Kết quả kiểm tra độ thuần bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE

Một phần của tài liệu chọn tạo giống lúa theo hướng cải thiện giống lúa ir50404 (Trang 57)

M Ở ĐẦU

3.4.7 Kết quả kiểm tra độ thuần bằng kỹ thuật điện di SDS-PAGE

Qua quá trình ghi nhận, đánh giá các chỉ tiêu nông học, thành phần năng suất, độ cứng cây, phân tích các chỉ tiêu phẩm chất (hàm lượng amylose, hàm lượng protein, độ bền thể gel, nhiệt trở hồ), khả năng kháng rầy nâu ta dọn được hai dong ưu tú nhất là THL19-01-09-02 và THL19-01-09-03.

Hai dòng được chọn (THL19-01-09-02 và THL19-01-09-03) tiến hành chạy điện di protein tổng để đánh giá lại hàm lượng amylose, protein và kiểm tra độ thuần. Mỗi dòng chạy 4 hạt và hai đối chứng (dòng nếp NK2 x Nhật, giống IR50404).

Hình 3.6 Phổ điện di tổng số Nếp NK2 x Nhật, IR50404, THL19-01-09-02, THL19-01-09- 03

Các giếng đánh dấu sao (*) là giếng không được đánh giá.

β-gluteline 22-23 KDa Giếng 1 2 3 4 5* 6 7* 8 9 10** Proglutelin 57 KDa α-glutelin 37-39 KDa Waxy 60 KDa Globulin 26 KDa Prolamin 16 KDa Prolamin 13 KDa

Giếng 1: Nếp NK2 x Nhật

Giếng 2: IR50404

Giếng 3,4,5,6: THL19-01-09-02 Giếng 7,8,9,10: THL19-01-09-03

Giếng đánh dấu sao (**) là giếng được chọn

Qua kết quả phổ điện di tổng số, của hai dòng THL19-01-09-02, THL19-01-09-03 (Hình 3.6) cho thấy mức độ ăn màu của band protein α- glutelin 37-39 KDacủa mỗi dòng có mức độ ăn màu giữa các giếng chưa đồng đều, điều này cho thấy được các dòng này chưa thuần. trong đó THL19-01-09- 03 (giếng 8,9,10) mức độ ăn màu tương đối đồng đều hơn cho thấy dòng này tương đối thuần nhưng màu sắc lại nhạt hơn nên hàm lượng protein thấp hơn (THL19-01-09-02: giếng 3,4,6). Đối với band waxy 60KDa mức độ ăn màu của giữa các giếng ở hai dòng THL19-01-09-02 và THL19-01-09-03 chưa đồng đều, tuy nhiên nhìn chung các giếng đều ăn màu nhạt hơn giếng của giống IR50404 (giếng 2) cho thấy, hai dòng này có hàm lượng amylose tương đối thấp hơn giống IR50404. Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích chỉ tiêu phẩm chất (bảng 3.8). Để chọn được hạt có hàm lượng amylose thấp, đồng thời có hàm lượng protein cao, ta chọn những hạt có band wasy 60KDa nhạt và band α-glutelin 37-39 KDa đậm ( Võ Công Thành và Phạm Văn Phượng, 2004). Kết quả ta chọn được hạt THL19-01-09-03 ở giếng 10 để tiếp tục nhân lên ở vụ tiếp theo.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

Qua lai tạo và chọn lọc từ thế hệ F1 đến thế hệ F3 của các tổ hợp lúa lai của lúa IR50404 x THL (Nếp NK2 x Nhật) tuyển chọn được 2 dòng lúa lai mới: THL19-01-09-02 và THL19-01-09-03 tương đối thuần với đặc điểm như sau:

 THL19-01-09-02 có khả năng kháng rầy cấp 3, thời gian sinh trưởng 90 ngày, chiều cao cây 100 cm, hàm lượng amylose 20,64%, hàm lượng protein 8,10%, độ cứng lóng 4 (19,64 N/cm).

