- Trung tâm nãng suất quốc gia 0,2 Uỷ ban phát triển công nghiêp liên bang 5,
Bảng 2.5: Phân phối dành cho việc thủ tiêu nghèo khổ và cấu trúc lại xã hội (so với % của tổng số FGDA Phân phối phát triển của chính phủ liên bang)
2.2.3. Khắc phục sự khác biệt giữa các vùng lãnh thổ.
Khắc phục sự khác biệt giữa các vùng lãnh th ổ là một nhân tô' quan trọng trong việc giải quyết vấn đê sắc tộc ở Malaixia. Vì vậy, Malaixia là một trong những nước có chính sách phát triển vùng sớm nhất ASEAN và cũng là m ột trong những nước đầu tiên thống nhất khái niệm và quan điểm phát triển vùng trong phát triển quốc gia.
Mức độ chênh lệch giữa các vùng ở Malaixia rất lớn. Đây là một thực t ế do lịch sử đ ể lại, phản ánh trình độ phát triển không đồng đều giữa các
sắc tộc - là hệ quả của chính sách cai trị của chính quyền thực dãn trước
đ â y.
Trước hết, sự phát triển không đồng đểu theo lãnh thổ xuất phát từ điểu kiện tự nhiên. Ở M alaixia, điểu kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho sự phát triển nằm ở bờ biển phía Tây, nơi có những đồng bằng rộng và bằng phẳng, khác với những đồng bằng nhỏ hẹp hoặc ngập nước, sình lầy ở bờ phía Đông cũng như khác với vùng đồi núi chạy dọc trung tâm bán đảo.
N ằm trên đường buôn bán Đ ông - Tây, là nơi trung chuyển hàng hoá từ Trung Q uốc sang phía Tây, bán đảo M elaka là một trong những nơi bị
các nước đ ế quốc nhòm ngó sớm nhất ở Đông Nam Á. Bồ Đào Nha Hà Lan và cuối cùng là thực dân Anh luôn tìm cách xâm chiếm và lấy các địa điểm thuận lợi bên bờ phía Tây làm căn cứ như Penang, Melaka. Vùng này lại giàu thiếc, đất đai phì nhiêu, phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị cao như cao su nên đã được thực dân Anh đầu tư khai thác triệt để. Do số lượng người bản xứ quá ít lại là cư dân vốn gắn liền với nông nghiệp lúa nước và nghề đánh cá nên chính quyền thực dân đã tìm cách đưa và khuyến khích nhập cư lao động rẻ mạt từ các nước tới, đặc biệt từ Trung Quốc và Ấn Độ. D o chỉ quan tâm tới các vùng thuận lợi mang lại nhiều lợi nhuận mà hoàn toàn không để ý tới việc phát triển các vùng khác trong cả nước, thực dân Anh ngày càng làm tăng sự khác biệt trầm trọng giữa các vùng trên bán đảo. Đó là chưa kể tới hai bang Sabah và Sarawak cực kỳ kém phát triển nằm cách xa bán đảo trên 75 km về phía Đ ông Nam.
Tình hình đó đã đưa đến một thực tế ở Malaixia sau khi giành được độc lập là: người Mã lai - những chủ nhân chính của đất nước và là người nắm giữ quyền lực chính trị chủ chốt lại phân bố chủ yếu ở những vùng kém phát triển và ngược lại, người Hoa - chiếm 37,2% dân sô' - tập trung phần lớn ở những vùng phát triển nhất.
Ngay sau khi giành được độc lập, hay nói đúng hơn là từ Kế hoạch 5 nãm lần thứ nhất (1966 - 1970), Malaixia đã bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển vùng. Một trong những chiến lược phát triển vùng quan trọng nhất được thực hiện là chiến lược phát triển đất và tài nguyên ở các vùng đất hoang (trên thực tế được chính phủ lồng ghép vào chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn). Đây thực chất là chiến lược khai hoang, xây dựng các vùng kinh tế mới ờ những bang còn nhiều đất nhưng kém phát triển như Pahang, Johore, Kelantan và Terenganu nhằm thu hút những nông dân nghèo tới làm ăn và sinh sống. Ở những bang ít đất hơn như Kedah.
Perils, Negri Sembilan và Melaka chủ yếu thực hiện chiến lược khôi phục và củng c ố đất. Những chiến lược này không chỉ nhằm vào phát triển vùng phát triển nông nghiệp mà còn nhằm tạo ra công ăn việc làm, tăng mức sống cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do yếu tố lãnh thổ còn chưa được chú ý một cách đầy đủ nên kết quả đạt được còn hết sức hạn chế. C h ỉ sau vụ xung đột sắc tộc năm 1969, vấn đề khắc phục sự khác biệt giữa các vùng lãnh thổ mới trở thành một trong những mục tiêu chính trị lớn của quốc gia và Chính sách kinh t ế mới (N EP) đã coi việc phát triển vùng như là một chiến lược trọng điểm trong xây dựng đất nước. Do vậy, việc khắc phục bất bình đẳng về vùng lãnh thổ ỏ Malaixia có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan mật thiết với việc giải quyết vấn đ ề hoà liợp
dân tộc.
K ế hoạch 5 nãm lần thứ hai (1971 - 1975) đặc biệt chú ý tới việc xác định các vùng kém phát triển và các khu vực kinh tế có tiềm năng để đầu tư. Song phải tới K ế hoạch 5 năm lần thứ ba (1976 - 1980) thì chiến lược phát triển lãnh thổ mới thực sự được đặt ra rõ ràng: Ở những vùng có tiềm năng kinh tế, chính phủ thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu, phát triển đô thị và các đặc khu kinh tế; Đẩy mạnh phát triển các
i
bang bờ biển phía Đ ông thông qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên tại chỗ; Khuyến khích lao động di cư từ các vùng đông đúc và phát triển tới các vùng kém phát triển hơn; Thực hiện phân tán công nghiệp bằng cách ưu đãi thuế quan và tạo điéu kiện thuận lợi khuyến khích phát triển công nghiệp ở những vùng kém phát triển...
Tiếp theo trong K ế hoạch 5 năm lần thứ tư (1981 - 1985), chính phù Malaixia đã xác định lại khái niệm vùng và phân vùng. Vùng được định nghĩa là m ột lãnh th ổ liền nhau có cùng trạng thái, mức độ phát triển; có
tài nguyên và các hoạt động kinh t ế tương tự nhau; có chung một đô thị lớn