malaixia một mặt vẫn tiếp tục đẩy mạnh chính sách Đ ổi mới và đa dạng hoá cây trồng xuất khẩu. Cao su và đặc biệt là cọ dầu là hai loại cây trồng xuất khẩu chủ lực. Bên cạnh đó, nhà nước còn đầu tư phát triển một số loại cây trồng có giá trị xuất khẩu khác như ca cao, hồ tiêu, dừa. Thực hiện chính sách này sẽ giải quyết được hai vấn đề: Một là, giảm sự phụ thuộc vào một loại mặt hàng xuất khẩu truyền thống; Hai là, việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu sẽ làm tăng nguồn thu ngoại tệ.

Mặt khác, chính phủ Malaixia đã đưa ra Chính sách nông nghiệp quốc gia (N A P) vào năm 1984. Với N A P, chính phủ dự tính sẽ nâng mức thu nhập đến mức tối đa và tăng cường khả năng đóng góp của khu vực này vào phát triển kinh tế. N A P nhằm vào ba mục tiêu chủ yếu sau:

♦ Nâng cao năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua việc hiện đại hoá các hộ sản xuất nhỏ và thực hiện quá trình thương mại hoá sản xuất nông nghiệp.

♦ Tiếp tục thực hiện chương trình khai khẩn những vùng đất mới, cải tạo những vùng đất hiện có và hoàn thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.

♦ Thành lập các cơ quan trực thuộc chính phủ như Cơ quan phát triển các hộ nhỏ trồng cao su, Công ty phát triển cây cao su Malaixia, Công ty lúa gạo quốc g ia ... Khu vực tư nhân cũng được nhà nước khuyến khích tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Triển khai nhũng nội dung hoạt động của NAP, trong Chương trình phát triển đất liên bang có hai hình thức là cải tạo và khai hoang, m ờ rộng diện tích đất canh tác:

M ục đích của Chương trình cải tạo đất là nâng cao năng suất lao động của các trang trại hiện có thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, các biện pháp khôi phục đất trồng trọt, phát triển quan hệ thương mại. Chương trình cải tạo đất được thực hiện theo các hướng sau: (1). Chính phủ đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi (tưới, tiêu, trị thuỷ), đường xá, cầu cống. Trong đó bộ phận quan trọng nhất là chương trình phát triển nông nghiệp tổng hợp - IADP; (2). Trồng lại các cây trồng cũ có sản lượng suy giảm như cao su, dầu cọ và các cây trồng khác để nâng cao sản lượng và tăng thu nhập; (3). Củng c ố và hồi phục các trang trại yếu kém và hoạt động không có hiộu quả. Tất cả mọi hoạt động nằm trong chương trình này đều do Cơ quan phục hồi và phát triển đất liên bang - FELCRA điều hành.

Chương trình khai hoang và m ở rộng diện tích đất canh tác là một chương trình phát triển đất mới do Cơ quan phát triển đất liên bang - FELDA chỉ đạo. Trong chương trình này, quỹ dành cho khai hoang đất mới chiếm phần lớn ngân sách phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trong ba thời k ỳ kê hoạch 5 năm, thứ nhất 1966 - 1970, thứ hai 1971 - 1975, và thứ ba 1976 - 1980 quỹ này chiếm 39,8%, 53,5% và 42,2% ngân sách phát triển nông nghiệp và nông thôn [13; tr. 275], Những chi phí của FELDA cho chương trình phát triển đất mới bao gồm hai phần: (1). Những chi phí có liên quan đến việc khai khẩn đất hoang, xây dựng nhà ở và cung cấp các phương tiện lao động cần thiết cho người đi khai hoang; (2). Những chi phí liên quan đến bộ m áy quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng.

N goài ra, chính quyền bang, khu vực tư nhân và các tổ chức thanh niên cũng có các dự án phát triển, khai khẩn đất đai. Những chương trình này được thực hiện dưới sự bảo trợ của các Cơ quan phát triển khu vực - RDAs.

Trong những năm 70, tổng diện tích đất khai hoang là 866,1 nghìn hécta đất, trong đó 455,9 nghìn hécta là do các cơ quan nhà nước liên bang thực hiện. Từ đầu thập kỷ 80 đến nay, mặc dù tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp chậm lại nhưng chương trình phát triển đất mới vẫn được nhà nước đầu tư. Chỉ tính riêng trong giai đoạn K ế hoạch 5 năm lần thứ năm 1986 - 1990, tổng diện tích đất khai hoang là 353.300 hécta, trong đó các dự án do FE L D A thực hiện chiếm 49,7% . Trong tổng số diện tích đất khai hoang nói trên có 88,3% được dành cho cây cọ dầu, 5,9% để trồng cây cao su và 1,3% dành cho ca cao. Chương trình này đã giúp cho việc định cư 2 6 .1 0 0 hộ gia đình, nâng tổng số hộ định cư lên 119.300 vói 7 1 5 .800 người tính đến cuối năm 1990 [13; tr. 277].