 THL19-01-09-03 có khả năng kháng rầy cấp 3, thời gian sinh trưởng 90 ngày, chiều cao cây 98 cm, hàm lượng amylose 21,75%, hàm lượng protein 4,48%, độ cứng lóng 4 (7,97 N/cm).

4.2 ĐỀ NGHỊ

 Tiếp tục nhân lên và làm thuần hai dòng, do đặc tính kháng rầy cao nhưng hàm lượng amylose còn cao nên cần tiếp tục nhân lên, dùng kỹ thuật điện di SDS-PAGE để phát hiện những band wasy 60KD nhạt hơn.

 Kiểm tra và theo dõi lại các chi tiêu như: độ cứng, chiều dài lóng , đường kính lóng, và các chỉ tiêu phẩm chất ở các vụ sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Akita (1989). Improving yield potencial in tropical rice. Progress in irrigated Rice Research, IRRI, Philipines.

Bùi Chí Bửu và ctv. (1992). Thu thập và đánh giá quỹ gen lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp và Quản Lý Kỹ Thuật 357, trang 90.

Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2000). Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.

Chang W. L. and W. Y. Li (1981). Inheritance of amylose content and gel consistency in rice. Bot Bull. Academia Sinica 22: 35 – 47.

Chang T. T (1964). Varietal differences in lodging resistance. Int. Rice Comm, News.

Chang T. T and B. S. Vergara (1972). Ecological and genetic information on adaptability and yeilding ability in tropical varieties. In Breding, Internationnal Rice Research institute, P. O. Box 933, 1099 Manila, PhilippnesChang, T. T. and B. Smorith (1979). Genetic studies on the grain quality. IRRI. Los Bons, Philippine.

Hoàng Văn Phần và Trần Đình Long (1995). Sự di truyền tính trạng mùi thơm ở lúa. Di truyền học ứng dụng. Hội di truyền học Việt Nam. Trang 3.

Hoshikawak and S. Wang (1990). General observation on loged rice culm. Studies on the lodging of rice plant. Janpa Journal crop Sci.

Jennings P. R., W. R. Coffman and H. E. Kauffman (1979). Rice improverment. IRRI, Philipines.

Jennings P. R., W. R. Coffman and H. E. Kauffman. (1979). Cải tiến giống lúa.

Viện nghiên cứu lúa quốc tế.

Juliano B. O. (1972), The rice caryopsis and its composition. In rice chemistry and technology. Edited by D. E. Houston, pp 16 – 17.

Kailiamani, S. and M.K.Sundaram. (1987). Genetic analysis inrice (Oryza sativa L.). Madras agricultural Jounal 74 (8): 369-372

Kawno, K.,and A. Tanaka. (1968). “Growth duration in relation to yield and nitrogen response in the plant”, Jpn. J. Breed, 18:46-52.

Lê Doãn Biên và Nguyễn Bá Trinh (1981). Nâng cao chất lượng nông sản. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997). Giáo trình cây lúa. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Ca (2010). Lai chọn các dòng lúa năng suất cao phẩm chất tốt từ tổ hợp lai ASS996 x TP9 và BN2 x TP9. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khoa học cây trồng - chuyên ngành công nghệ giống cây trồng.

Nguyễn Hoàng Khang (2013). Tuyển chọn dòng thuần từ giống Cửu Long 8 Theo hướng chất lượng tốt. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khoa học cây trồng - chuyên ngành công nghệ giống cây trồng.

Nguyễn Minh Chơn (2003). Giáo trình chất điều hòa sinh trưởng. Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa. Trường Đại Học Cần Thơ. 216 trang

Nguyễn Phúc Hảo (2007). Lai tạo và tuyển chọn dòng của 13 tổ hợp lai lúa ngắn ngày theo hướng năng suất cao, phẩm chất tốt. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khoa học cây trồng - chuyên ngành công nghệ giống cây trồng.

Nguyễn Thành Hối (2008). Bài giảng Cây lúa (Oryza sativa L.).Trường Đại Học Cần Thơ, Tủ sách Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Khánh Trân (2013). Chọn tạo lúa thơm từ tổ hợp lai Nàng Nhen x (NK2 x Nhật) thích nghi cho tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư khoa học cây trồng - chuyên ngành công nghệ giống cây trồng.

