2.2.2.1 Tình hình cấp nước ở nông thôn Việt Nam
- Hình thức tổ chức: Ở Việt Nam hiện nay hình thức thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn được phân cấp thực hiện khá rõ ràng từ TW đến địa phương mà cơ quan chủ quản từ TW được Chính phủ giao nhiệm vụ là Bộ
Nông nghiệp và PTNT, sau đó sẽ triển khai tới các tỉnh, thành phố, các huyện và cuối cùng là người dân tiếp nhận.
- Hình thức cấp nước: người dân nông thôn của Việt Nam chủ yếu dùng nước theo truyền thống từ 2 nguồn chính đó là nước mưa và nước giếng. Hiện nay có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử
dụng nguồn nước sinh hoạt từ nước giếng khoan chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Điển hình như tỉnh Tiền Giang, chỉ tính riêng xã Hưng Thạch có
đến 50% dân cư dùng nước chưa được an toàn.
Các giếng đào thường là những giếng ngoài trời theo truyền thống. Nước mưa được chứa trong bể hay lu thường không được che đậy; dùng gầu hay gáo để múc nước là phổ biến. Các giếng khoan có đường kính nhỏ và dùng bơm tay. Chất lượng nước nói chung không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Một số vùng còn thiếu cả nước dùng cho sinh hoạt với số lượng tối thiểu chứ chưa nói đến chất lượng nước như: vùng bị nhiễm mặn ở ven biển, hải đảo, vùng núi cao, các vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, vùng đá vôi casto và trong thời gian gần đây là các vùng bị hạn hán như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Giang.
- Công tác đầu tư xây dựng các công trình
Các nguồn đầu tư xây dựng các công trình nước sạch trên toàn quốc
được huy động từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước, vốn tài trợ của các nước từ
các chương trình Zaika, Unicef, WB. Trong đó có 2 dự án lớn đước đầu tư cô cấp nước sạch nông thôn Việt Nam từ khi bắt đầu khởi động Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn đó là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31
Dự án của Unicef tài trợ cho Chính phủ Việt Nam với tổng số vốn lên
đến 53.815.875 USD, đầu tư cho hoạt động cấp nước và VSMT nông thôn trên 64 tỉnh thành của Việt Nam từ năm 1982 đến năm 2010, và đã đầu tư xây mới được 1.639 công trình cấp nước tập trung, Giếng khoan 148.558 cái, cải tạo giếng đào 42.683 cái…
Dự án tài trợ bằng vốn vay của Ngân hàng thế giới đầu tư cho Nước sạch và VSNT vùng đồng bằng Sông Hồng. Dự án NS&VSMTNT vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn I (vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm mục tiêu cải thiện dịch vụ cấp nước, vệ sinh hộ gia đình tại bốn tỉnh: Nam
Định, Ninh Bình, Hải Dương và Thái Bình theo hướng bền vững. Dự án có kinh phí gần 122 triệu USD (gồm: những khoản được tài trợ, từ nguồn vốn
đối ứng và khoản đóng góp từ phía cộng đồng). Giai đoạn 2 được đầu tư cho tiếp 8 tỉnh đồng bằng Sông Hồng đó là Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Phúc với tổng số vốn đầu tư là 123,527 triệu USD, đầu tư cho xây mới khoảng 240 công trình cấp nước đến năm 2018 của 8 tỉnh đồng bằng Sông Hồng.
Ngoài 2 dự án lớn trên lĩnh vực cấp nước của Việt Nam còn nhận được nhiều nguồn đầu tư từ Hà Lan, vốn Zaika và nhiều nguồn vốn khác
Tính đến năm 2013 đã có 318 công trình cấp nước trường học, 721 công trình cấp nước tập trung.
Tỷ lệ dân số sủ dụng nước đạt tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh cao: Đông Nam Bộđạt 94%, Đồng bằng Sông Hồng đạt 87%, Duyên hải miền Trung đạt 87%. Vùng đạt tỷ lệ thấp nhất là Bắc Trung Bộ 74% và Tây Nguyên 77%. Trong đó các tỉnh có tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh cao như Bà Rịa -Vũng Tàu đạt 98%, TP Hồ Chí Minh 99%, Hải Phòng 95%, Bình Thuận 94%.