Các chương trình hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn. Chương trình hỗ trợ bao gồm nhiều mặt đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn của chính phủ như: Thứ nhất, đào tạo nguồn nhân lực. Đây là biện pháp hàng đầu để nâng cao khả năng quản lý, trình độ chuyên môn và áp dụng côn g nghệ m ới. Thứ hai, thực hiện các chính sách khuyến khích để thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực nông nghiệp bao gồm: (1). Đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Những trợ cấp cho nông dân được thực hiện cả ở lĩnh vực sản xuất và trao đổi, phân phối. Ngân hàng phát triển nông nghiệp, cơ quan phát triển công nghiệp và nông thôn (R ID A ) và các cơ sở tín dụng thực hiện ưu đãi tín dụng cho nông dân trong các dự án khác nhau hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, nhất là ở thời kỳ đầu- (2). Thực hiện các biện pháp khuyến khích người nông dân trồng mới trồng lại các loại cây trồng như cao su, hồ tiêu, lúa. Để khuyến

khích người nông dân trồng lúa, nhà nước thực hiện các dịch vụ hỗ trợ về phân bón, thuốc trừ sâu và k ế hoạch thu mua đảm bảo giá tối thiểu. Thứ ba

hỗ trợ người nông dân nghèo tham gia vào thị trường một cách trực tiếp không phải qua các khâu trung gian và xây dựng các cơ sở chế biến nông sản để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp. Thứ tư, đầu tư cho chương trình nghiên cứu và ứng dụng (R & D). Đây là biện pháp quan trọng gắn liền quá trình nghiên cứu với việc ứng dụng để nâng cao năng suất cây trồng, năng lực sản xuất, tạo điều kiện thúc đẩy sức tăng trưởng nông nghiệp một cách ổn định.

Cũng nằm trong các chương trình hỗ trợ của chính phủ, quỹ phân phối cho dịch vụ xã hội và hạ tầng cơ sở cũng được nhằm vào cả hai mục tiêu của Chính sách kinh tế mới là thủ tiêu đói nghèo và cấu trúc lại xã hội trong đó phần thủ tiêu nạn đói nghèo chiếm phần lớn - 2,5%, 5,6% , 7,1% và 6,8% trong bốn kế hoạch (bảng 2.5). Nhà nuớc thực hiện việc bảo trợ cho người nghèo thông qua các dịch vụ xã hội và phúc lợi công cộng như nhà ở, điện nước, giáo dục, y tế, thông tin... trong đó, chi phí cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi về xã hội.

Cuối cùng là việc thực hiện các chương trình nhằm cải thiện hộ thống phân phối. Đ ó là: Chương trình phát triển cho những người nghèo khổ nhất. Trong chương trình này, nhà nước chú trọng đến nhu cầu thực phẩm và dinh dưỡng cho trẻ em, đảm bảo cho trẻ em được đến trường, được hưởng học bổng- Để dảm bảo cho nguồn thu nhập tốt hơn có chương trình thực hiện các dự án trong trồng trọt và chăn nuôi để thu hút sự tham gia của các hộ gia đình nghèo; N goài ra còn có các chương trình liên kết để phát triển nông nghiệp, thực hiện các biện pháp trợ giúp cho các hộ gia đình nghèo nhằm nâng cao năng suất lao động, thực hiện quá trình thương mại hoá và thị trường hoá các hoạt động sản xuất nông nghiệp; và một số các chương

trình khác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tàng cơ hội về việc làm và thu nhập cho dân cư nghèo ở cả nông thôn và thành thị.

Tóm lại, bằng việc thực hiện chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, chính phủ Malaixia đ ã giải quyết được hai vấn đề quan trọng. M ột là, góp phần nâng cao mức sống của dân cư nông thôn, nơi có tỷ lệ nghèo đói lớn hơn so với thành thị; Hai là, tạo điều kiện cho người M ã lai ở nông thôn tham gia vào các hoạt động kinh t ế của đất nuớc.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế mới với vấn đề hoà hợp dân tộc ở Malaixia giai đoạn 1971-1990 (Trang 53 - 58)