KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện chương trình nước sạch nông thôn tại huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 74)

4.1. Kết quả việc thực hiện chương trình nước sạch nông thôn

4.1.1. Kết qu vic thc hin chương trình nước sch nông thôn trên toàn tnh Bc Ninh. tnh Bc Ninh.

* Thực trạng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn thuộc Chương trình nước sạch nông thôn.

Tỉnh Bắc Ninh là một trong những tỉnh đồng bằng Sông Hồng có tiềm lực phát triển kinh tế xã hội tốt và cũng là một trong những tỉnh nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế xã hội và là một tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp.

Gắn liền với các Chương trình nước sinh hoạt nông thôn trên phạm vi cả nước, toàn tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện và từng bức đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của Chương trình nước sạch nông thôn thông qua các dự án, chương trình tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nhân dân đóng góp. Tính

đến tháng 6 năm 2014, toàn tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch nông thôn giai đoạn 1999 - 2005; Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 và đang tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch nông thôn giai đoạn 2011 - 2015. Đồng thời bên cạnh đó ngoài thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia, Năm 2012 tỉnh Bắc Ninh còn tham gia Chương trình nước sạch nông thôn bằng nguồn vốn do ngân hàng Thế giới tài trợ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 67 

Bảng 4.1 Vốn đầu tư xây dựng các công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến tháng 6 năm 2014 Stt Huyện thị Số lượng công trình Công suất trạm (m3/ngày đêm) Tổng mức đầu tư (Triệu đồng) Cơ cấu nguồn vốn Vốn nhà nước (Triệu đồng) Vốn nước ngoài (Triệu đồng) Vốn nhân dân đóng góp (Triệu đồng) Tổng cộng 42 67.569 485.957 156.375 275.266 54.316

1 Huyện Lương Tài 11 7.146 50.131 16.065 30.000 4.066 2 Huyện Gia Bình 6 12.250 101.322 68.178 18.800 14.344 3 Thị xã Từ Sơn 6 6.500 16.548 10.118 3.900 2.530 4 Huyện Thuận Thành 6 16.280 49.152 34.502 6.025 8.625 5 Huyện Yên Phong 5 9.630 101.858 56.666 36.450 8.742 6 Huyện Tiên Du 7 12.263 86.825 42.400 40.250 4.175 7 Huyện Quế Võ 1 3.500 80.121 47.337 20.950 11.834

Nguồn: Trung tâm Nước sạch – VSMT nông thôn Bắc Ninh

Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ cũng như của các cơ quan ban ngành Trung ương và đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân. Trong Trong suốt hơn 13 năm thực hiện Chương trình. Từ năm 1999 đến tháng 6 năm 2014, tỉnh đã xây dựng được 42 công trình với tổng số vốn huy động là

485.957 triệu đồng đầu tư cho Chương trình nước sạch nông thôn, trong đó: Ngân sách Trung ương là 156.375 triệu đồng, dân đóng góp là 54.316 triệu

đồng. Bên cạnh đó trong giai đoạn này, tỉnh thu hút được nguồn vốn đầu tư

nào từ Ngân hàng Thế giới cho Chương trình thông qua Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa vào kết quả đầu ra của 8 tỉnh đồng bằng Sông Hồng với tổng số vốn cho tỉnh Bắc Ninh là 34 triệu USD đầu tư xây dựng công trình nước sạch nông thôn cho 30 xã trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 6 năm 2014 tỉnh đã huy động và đã cấp được 275.266 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng thế giới đầu tư cho Chương trình nước sạch nông thôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 68 

Trong giai đoạn 2006-2010, và 2011-2015 toàn tỉnh đã có 42 công trình cấp nước tập trung nông thôn được đầu tư xây dựng, trong đó có 32 công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; 10 công trình hiện đang thi công. Kết quả mỗi năm tăng thêm hàng nghìn người được sử dụng nước hợp vệ sinh, nâng tỷ lệ số dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 62% năm 2005 lên 90,07% vào năm 2013.