Để có sự thành công trong lĩnh cấp nước sạch nông thôn đó là nhờ sự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32
gia của địa phương.
Bên cạnh đó cùng với sự phát triển xây dựng các công trình cấp nước tập trung, nhiều địa phương đã chú trọng cải thiện và quản lý các công trình cấp nước và chất lượng nước. Chất lượng nước của các công trình nhỏ lẻở quy mô hộ gia đình cũng đã được chú ý nâng cao. Tuy nhiên, đảm bảo chất lượng nước theo đúng quy chuẩn chất lượng nước vẫn đang là một thách thức lớn.
- Về hoạt động quản lý chất lượng nước
Bộ y tếđã ban hành Thông tư số 04/2009/TTBYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) và Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) để quản lý kiểm tra chất lượng nước
Đến năm 2010, đã có 90,45% số dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch, trong đó 62,32% được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế. Cùng với sự phát triển xây dựng các công trình cấp nước tập trung, nhiều địa phương đã chú trọng cải thiện và quản lý các công trình cấp nước và chất lượng nước. Chất lượng nước của các công trình nhỏ lẻở quy mô hộ gia
đình cũng đã được chú ý nâng cao. Tuy nhiên, đảm bảo chất lượng nước theo
đúng quy chuẩn chất lượng nước vẫn đang là một thách thức lớn. - Về công tác quản lý các công trình
Các công trình sau khi đưa vào sử dụng được giao cho các tổ chức,
đoàn thế quản lý cụ thể: Cộng đồng chiếm tỷ lệ 48%, Trung tâm nước sạch vafVSMT nông thôn chiếm 18%, Tư nhân và doanh nghiệp chiếm 11%, UBND các xã chiếm 10%, HTX chiếm 3%, Ban quản lý chiếm 2%. Việc quản lý, sử dụng và khai thác được một số tỉnh thành quản lý tốt nhưng cũng có nhiều địa phương còn buông lỏng dân đến chất lượng các công trình ngày càng xuống cấp, kém hiệu quảđặc biệt là các công trình thuộc dự án 134,135, các công trình quy mô nhỏ cấp nước từ 30-100 hộ gia đình ở các thôn bản do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
cộng đồng quản lý, cá biệt có một số công trình dừng hoạt động, một số công trình đầu tư còn dở dang thiếu nguồn lực. Đó cũng là những thách thức lớn
đặt ra cho vấn đề cấp nước sạch khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay.
2.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra vận dụng vào việc thực hiện chương trình nước sạch ở huyện Tiên Du - Bắc Ninh
Khuyến khích các thành phần xã hội tham gia vào lĩnh vực cấp nước và sử dụng nước sạch, đa dạng hóa các hình thức cấp và sử dụng nước sạch với một cơ chế, chính sách thông thoáng và minh bạch. Cụ thể:
Một là, xã hội hóa cấp nước nông thôn phải bám sát vào nhu cầu thực tiễn của địa phương, giải quyết những yêu cầu bức thiết về nước sạch của người dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội mới nhanh chóng tìm được sựđồng thuận giữa nhà nước và nhân dân.
Hai là, huy động được vốn bằng nhiều nguồn khác nhau, trong đó thông qua con đường nhân dân đóng góp là chính. Cách làm này không những huy
động có hiệu quả nguồn lực trong cộng đồng mà còn nâng cao trách nhiệm, ý thức cho cộng đồng trong toàn bộ chu trình từ khi góp vốn đến khi sử dụng, vận hành, bảo dưỡng và duy trì hệ thống.
Ba là, phải tạo ra một cơ chế, chính sách rộng mở, linh hoạt, minh bạch, cụ thể và thiết thực nhằm phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ban ngành từ UBND tỉnh, các cơ sởđến xã, phường và từng người dân.
