Các loại thức ăn dùng cho bò vắt sữa

Một phần của tài liệu Tài liệu Nuôi bò sữa ở nông hộ - Chương 4 pdf (Trang 28 - 31)

ạ Thức ăn thô xanh

Thức ăn thô xanh bao gồm các loại cỏ t−ơi, thân lá cây còn xanh, kể cả một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều n−ớc... Đặc điểm của thức ăn thô xanh là chứa nhiều n−ớc, dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Thức ăn xanh có tỷ lệ cân

đối giữa các chất dinh d−ỡng, chứa nhiều vitamin và protein có chất l−ợng cao

Thức ăn thô xanh cho ăn đ−ợc càng nhiều càng tốt vì chúng phù hợp với sinh lý tiêu hoá của bò và rẻ tiền. Nếu có đủ thức ăn xanh chất l−ợng tốt thì bò cho d−ới 6 kg sữa/ngày có thể không cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác.

Đối với các loại thức ăn thô xanh nh− cỏ tự nhiên, thân và lá cây ngô non....nên phơi tái nửa ngày d−ới nắng, tr−ớc khi cung cấp cho bò, đặc biệt là vào các tháng của mùa m−a (nh− vậy thì các loại thức ăn này sẽ có 20% vật chất khô). Điều này rất quan trọng trong việc phòng các rối loạn tiêu hoá nh− ch−ớng bụng đầy hơị Đối với các loại cây thức ăn dài, cồng kềnh cần phải băm (thái) thành từng đoạn ngắn từ 10- 12 cm, giúp cho bò sữa thu nhận dễ dàng, đồng thời giảm tổn phí năng l−ợng.

b. Cỏ khô

Cỏ khô là loại thức ăn thô xanh đã đ−ợc sấy khô hoặc phơi khô nhờ ánh nắng mặt trời và đ−ợc dự trữ d−ới hình thức đánh đống hoặc đóng bánh. Đây là biện pháp bảo quản thức ăn dễ thực hiện, cho phép ta dự trữ với khối l−ợng lớn để dùng vào những thời điểm khan hiếm, nhất là trong mùa đông. Giá trị dinh d−ỡng của cỏ khô biến động rộng, phụ thuộc vào thành phần

thực vật của cỏ phơi khô, vào đất đai, điều kiện khí hậu, giai đoạn thu hoạch và kỹ thuật phơi khô.

Khả năng thu nhận cỏ khô của bò phụ thuộc vào chất l−ợng và thành phần của khẩu phần ăn. Nếu cỏ khô phẩm chất tốt, trong khẩu phần không có thức ăn ủ xanh hoặc cỏ phơi tái ủ, bò sữa có thể ăn đ−ợc khoảng 3kg cỏ khô/100kg thể trọng cơ thể. Khi trong khẩu phần bao gồm củ, quả, bò sữa chỉ có thể thu nhận khoảng 1,5-2kg cỏ khô/100 kg thể trọng. Trong điều kiện chăn nuôi bò sữa gia đình, không có điều kiện ủ xanh thức ăn, cần dự trữ cho mỗi con khoảng 250-300 kg cỏ khô trong 4 tháng mùa đông.

c. Rơm lúa

Rơm lúa sau khi thu hoạch đ−ợc phơi khô dự trữ có thể dùng làm thức ăn thô cho bò sữạ Loại thức ăn này có hàm l−ợng xơ cao, hàm l−ợng protein thấp và hàm l−ợng mỡ rất thấp. Vitamin và các chất khoáng nghèo nàn. Rơm lúa vì thế mà có giá trị dinh d−ỡng và tỷ lệ tiêu hoá thấp. Rơm lúa th−ờng đ−ợc sử dụng để tăng độ choán dạ dầy, tăng l−ợng xơ trong khẩu phần, nhất là đối với những khẩu phần thiếu xơ. Hiện nay ng−ời ta th−ờng áp dụng biện pháp ủ rơm với urê để cho nó mềm hơn, bò thích ăn hơn; đồng thời để tăng hàm l−ợng nitơ cũng nh− tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh d−ỡng của rơm. Khi dùng rơm làm thức ăn cho bò sữa

nên bổ sung thêm rỉ mật đ−ờng, urê (nếu rơm không xử lý), cỏ xanh và phụ phẩm phẩm lên men (bã bia).

Một phần của tài liệu Tài liệu Nuôi bò sữa ở nông hộ - Chương 4 pdf (Trang 28 - 31)