Bảng 4.2 Kết quả cấp nước cho khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh

đến tháng 6 năm 2014 Stt Tên xã Số người Tổng số người được sử dụng nước HVS Số người sử dụng giếng đào (người) Số người sử dụng giếng khoan (người) Số người sử dụng nước mưa (người) Số người sử dụng nước máy (người) 1 Huyện Tiên Du 130.821 129.231 3.892 25.246 124 19.181 2 Huyện Lương Tài 100.427 92623 26.090 29.901 11.602 25.030 3 Huyện Gia Bình 95.997 88.203 15.843 62.900 2098 7.639 4 Huyện Quế Võ 144.313 129.331 16.867 109.677 560 2167 5 TX Từ Sơn 56.276 55.839 0 4.165 1 27.390 6 Huyện Yên Phong 134.786 131.753 1.407 126.231 3 4.115 7 Huyện Thuận Thành 149.847 147.176 483 135.858 3.659 7.176

Tổng 812.467 774.156 64.582 493.978 18.047 92.698

Nguồn: Trung tâm Nước sạch – VSMT nông thôn Bắc Ninh

Qua điều tra trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Tiên Du nói riêng hiện tại nguồn nước cấp cho sinh hoạt cho người dân nông thôn được sử dụng bằng 4 nguồn: Nước giếng đào, nước giếng khoan, nước mưa và nước máy. Trong 4 nguồn nước sinh hoạt nói trên thì chỉ có nước máy là nguồn nước đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn của Bộ Y tế, còn 3 nguồn nước còn lại nếu

được thu hứng, khai thác và bảo quản tốt thì được gọi chung là nước hợp vệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 69 

dân sử dụng trong sinh hoạt và giảm các bệnh liên quan đến nguồn nước, tỉnh Bắc Ninh đã tập trung đầu tư xây dựng các công trình nước sạch trên địa bàn nông thôn của tỉnh.

Bảng 4.3 Cơ cấu cấp nước cho khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh

đến tháng 6 năm 2014 Stt Tên xã Số người Tỷ lệ người được sử dụng nước (%) Tỷ lệ người sử dụng giếng đào (%) Tỷ lệ người sử dụng giếng khoan (%) Tỷ lệ người sử dụng nước mưa (%) Tỷ lệ người sử dụng nước máy (%) 1 Huyện Tiên Du 130.821 98,78 3,0 19 0,09 14,7 2 Huyện Lương Tài 100.427 92,23 26,0 30 11,55 24,9 3 Huyện Gia Bình 95.997 91,88 16,5 66 2,19 8,0 4 Huyện Quế Võ 144.313 89,62 11,7 76 0,39 1,5 5 TX Từ Sơn 56.276 99,22 0,0 7 0,00 48,7 6 Huyện Yên Phong 134.786 97,75 1,0 94 0,00 3,1 7 Huyện Thuận Thành 149.847 98,22 0,3 91 2,44 4,8

Tổng 812.467 95,28 7,95 60,80 2,22 11,4

Nguồn: Trung tâm Nước sạch – VSMT nông thôn Bắc Ninh

Qua kết quảđiều tra cũng nhận thấy, mặc dù tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: Số lượng người dân nông thôn được sử

dụng nước hợp vệ sinh và nước đạt quy chuẩn là 95,28% tương đương với 774.156 người, đạt so với mục tiêu của Chương trình. Song mục tiêu để số

dân nông thôn được sử dụng nước máy (nước sạch đạt QCVN 02/09-BYT) còn thấp: 92.698 người tương đương với 11,4%, chưa đạt được mục tiêu của Chương trình đề ra. (Bảng 4.3) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn tiếp theo, tùy theo thực tế của từng địa phương, cần có chính sách cụ thể để huy động nguồn lực trên cơ sở hỗ trợ quốc tế và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 70 

ngân sách Trung ương, các nguồn lực xã hội hóa, doanh nghiệp, sức dân…

để tập trung thực hiện Chương trình theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đề cao trách nhiệm của người dân với cộng đồng, gia đình và bản thân. Bên cạnh đó, ưu tiên bố trí các công trình trọng điểm có khả năng

đưa vào sử dụng ngay trong năm 2014, ưu tiên các xã nghèo, đảm bảo bố

trí kinh phí thực hiện các công trình cấp nước để đạt được mục tiêu đề ra của Chương trình.