Năm là: Công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ và công nhân ngành nước: Chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ nhân viên là hình ảnh, là bộ mặt của ngành cấp nước trong tiếp xúc và làm việc với khách hàng. Nhân viên ngành cấp nước phải thật sự làm hết trách nhiệm của mình. Ngoài công tác được giao còn cần phải chú ý đến tình trạng sử dụng nước của khách hàng để đề xuất các hình thức động viên, tuyên dương đối với khách hàng thực hiện tốt quy định của ngành hoặc có các biện pháp đối với các trường hợp gian lận nước… nhằm nâng cao hiệu quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
kinh doanh nước sạch, giảm thất thoát nước.
- Sáu là: Công tác chống thất thoát, tiết kiệm nước. Giải quyết tình trạng thất thoát nước làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thông qua các công cụ của pháp luật, chiến lược về con người, tìm nguồn vốn đến đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, thay mới, phát triển mạng lưới phân phối nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát. Việc chủ động sản xuất các thiết bị ngành nước phục vụ cho quá trình sản xuất và phân phối nước sạch là hết sức cần thiết.
Nâng cao nhận thức của người dân về ý thức tiết kiệm nước và các biện pháp thực hành chống lãng phí nước.
- Bảy là: công tác phân cấp quản lý và tổ chức kinh doanh nước sạch Quản lý hiệu quả kinh doanh nước sạch, tăng cường năng lực sản xuất và phân phối nước sạch đến với người tiêu dùng đã cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Các cơ quan cấp nước có cơ sở vững mạnh về tài chính, tổ
chức phân cấp quản lý hiệu quả, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên, các chính sách hỗ trợ, ý thức vươn lên… đã góp phần khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước có hạn và đưa nguồn nước sạch trong lành
đến người tiêu dùng. Ngoài ra ta còn rút ra được bài học quý giá ở quá trình phân cấp quản lý và tổ chức kinh doanh đó là sự tham gia của cấp nước tư
nhân, mở rộng các hình thức cấp nước đã góp phần đáng kể nâng cao tỷ lệ
người dân được cung cấp nước sạch, phá vỡ tính độc quyền trong khai thác kinh doanh nước sạch.
Tóm lại: từ những bài học của các nước trên đây huyện Tiên Du trong những năm qua đã: chú trọng hơn công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ nhân viên là hình ảnh, là bộ mặt của ngành cấp nước trong tiếp xúc và làm việc với khách hàng. Nhân viên ngành cấp nước sạch của huyện và tỉnh phải thật sự
làm hết trách nhiệm của mình. Ngoài công tác được giao còn cần phải chú ý
đến tình trạng sử dụng nước của khách hàng để đề xuất các hình thức động viên, tuyên dương đối với khách hàng thực hiện tốt quy định của ngành hoặc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35
có các biện pháp đối với các trường hợp gian lận nước… nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch, giảm thất thoát nước. Ngành cấp nước sạch của huyện cần đẩy mạnh hơn trong chiến lược con người, giáo dục ý thức người dân trong sử dụng nước, tinh thần làm việc cho nhân viên ngành nước. Xây dựng các công cụ pháp luật hỗ trợ cho ngành và chiến lược giảm tỷ lệ thất thoát nước vẫn được đặt lên hàng đầu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình,địa chất
Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 20005’30’’ đến 21011’00’’ độ vĩ Bắc và từ
105058’15’’ đến 106006’30’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là 10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
Sau khi có điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị định 60/2007/NĐ-CP tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Tiên Du là: 9.568,65 ha, với 14 đơn vị hành chính (2 xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc Ninh), gồm 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại
Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Vị trí của huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh địa giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38
- Trên địa bàn huyện có 3 tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và
đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như: Nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…
Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủđiều kiện để phát huy tiềm năng
đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
* Vềđịa hình và địa chất:
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình Tiên Du tương
đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc <30 (trừ một số
đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi Bát
Vạn, núi Đông Sơn… có độ cao từ 20-120m, chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0m so với mặt nước biển.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du mang những nét đặc trưng của cấu trúc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39