Năng suất lúa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tác động tổng hợp của các biện pháp kỹ thuật và điều kiện canh tác, phản ánh kết quả toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Năng suất lúa được tạo thành trực tiếp từ các yếu tố cấu thành năng suất: Số bông trên một đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt. Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
nhau, có những quy luật khác nhau, chịu tác động của những điều kiện khác nhau song chúng lại có quan hệảnh hưởng lẫn nhau. Khi số bông tăng trong một phạm vi nào đó, dẫn đến khối lượng bông giảm ít nên năng suất tăng, đó là quan hệ thống nhất, nhưng khi số bông tăng quá cao thì khối lượng bông giảm nhiều và khi đó năng suất giảm đáng kể. Như vậy muốn đạt năng suất cao trên một đơn vị diện tích cần tác động vào tất cả các yếu tố.
Mật độ cấy đặt cơ sở cho việc hình thành số bông. Trong điều kiện thâm canh cần có mật độ cấy hợp lý tùy thuộc giống, phân bón, thời vụ… Các giống cũ
cấy thưa khả năng chịu hạn, chịu phân kém thường cho năng suất thấp nên khi cấy dày dễ phát sinh lốp đổ, các giống lúa mới thuộc loại hình thấp cây, lá đứng, khả
năng chịu hạn, chịu phân cao nên có thể cấy dày để thâm canh. Cấy dày hợp lý là biện pháp lợi dụng tối ưu các điều kiện như nhiệt độ, nước, ánh sáng, dinh dưỡng,
để tăng số bông.
Thực chất mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng suất là mối quan hệ
giữa quần thể và qua chỉ tiêu số bông/đơn vị diện tích, còn sự phát triển của từng cá thể được biểu hiện bằng số hạt trên bông và khối lượng hạt hay khối lượng bông. Khi thay đổi mật độ sẽ tạo ra quá trình đẻ nhánh và hình thành số bông khác nhau. Từđó, sẽ làm ảnh hưởng đến khối lượng bông và năng suất.
Trên đồng ruộng, các yếu tố cấu thành năng suất có quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Muốn tăng năng suất lúa không thể chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà phải tác động tổng hợp vào chúng. Vì vậy cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tốđó trong điều kiện quần thể ruộng lúa. Tuy nhiên mỗi một yếu tố cấu thành năng suất đều liên quan đến một giai đoạn phát triển cụ thể của cây lúa. Do vậy, chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa là điều hết sức cần thiết
để nâng cao hiệu suất và năng suất cây lúa.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống TBR225 trong vụ Xuân; vụ Mùa năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
Bảng 3.7a. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lúa TRB225 trong vụ Xuân 2014
N (kg/ha)
Mật độ (Khóm/
m2) Bông/m
2 Hạt/bông Schố hắạc t TLHC (%) m1000 hạt (g) (tNSLT ạ/ha) (tNSTT ạ/ha)
100(P1) 40(M1) 204,3 143,0 134,1 89,87 24,74 67,73 55,48 45(M2) 223,5 142,1 129,6 91,13 23,58 68,89 57,88 50(M3) 225,0 142,1 128,0 86,76 23,45 67,25 54,22 120(P2) 40(M1) 233,3 144,9 128,7 89,23 23,84 71,65 57,60 45(M2) 240,0 143,6 127,5 88,78 23,85 72,56 61,80 50(M3) 241,7 139,1 119,4 88,86 23,45 67,68 57,10 140(P3) 40(M1) 204,0 158,4 139,8 88,19 23,90 68,20 56,70 45(M2) 238,5 153,2 123,3 82,50 23,42 68,76 56,55 50(M3) 241,6 139,4 113,9 81,76 23,26 64,03 56,05 160(P4) 40(M1) 214,6 145,6 122,8 84,4 24,01 63,83 53,15 45(M2) 234,3 131,8 107,0 81,11 23,00 63,95 51,25 50(M3) 235,5 131,5 106,8 81,30 23,45 57,73 50,10 LSD0,05 (pb) 16,00 13,38 16,34 1,32 0,21 7,02 2,63 LSD0,05(mđ) 15,41 7,02 6,10 1,44 0,22 6,36 1,91 LSD0,05(mđ&p b) 30,82 14,04 12,21 2,88 0,45 12,72 3,82 CV% 7,8 5,7 5,7 1,9 1,1 11,00 4,00
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7a cho thấy, ở vụ Xuân 2014 trong cùng một mật độ khi tăng lượng đạm bón thì số bông/m2, số hạt/bông, số hạt chắc/bông có xu hướng tăng, trong khi tỷ lệ hạt chắc lại có xu hướng giảm, còn khối lượng 1000 hạt ít biến động. Cụ thể là:
Số bông/m2: Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định chủ yếu từ giai
đoạn cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất và cũng là yếu tố dễđiều chỉnh nhất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng hạt đóng góp gần 30%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
Qua bảngsố liệu cho thấy số bông/m2 có xu hướng tăng khi tăng mật độ và lượng
đạm bón, dao động từ 204,3 đến 241,7 bông/m2. Số bông/m2 tăng khi lượng đạm bón tăng từ P1 lên P2, tuy nhiên khi lượng đạm bón tiếp tục tăng số bông/m2 không tăng nữa mà có xu hướng giảm. Cao nhất là công thức bón phân P2M3 – đạt 241,7 bông/m2 và thấp nhất là công thức đạm bón P3M1 204,0 bông/m2, sự sai khác này là có ý nghĩa.
