Chính sách ngôn ngữ quốc gia.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế mới với vấn đề hoà hợp dân tộc ở Malaixia giai đoạn 1971-1990 (Trang 67 - 70)

- siêu đô thị (Metropolitan area); Vùng có thể gồm một hay nhiều bang Từ kế hoạch này Malaixia đã được chia ra thành 6 vùng, trong đó bán đảo

những cá nhân cân đối và hài hoà về trí tụê, tinh thần, xúc cảm, và thể chất

2.2.5. Chính sách ngôn ngữ quốc gia.

N gôn ngữ là m ột vấn đề quan trọng trong chính sách dân tộc, đồng thời cũng là m ột trong những chiến lược quốc gia nhằm đạt được sự đoàn kết, thống nhất các cộng đồng sắc tộc trong cả nưóc. Nhất là đối với M alaixia, m ột quốc gia đa sắc tộc, đa ngôn ngữ thì vấn đề ngôn ngữ lại càng trở thành m ột vấn đề chính trị nhạy cảm.

N ăm 1967, sau khi tiếng M alayu được lựa chọn và tuyên bố là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia, M alaixia đã gặp phải sự chống đối mạnh m ẽ từ phía các cộng đồng người Hoa và người Ấn. Họ cũng đòi trao cho tiếng H oa và tiếng Tamil vị trí ngang hàng với tiếng Malayu. Vốn bất đồng với chính phủ M a l a i x i a về n h i ề u sự ưu đãi dành riêng cho người Mã lai nay lại thêm sự ưu đãi về ngôn ngữ, tình hình chính trị có thể nói là khá căng thẳng và chứa đựng những nguy cơ bùng nổ. Cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu diễn ra ngày 13/5/1969 không nằm ngoài những nguyên nhân đó. Tiến sĩ Asmah Haji Omar, nhà nghiên cứu xã hội học ngôn ngữ nổi tiếng của M alaixia cho rằng “Đoàn kết dân tộc chỉ có được nếu ở đây có nền văn hoá và sự hiểu biết chung, và mẫu số chung cho nền văn hoá và sự hiểu biết chung này chính là ngôn ngữ chung” [60; p. 87],

V ì vậy sau năm 1969, để ngôn ngữ lại tiếp tục đóng vai trò quan trọng là phương tiện đoàn kết và thống nhất các dân tộc, thuật ngữ "baliasa

Malaixia ” (tiếng Malaixia) đã ra đcri, thay thế cho thuật ngữ tiếng Melayu hay “bahasa M alayu”. Mục đích của các nhà lãnh đạo M alaixia trong việc

thay đổi này là nhằm “trung lập hoá quyền sở hữu độc nhất về ngôn ngữ”. “Qua việc thay đổi này, chính phủ Malaixia muốn xoá bỏ quan niệm cho rằng tiếng Malayu là của riêng người Mã lai, muốn cho mọi người dân thấy họ là anh em trong một quốc gia thống nhất, có một nền vãn hoá chung, m ột ngôn ngữ chung. Người M alaixia dùng tiếng M alaixia - bahasa M alaixia - ngôn ngữ của đất nước mình. Đ ó chính là sự khẳng định quyền tự chủ, độc lập dân tộc, khăng định quyết tâm brò vệ bản sắc văn hoá dân tộc của Malaixia. Một người dân Malaixia sẽ cảm nhận được tổ quốc đích thực mà mình yêu quý chính là một nước Malaixia thống nhất khi sử dụng thành thạo ngôn ngữ quốc gia - bahasa M alaixia” [61; p. 57, 68].

Năm 1971, Nghị viện đã thông qua các điểm bổ sung vào Hiến pháp vể tình trạng của ngôn ngữ quốc gia, trong đó quan trọng nhất là điểm cấm việc tuyên truyền, cổ động cho địa vị của tiếng Malayu, cho đặc quyền cùa người Malayu. Điểm bổ sung này nhằm chống lại những người Mã lai cực đoan đòi sử dụng tiếng Malayu trên thế mạnh, đòi thủ tiêu các trường phổ thông dạy bằng tiếng Hoa và tiếng Tamil, đồng thời cũng nhằm tránh xa những căng thẳng không có lợi trong quan hệ giữa các sắc tộc.

Để tiếng Malayu thực sự trở thành công cụ đoàn kết dân tộc, nhà nước Malaixia đã sử dụng tiếng Malayu làm ngôn ngữ trung gian trong hệ thống giáo dục. Kể từ khi giành được độc lập, tiếng Malayu đảm đương vai trò như ngôn ngữ chính thức duy nhất của cả nước, nó được dùng làm phương tiện giảng dạy ở các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học, là phương tiện truyền đạt kiến thức ở các trường cao đẳng và đại học. Ngoài ra chính phủ Malaixia cũng tạo điều kiện cho các học sinh người Hoa và người Ấn được học tiếng mẹ đẻ của mình. Nhân dân Malaixia còn được khuyến khích học tiếng Anh, ngôn ngữ quan trọng thứ hai. Tiếng Anh được đưa vào chương trình học phổ thông từ lớp một như một môn học bắt buộc.

N hư vậy, m ột học sinh tốt nghiệp phổ thông có thể sử dụng thành thạo hai thứ tiếng: A nh và M alayu.

Đ ê tiêng Malayu trở thành một ngôn ngữ phát triển, đảm đương được các chức năng của nó trong m ọi lĩnh vực của đời sống xã hội V iện Ngôn ngữ và Văn học (Dewan Bahasa dan Pustaka - DBP), được thành lập từ nãm 1959, đã soạn thảo các chuẩn chính tả và chính âm thống nhất, xây dựng các thuật ngữ khoa học bằng tiếng Malayu, xuất bản sách báo, từ điển thuật ngữ và sách giáo khoa bằng tiếng Malayu. Hội đồng đã liên tiếp tổ chức các cuộc thi sáng tác văn học viết bằng tiếng Malayu. Hội đồng còn tổ chức nhiều cuộc Hội thảo khoa học trong và ngoài nước về tiếng Malayu. Trong một tương lai không xa, cùng với các nước láng giềng trong khu vực như Indonesia, Brunei Darussalam, Singapore, các nhà lãnh đạo Malaixia cũng hy vọng sẽ đưa tiếng Malayu trở thành ngôn ngữ thông dụng của các nước ASEAN.

Như vậy, pháp luật Malaixia đã trao cho tiếng Malayu quyền ưu đãi đặc biệt, nhưng đồng thời cũng không cấm sử dụng các ngôn ngữ khác trong m ọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các cộng đồng không phải Mã lai đểu hiểu rõ rằng, chỉ có nắm vững ngôn ngữ quốc gia mới khắc phục được khoảng cách giao tiếp giữa họ và nhà nước. Đó là điều kiện tiên quyết đối với người dân để được vào làm việc tại các cơ quan nhà nước và là sự đảm bảo cho tính ổn định của xã hội. Một điểu quan trọng nữa là chỉ có nắm vững ngôn ngữ quốc gia, mọi người mới tiếp thu được các kiến thức mới (vì tiếng Malayu là ngôn ngữ được sử dụng chính thức trong giáo dục toàn dân).

Tóm lại dù muốn hay không muốn, yêu thích hay ghét bỏ, mọi người dân Malaixia đều phải cố gắng sử dụng được tiếng Malayu vì lợi ích của chính bản thân họ và cộng đồng của họ, vì lợi ích cùa toàn quốc gia.

2.3. TIỂU KẾT.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế mới với vấn đề hoà hợp dân tộc ở Malaixia giai đoạn 1971-1990 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)