Thí nghiệm 1. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón tới sinh trưởng phát triển và năng suất của giống lúa TBR225 ở vụ Xuân 2014
Thí nghiệm hai nhân tố thiết kế ô lớn ô nhỏ (split-plot) với 3 mật độ và 4 công thức bón N khác nhau, trong đó ô lớn là các mức phân bón, ô nhỏ là các mật độ
khác nhau. Tổng số ô thí nghiệm là 36 ô, diện tích ô thí nghiệm là 10 m2. Nền 80 kg P2O5/ha và 80 kg K2O/ha.
+ Các công thức phân bón: CT1(P1): 100kg N/ha CT2(P2): 120kg N/ha CT3(P3): 140kg N/ha CT4(P4): 160kg N/ha + Các công thức mật độ: CT1(M1): 40 khóm/m2 CT2(M2): 45khóm/m2 CT3(M3): 50khóm/m2 + Sơđồ thí nghiệm P2M2 P2M1 P2M3 P1M3 P1M2 P1M1 P4M2 P4M1 P4M3 P3M3 P3M1 P3M2 P1M1 P1M3 P1M2 P4M1 P4M2 P4M3 P3M2 P3M1 P3M3 P2M1 P2M3 P2M2 P4M3 P4M1 P4M2 P3M1 P3M3 P3M2 P2M2 P2M1 P2P3 P1M3 P1M2 P1M1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
Thí nghiệm 2. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ và mức đạm bón tới sinh
trưởng phát triển và năng suất của giống lúa TBR225 ở vụ Mùa 2014
Thí nghiệm hai nhân tố thiết kế ô lớn ô nhỏ (split-plot) với 3 mật độ và 4 công thức bón N khác nhau, trong đó ô lớn là các mức phân bón, ô nhỏ là các mật độ
khác nhau. Tổng số ô thí nghiệm là 36 ô, diện tích ô thí nghiệm là 10 m2. Nền 80 kg P2O5/ha và 80 kg K2O/ha. + Các công thức phân bón: CT1(P1): 80kg N/ha CT2(P2): 100kg N/ha CT3(P3): 120kg N/ha CT4(P4): 140kg N/ha + Các công thức mật độ: CT1(M1): 40khóm/m2 CT2(M2): 45khóm/m2 CT3(M3): 50khóm/m2 Sơđồ thí nghiệm (bố trí giống thí nghiệm 1)
Thí nghiệm 3. Đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá ở vụ Mùa năm 2014 của giống TBR225 bằng lây nhiễm nhân tạo
- Thí nghiệm được bố trí tại nhà lưới của Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình
-Nguồn bệnh: sử dụng 4 chủng vi khuẩn X.oryzae gây bệnh bạc lá lúa là: R2- 79HUA0911-1 (race 2); R5-68HUA0910-2 (race 5); R7-07HUA0886-8 (race 7); R3-64HUA09108-11 (race 3). Các chủng vi khuẩn được lấy từ trung tâm JICA - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
- Phương pháp lây nhiễm: Thí nghiệm sử dụng phương pháp gây vết thương cơ giới bằng cắt đầu lá. Nhúng kéo ngập trong dung dịch vi khuẩn và cắt ngang đầu lá khoảng 1/6 chiều dài lá lúa. Lây nhiễm trước khi lúa trỗ bông 15 -18 ngày. Vi khuẩn được bảo quản trong môi trường Skim milk và pharaphin lỏng. Dung dịch vi khuẩn có nồng độ từ 188 – 199unit/ml. Vi khuẩn được đem thửđộc tính sau khi bảo quản bằng cách lây nhiễm thử trên dòng nhiễm chuẩn IR24.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29
Mỗi công thức làm 3 lần nhắc lại , mỗi lần nhắc lại là 4 khóm, mỗi khóm cắt 3 lá.
- Phương pháp đánh giá: Mức độ nhiễm bệnh được đánh giá theo chiều dài vết bệnh đo được ở 18 ngày sau lây nhiễm. Mỗi cá thể lây nhiễm đo vết bệnh của 5 lá dài nhất, tính số liệu trung bình sau đó đánh giá theo Kauffman et al. (1973):
Chiều dài vết bệnh Mức phản ứng Kí hiệu
< 1cm Kháng cao High resistant (HR)
1.0 – 6.0 cm Kháng Resistant (R)
6.0 – 10.0 cm Kháng nhẹ Moderately resistant (MR)
10.0 – 15.0 cm Nhiễm vừa Moderately Suceptible (MS) >15.0 cm Nhiễm nặng Susceptible (S)
Thí nghiệm sử dụng 2 giống đối chứng là:giống IR24 là giống chuẩn nhiễm và giống IRBB7 chuẩn kháng (mang gen kháng Xa7).