Nguyễn Văn Hậu (2003). Kỹ yếu hội thảo, Kinh nghiệm sản xuất lúa Hè Thu đạt năng suất cao. Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004). Giáo trình côn trùng nông nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ.

Phạm Thị Mùi (2010). “ Kết quả phục tráng giống lúa Cửu Long 8 cho vùng khó khăn của tỉnh Trà Vinh”. Tạp chí khoa học và công nghệ Nông Nghiệp, trang 1- 8.

Sanga, S.J., Y.H. Chen, K. Palchamy, G.C. Jahn, M. Masheswaran, C.B. Adalla and H. Leung (2008). Categories and inheritance of resis tance to Nilaparvata lugens (Hemiptera: Delphacidae)in mutants of Indica rice “IR64”. Plan resitance. J. Econ. Etomol .101(2):575-583.

Setter T. L, S. Peng, G. J. Dkirk, S. S Virmani, M J Kropff, K G. Cassman (1994). Physiological considerations and hybrid rice.

Shewry, P. R and Casey, R. (1999). See protein. In Seed protein, Shewry and Casey, R. Eds Dordrecht, the Neither lands: Kluwer A cademic Publisher, pp 1 - 10.

Tecsol, E.M.S., B.V. Esman, L.P. Lontok and B.O. Junliano (1971). Studies on the extraction and composion and composion of rice endosperm glutelin and prolamin. Cereal Chem. pp 170.

Traore S. (2005). Characterization of novel rice germplasm from west Africa and genetic marker associations with rice cooking quanlity. Sbimitted to the office of Graduate Studies of Texas A & m University in partial fulfillment of the requiements for the degree of philosophy. Pp 21 – 59.

Trương Thị Ngọc Sương (1991). Trắc nghiệm năng suất hậu kỳ 36 giống / dòng lúa cải tiến ngắn ngày tại nông trại khu II – Đại Học Cần Thơ. Luận Văn Kỹ Sư Trồng Trọt.

Vergara, B.S. (1987). Raising the yield potential of rice, IRRI, Philippines. Võ Công Thành và Phạm Văn Phượng (2004). Một số kết quả ứng dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PASE trong công tác chọn giống lúa chất lượng cao. Tủ sách Đại học Cần Thơ, trang 172-182.

Võ Tòng Xuân (1979). Cải Thiện Giống lúa. Trường Đại Học Cần Thơ. 176 trang.

Võ Tòng Xuân và Hà Triệu Hiệp (1998). Trồng lúa. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh.

Vũ Văn Liết và ctv. (2004). Giáo trình giống cây trồng. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Vương Đình Tuấn (2001). Một số đặc điểm hóa học, di truyền và công nghệ sinh học của lúa thơm. Tài liệu tham khảo của lớp tập huấn chọn giống lúa Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

Yamagata H., T. Sugimoto, K. Tanaka and Z. Kasai (1982). Biosynthesis of storage protein. Plant Cell Physiol 27 (1). Pp 135 – 145.

Ying, Z., T. Xiaoli and H.Fengkuan (2006). Content variations of the secondary compounds in rice plant àd their influence on rice resistance to brown planthopper, Nilaparvata lugens. Rice scence.13(1): 75-78

Yoshida, S. (1972). Cơ sở khoa học cây lúa. Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) Trường Đại Học Cần Thơ, (biên dịch bởi Trần Minh Thành, 1981). Trang 197.

Yoshida, S. (1981). Những kiến thức cơ bản của khoa học cây trồng lúa. Nhà xuất bản nông nghiệp. (biên dịch bởi Mai Văn Quyền ).

Yoshinaga. S (2005). Improved lodging resistance in rice (Oryza sativa L.).

Seeder. Department of Paddy Farming. National Agricultural Research Center for Tohoku Region.

Zuh, J. (1995). Analysis of conditional effects and variance components in developmental genetics. Genetics. 141 (4): 1633 – 1639.

Một phần của tài liệu chọn tạo giống lúa theo hướng cải thiện giống lúa ir50404 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)