* Thực trạng quản lý các công trình nước sạch nông thôn

Qua tìm hiểu thực tế và qua báo cáo kết quả kiểm tra của các cấp, các ngành trong tỉnh về thực trạng công tác quản lý, vận hành khai thác sử dụng và bảo vệ các công trình của tỉnh chưa được tốt, khá nhiều công trình hoạt

động không hiệu quả, thường xuyên bi hư hỏng trang thiết bị. Một số công trình khi tiến hành khảo sát thiết kế và lập dự án không chính xác dẫn đến tình trạng nguồn nước không đủ cung cấp hay có những công trình nguồn nước bị

nhiễm mặn dẫn đến chất lượng nguồn nước cung cấp không được đảm bảo. Nhiều công trình đầu tư xây dựng với quy mô hiện đại nhưng trình độ quản lý vận hành của cán bộ quản lý còn hạn chế, đồng thời chế độ chính sách giành cho các cán bộ trực tiếp quản lý vận hành chưa được thỏa đáng nên đội ngũ

cán bộ quản lý còn thiếu nhiệt tình trong quá trình quản lý. Một số công trình trong quá trình vận hành, khai thác chưa sát xao, cán bộ chưa được thường xuyên tham gia tập huấn nâng cao năng lực về kỹ năng truyền thông và kỹ

thuật vận hành cho nên dẫn đến các công trình không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, đúng cách nên dẫn đến thường xuyên máy móc, thiết bị tại các công trình bị hư hỏng ảnh hưởng đến hiệu quả của các công trình chưa cao. Số ít các công trình trong quá trình xây dựng chưa đồng bộ, thiết bị chỉ sử

dụng một thời gian ngắn đã bị hư hỏng, công xuất không đảm bảo cung cấp, bên cạnh đó người dân ở địa phương chưa có nhận thức cao về tác dụng của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 71 

việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, còn nặng tư tưởng bao cấp không đóng góp tiền để xây dựng công trình cũng như chi trả tiền sử dụng nước nên không có kinh phí duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.

Tính đến tháng 6 năm 2014 toàn tỉnh có 42 công trình trong đó có 32 công trình nước sạch đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và 10 công trình đang thi công xây dựng. Qua điều tra trong nhiều năm trước mô hình quản lý của các công trình cấp nước trong toàn tỉnh chủ yếu là được bàn giao cho UBND xã tự quản, UBND xã thành lập các Ban quản lý công trình hoặc bàn giao cho Hợp tác xã, thôn quản lý và khai thác sử dụng,. Song hình thức quản lý này không tập trung chưa mang lại hiệu quả cao, nhiều công trình thường xuyên bị hư hỏng máy móc, thiết bị, một số khác thì chất lượng nước không đảm bảo, cũng có một số công trình giao cho các doanh nghiệp tư nhân quản lý; công trình cấp nước thôn Trang Hạ - Từ Sơn, Xã Song Giang-Gia Bình, công trình xã An Thịnh-huyện Lương Tài. Bên cạnh đó năm 2012 UBND tỉnh Bắc Ninh đã giao cho Trung tâm nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh thành lập Ban quản lý sau đầu tư có nhiệm vụ tiếp quản và quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng các công trình cấp nước sạch nông thôn. Tính đến nay Trung tâm nước sạch và VSMTNT đã quản lý được 4 công trình; Công trình cấp nước xã Tân chi- huyện Tiên Du, xã An Bình huyện Thuận Thành, xã Văn Môn - Huyện Yên Phong, xã Song Hồ - huyện Thuận Thành, bước

đầu các công trình cấp nước đã đi vào hoạt động có quy mô và cũng mang lại hiệu quả, song vẫn còn một số những khó khăn vướng mắc do công tác tuyên truyền về nước sạch đến người dân chưa cao, tư tưởng người dân chưa được nhận thức cao về sử dụng và bảo vệ sông trình nước sạch, người dân ở các xã này vẫn còn một số hộ vẫn có thói quen sử dụng nguồn nước từ giếng đào, giếng khoan và nước mưa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 72 

