Cứng (N/cm) lóng của các dòng ở thế hệ F3

Một phần của tài liệu chọn tạo giống lúa theo hướng cải thiện giống lúa ir50404 (Trang 49 - 50)

M Ở ĐẦU

3.4.2 cứng (N/cm) lóng của các dòng ở thế hệ F3

Độ cứng của thân là một trong là một trong những yếu tố quan trọng cho giống kháng đổ ngã (Xiao và el al., 2002). Ta chọn 5 dòng của thế hệ F3 có đặc tính nông học tốt, không bị đổ ngã ta tiến hành đo độ cứng cây.

Bảng 3.5 Độ cứng (N/cm) lóng 1, 2, 3, 4 của các dòng ở thế hệ F3 so với cây cha mẹ

STT Nghiệm thức Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 1 IR50404 0,74 2,12 7,43 9,08 2 Nếp NK2 x Nhật 1,89 2,03 3,21 10,49 3 THL19-01-09-01 1,35 3,10 5,29 13,18 4 THL19-01-09-02 1,49 6,79 8,39 19,64 5 THL19-01-09-03 0,28 0,31 4,10 7,97 6 THL19-01-09-04 1,02 1,92 5,08 14,05 7 THL19-01-09-05 0,89 4,43 6,13 16,32 8 TB (X ) 1,09 2.96 5.66 12,96 TB: trung bình

Qua bảng 3.5 cho thấy độ cứng lóng cây của dòng thế hệ F3 tăng dần từ lóng 1 đến lóng 4.

Độ cứng lóng 1 của các dòng thế hệ F3 biến thiêng từ 0,28-1,49 N/cm, dòng có độ cứng lóng 1 nhỏ nhất là THL19-01-09-03 (0,28 N/cm), dòng có độ cứng lóng 1 lớn nhất THL19-01-09-02 (1,49 N/cm). So với cây cha mẹ thì các

dòng thế hệ F3 có độ cứng lóng 1 nhỏ hơn dòng nếp NK2 x Nhật (1,89 N/cm) và cao hơn giống IR50404 (0,74 N/cm).

Độ cứng lóng 2 biến thiên từ 0,31 – 6,79 N/cm, trong đó dòng có độ cứng lóng 2 cao nhất là THL19-01-09-02 (6,79 N/cm) và dòng có độ cứng lóng 2 nhỏ nhất là THL19-01-09-03. So với cây cha mẹ thì các dòng ở thế hệ F3 có độ cứng lóng 2 cao hơn dòng nếp NK2 x Nhật (2,03 N/cm) và giống IR50404 (2,12 N/cm). Riêng tổ hợp lai THL19-01-09-03, THL19-01-09-04 (1,92 N/cm) thấp hơn cây cha mẹ.

Độ cứng lóng 3 của các dòng thế hệ F3 biến thiên từ 4,10 – 8,39 N/cm, dòng có độ cứng lóng 3 lớn nhất là dòng THL19-01-09-02 (8,39 N/cm) và nhỏ nhất ở dòng THL19-01-09-03 (4,10 N/cm) so với cây cha me độ cứng lóng 3 của các dòng thế hệ F3 lại có độ cứng lóng 3 cao hơn dòng nếp NK2 x Nhật (3,21 N/cm) nhưng lại thấp hơn giống IR50404 (7,43 N/cm).

Ở các dòng thế hệ F3 có độ cứng lóng biến thiên cao từ 7,97-19,64 N/cm, dòng có độ cứng lóng 4 lớn nhất là dòng THL19-01-09-02 (19,64 N/cm) và dòng có độ cứng lóng 4 nhỏ nhất là dòng THL19-01-09-03 (7,97 N/cm). Nhìn chung các dòng thế hệ F3 có độ cứng lóng 4 cao hơn dòng nếp NK2 x Nhật (10,49 N/cm) và giống IR50404 (9,08 N/cm). Theo Vũ Anh Pháp (2013) cho rằng độ cứng lóng 4 của giống MTL 500 là 4,38 N/cm có thể kháng và ít đổ ngã. Vì thế độ cứng lóng 4 của các dòng thế hệ F3 cao gấp nhiều lần so với kết quả của Vũ Anh Pháp vì thế các dòng lúa lai này có thể hạn chế việc đổ ngã. Từ những kết quả trên cho thấy 5 dòng ở thế hệ F3 cải thiện được đặc điểm dễ đổ ngã của giống IR50404

Một phần của tài liệu chọn tạo giống lúa theo hướng cải thiện giống lúa ir50404 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)