Số hạt/bông: Số hạt/bông là 1 trong 4 yếu tố có vai trò rất quan trọng để tạo thành năng suất. Khi tăng số dảnh/m2đến giới hạn nhất định, số bông tăng và không làm giảm số hạt/bông hoặc giảm không đáng kể cuối cùng năng suất tăng. Khi tăng số dảnh cấy vượt quá giới hạn đó thì số bông có tăng không nhiều nhưng số
hạt/bông giảm nhanh và năng suất giảm đi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số hạt/bông dao động từ 131,5 hạt/bông đến 158,4 hạt/bông. Công thức có số hạt/bông đạt cao nhất là công thức P3M1 có số
hạt/bông đạt 158,4 hạt/bông.
Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông ở các công thức dao động từ 106,8 đến 139,8 hạt/bông. Nếu xét ảnh hưởng của yếu tố mật độ nhận thấy số hạt chắc/bông giảm khi mật độ tăng lên 50 khóm/m2. Công thức có số hạt chắc/bông thấp nhất là P4M3 (106,8 hạt chắc/bông), cao nhất là công thức M1P3 (139,8 hạt chắc/bông), sự
sai khác này là có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy là 95%.
Tỷ lệ hạt chắc: Là một trong yếu tố ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống tuy nhiên cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện khí hậu và chếđộ canh tác. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất thuận tỷ lệ
lép cao dẫn đến năng suất sẽ giảm. Do đó việc tác động bằng biện pháp kỹ thuật để
lúa trỗ tập trung trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhất để tăng tỷ lệ chắc sẽ góp phần tăng năng suất lúa.
Trong vụ Xuân 2014 thời tiết có mưa ảnh hưởng đến quá trình phơi màu do
đó tỷ lệ chắc của giống ở tất cả các công thức đều thấp, dao động từ 80,50- 91,13%. Tỷ lệ hạt chắc có xu hướng giảm ở các mức đạm P3, P4 và mật độ M3 do ở các mức đạm cao lúa phát triển thân lá mạnh, kết hợp với mật độ cấy dày làm giảm độ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
quả thí nghiệm cho thấy công thức P4M2 và P4M3 cho tỷ lệ hạt chắc thấp nhất ( 81,30% và 81,11%), tỷ lệ hạt chắc cao nhất là công thức P1M2, đạt 91,13%.
Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất. Yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ
yếu phụ thuộc vào yếu tố giống. Khối lượng 1000 hạt của giống dao động từ 23,00- 24,74 g cao nhất là công thức P1M2 và thấp nhất là công thức P4M2 – 23 gam
Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết được hình thành trên cơ sở số
bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt. Năng suất lý thuyết cao khi lúa sinh trưởng và phát triển tốt, cho số nhánh hữu hiệu, số hạt/bông, số hạt chắc/bông cao. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp tác động. Mật độ
cấy hợp lý cùng với việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cho cây lúa có thể
phát huy tối đa tiềm năng năng suất. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trên cùng một mức đạm, khi mật độ cấy tăng từ mức M1 lên mức M2 thì NSLT tăng lên, tuy nhiên tiếp tục tăng mật độ lên mức M3 thì NSLT lại giảm so với cả M1 và M2. Công thức P2M2 có NSLT cao nhất (72,47 tạ/ha) và thấp nhất là công thức P4 M3 (57,73tạ/ha), sự sai khác này là có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là chỉ tiêu cuối cùng và là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất lúa. Kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất thực thu của các công thức dao động từ
48,12 tạ/ha đến 61,80 tạ/ha.
NSTT có xu hướng tăng khi tăng lượng đạm bón lên P3 (140 kg N/ha), khi tăng lượng đạm lên mức P4 (160 kg N/ha) NSTT không tăng nữa mà có xu hướng giảm. Sự
sai khác về năng suất giữa mức đạm bón P1 và P4 là có ý nghĩa nhưng không có ý nghĩa so với mức đạm P2 và P3. Đánh giá ảnh hưởng của 2 yếu tố cho thấy, năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức P2M2 (đạt 61,80tạ/ha) và thấp nhất là công thức P4M3 (50,10 tạ/ha).
