Ph−ơng thức chăn thả

Một phần của tài liệu Tài liệu Nuôi bò sữa ở nông hộ - Chương 4 pdf (Trang 38 - 39)

Ph−ơng thức này áp dụng với quy mô chăn nuôi lớn, dựa vào sự phân nhóm đàn bò và chăn thả cho gặm cỏ ngoài bãi chăn là chính. Điều kiện tiên quyết là phải có đủ diện tích đồng cỏ có chất l−ợng. Đồng cỏ th−ờng đ−ợc thiết kế theo lô để chăn thả luân phiên. Các nhóm bò đ−ợc chăn thả luân phiên tự động hoặc có h−ớng dẫn trên các lô cỏ, dành riêng cho chúng suốt ngày đêm. Các đàn bò sữa đã tạo đ−ợc phản xạ thải sữa, nên chúng về chuồng (hoặc h−ớng dẫn về chuồng) vào các thời điểm vắt sữạ Cũng nh− ph−ơng thức cột buộc, đàn bò cái đ−ợc bổ sung thức ăn tinh vào thời điểm vắt sữa và uống n−ớc tự do tại máng ở chuồng hoặc ngoài đồng cỏ.

Khi chăn thả luân phiên đồng cỏ cần chú ý kiểm tra th−ờng xuyên sức khoẻ của đàn bò, loại những con mắc bệnh hoặc quá yếu để chăn dắt riêng. Rà soát lại số liệu và cân trọng l−ợng để theo dõi tình hình tăng trọng của chúng. Cần tính toán l−ợng cỏ của bãi chăn, l−ợng thức ăn thu nhận đ−ợc trên đồng cỏ để xác định l−ợng thức ăn cần thiết phải để bổ sung tại chuồng. Khi tính toán đồng cỏ chăn thả luân phiên phải dành 10-15% diện tích để cắt cỏ phơi khô hoặc ủ t−ơi dự trữ đông xuân. Chu kỳ chăn thả luân phiên phụ thuộc vào chu kỳ tái sinh của cỏ và chu kỳ phát triển của ký sinh trùng. Nói chung, chu kỳ luân phiên

khoảng 20-25 ngàỵ Điều chỉnh mật độ đàn bò hợp lý và tiến hành phục trạng đồng cỏ định kỳ để tránh sự thoái hoá đồng cỏ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nuôi bò sữa ở nông hộ - Chương 4 pdf (Trang 38 - 39)