4.1.2 Kết qu thc hin Chương trình nước sch nông thôn trên địa bàn huyn Tiên Du huyn Tiên Du

4.1.2.1 Quá trình thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn

* Các giai đoạn thực hiện Chương trình

Huyện Tiên Du là một trong các huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh có tốc độ

phát triển kinh tế nhanh, bên cạnh sự phát triển về kinh tế đi kèm đó là sự ô nhiễm của môi trường đặc biệt là nguồn nước. Nhu cầu sử dụng nguồn nước của người dân nông thôn ngày càng nhiều. Cùng với Chương trình nước nông thôn của tỉnh Bắc Ninh, Chương trình nước sạch nông thôn huyện Tiên Du

được ra đời vào và bắt đầu thực hiện vào năm 1992. Trong giai đoạn này, huyện cũng đã nhận được chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn nhỏ, lẻ

và không tập trung đầu tiên thông qua dự án của Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Zaika (Nhật Bản) tài trợ. Chương trình này đầu tư cho các trường học, các trạm y tế hoặc các khu vực dân cư khó khăn về nước sinh hoạt bằng cách khoan, lắp đặt hệ thống giếng khoan nhỏ và đã tiến hành khoan được khoảng 340 giếng khoan, mỗi giếng có khả năng cung cấp nước cho vài hộ gia đình với quy mô hàng chục người. Kể từ giai đoạn này, người dân ở khu vực nông thôn đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc dùng nước sạch và đã đầu tư tiền của, công sức để xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch cho gia đình. Song việc đầu tư này chỉ thuận lợi với các khu vực gần nguồn nước và khó khăn với các khu vực ở xa nguồn nước và số

lượng nước cung cấp cho hộ, người dân hưởng lợi là không lớn, nhu cầu nước sinh hoạt của người dân chỉ thỏa mãn một phần nhỏ, do vậy vấn đề nước sinh hoạt giai đoạn này của huyện vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nhận thức được vấn đề đó, sau khi nhận được sự chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn của tỉnh thông qua Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn, đến nay huyện Tiên Du

đã và đang thực hiện Chương trình qua cả 3 giai đoạn, song quá trình thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 73 

1. Giai đoạn 1999-2005: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn này, huyện đã bước đầu triển khai Chương trình nước sạch nông thôn, nhưng quá trình triển khai còn nhiều hạn chế về nguồn vốn chưa có, chủ yếu mới có kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền; còn kinh phí đểđầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung thì tỉnh Bắc Ninh ưu tiên cho các xã, huyện nghèo và đặc biệt khó khăn trong tỉnh như các huyện Lương Tài, Gia Bình…

Như vậy, có thể nói rằng người dân trên địa bàn huyện Tiên Du chưa

được tiếp cận với nước sạch nông thôn, việc cấp nước, sử dụng nước sinh hoạt của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên và mang tính tự phát bằng phương thức khai thác thủ công (nước mưa, giếng khơi, giếng khoan…) với chất lượng nước không được đảm bảo.

2. Giai đoạn 2006-2010:

Trong giai đoạn này được sự quan tâm của tỉnh, huyện đã bước đầu triển khai thành công Chương trình nước sạch nông thôn. Đã có những công trình cấp nước tập trung được xây dựng ở 3 xã trọng điểm: Tân Chi, Cảnh Hưng và Nội Duệ. Đây là 3 xã tập trung nhiều các làng nghề thủ công của huyện. Tuy nhiên bên cạnh những kết quảđạt được, trong quá trình triển khai còn gặp phải rất nhiều những khó khăn, vướng mắc, công tác quản lý Chương trình chưa được tốt và chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy trong giai đoạn tiếp theo huyện cần có những biện pháp tháo gỡ kịp thời.

3. Giai đoạn 2011 – 2015:

Trong giai đoạn này được sự quan tâm của tỉnh Bắc Ninh. Huyện đã tham gia cùng với Trung tâm nước sạch và VSMTNT tỉnh thực hiện đầu tư

xây dựng và khởi công mới 4 công trình cấp nước cho 7 xã của huyện đó là; Xã Tri Phương, xã Phật Tích, xã Liên Bão, xã Hoàn Sơn, xã Minh Đạo, xã

Đại Đồng, xã Phú Lâm theo nguồn vốn vay từ Ngân hàng thế giới với tổng

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện chương trình nước sạch nông thôn tại huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 74)