Như vậy để năng suất của lúa TBR225 trong vụ xuân đạt cao nhất nên cấy với mật độ 45 khóm/m2 và bón 120 kg N/ha.
+ Ởđiều kiện vụ Mùa năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
suất và năng suất của giống TBR225 trong vụ Mùa năm 2014 ở bảng 3.7b cho thấy:
Số bông/m2 có xu hướng tăng khi tăng mật độ và dao động từ 234 đến 278 bông/m2. Số bông/m2 tăng rõ rệt khi tăng mật độ từ M1 lên M2 và sai khác là có ý nghĩa. Khi tăng mật độ từ M2 lên M3 số bông/m2 tăng không đáng kể. Kết quả
nghiên cứu cho thấy số bông/m2 cao nhất ở công thức P1M3, đạt 278 bông/m2 và thấp nhất là công thức P4M1 – 234 bông/m2.
Số hạt/bông: kết quả nghiên cứu cho thấy số hạt/bông dao động từ 131,4 - 145,1 hạt/bông. Công thức có số hạt/bông đạt cao nhất là công thức P1M1có số
hạt/bông đạt 145,1 hạt/bông.
Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông ở các công thức dao động 93,2 -111,1 hạt/bông. Công thức có số hạt chắc/bông thấp nhất là P2M3 cao nhất là công thức P1M1, sự sai khác này là có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.
Tỷ lệ hạt chắc: Thời kỳ lúa trỗ có mưa nhiều không thuận lợi cho lúa phơi màu, sau đó khi lúa đang trong gia đoạn đông sữa mưa bão liên tục lên tỷ lệ chắc thấp đặc biệt là các công thức có lượng đạm bón và mật độ cấy cao. Tỷ lệ hạt chắc của các công thức dao động từ 73,2-83,1%, cao nhất là công thức P1M1 và thấp nhất là công thức P4M3 sự sai khác này là có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.
Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất. Yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống. Khối lượng 1000 hạt của giống TBR225 ở vụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 Bảng 3.7b. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống TBR225 vụ Mùa 2014 N (kg/ha) Mật độ (Khóm/ m2) Bông/m
2 Hạt/bông Schố hắạc t TLHC (%) M1000 hạt (g) (tNSLT ạ/ha) (tNSTT ạ/ha)
80(P1) 40(M1) 242 131,4 109,3 83,1 22,72 62,3 58,88 45(M2) 255 127.5 103,5 81,1 22,25 60,55 54,39 50(M3) 278 119,9 93,2 77,8 22,05 59,57 54,29 100(P2) 40(M1) 236 145,1 111,1 76,6 22,0 59,55 54,15 45(M2) 252 139,3 102,5 76,3 22,0 58,32 52,15 50(M3) 273 127,7 93,6 76,1 21,89 57,68 50,15 120(P3) 40(M1) 237 143,4 107,6 75,2 22,2 58,51 52,37 45(M2) 249 138,4 101,7 73,5 22,02 57,47 51,91 50(M3) 270 128,7 93,1 74,3 22,02 56,17 49,65 140(P4) 40(M1) 234 142,5 105,8 73,3 22,36 57,06 51,38 45(M2) 252 133,6 99,73 73,6 21,75 56,11 51,73 50(M3) 263 132,1 92,8 73.2 21,55 54,33 49,22 LSD0,05 (pb) 16,89 6,77 7,56 3,30 0,27 2,77 2,89 LSD0,05(mđ) 10,77 10,17 10,62 3,18 0,27 2,41 2,71 LSD0,05(mđ&p b) 22,10 14,99 18,66 6,07 0,55 5,51 5,42 CV% 4,3 5,5 8,7 3,9 1,4 4,6 5,0 Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết là tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất chịu ảnh hưởng ởđặc điểm giống, điều kiện canh tác và khí hậu thời tiết. Năng suất lý thuyết của các công thức dao động từ 54,33- 62,3tạ/ha cao nhất là công thức P1M1, tương ứng 62,3 tạ/ha và thấp nhất là công thức P4M1 - 54,33 tạ/ha, sự
sai khác này là có ý nghĩa ởđộ tin cậy 95%.
Năng suất thực thu dao động từ 49,22-58,88 tạ/ha, công thức có năng suất thực thu cao nhất là P1M1, đạt 58,88 tạ/ha.
Như vậy, kết quả đánh giá ảnh hưởng của 2 yếu tố mật độ và lượng đạm bón cho thấy: công thức P1M1 (mật độ 40 khóm/m2 và lượng đạm bón 80kg N/ha) có năng suất cao nhất và có ý nghĩa so với các công thức khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61