Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện chương trình nước sạch nông thôn tại huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 70 - 71)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, số liệu và các kết quả

sử dụng trong nghiên cứu được công bố trong các báo cáo đánh giá tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện

- Số liệu báo cáo của Trung tâm Nước sạch và VSMTNT Bắc Ninh, các Nghị quyết, Chỉ thị, báo cáo hàng năm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh, sách, báo, tạp chí, mạng internet và các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện đề tài.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Việc thực hiện chương trình cung cấp nước sạch nông thôn là chương trình mang tính xã hội cao, cùng với sự tham gia của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể và đặc biệt rất quan trọng đó là sự tham gia của người dân từ khâu điều tra, khảo sát đến lập dự án, triển khai, thi công, giám sát, quản lý, đóng góp và hưởng lợi. Sự tham gia của người dân có vị trí, vai trò rất quan trọng trong tất cả các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường, vì vậy quá trình nghiên cứu không thể không xem xét vai trò của người dân. Chính vì thế để thực hiện đề tài này tác giả lập phiếu điều lấy ý kiến của người dân, cán bộ quản lý xã, huyện về công tác quản lý Chương trình nước sạch nông thôn ( quản lý về nguồn nước, quản lý về vốn đầu tư và thu hồi vốn, quản lý công trình cấp phát nước) cụ thể chọn như sau:

* Chọn mẫu điều tra, khảo sát.

- Đối tượng điều tra là hộ dân và cán bộ quản lý huyện, xã.

Chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình và cán bộ xã, huyện. Đối với mỗi xã chọn điều tra 30 hộ gia đình và 8 cán bộ xã tham gia thực hiện chương trình nước sạch nông thôn. Đối với huyện chọn 6 cán bộ tham gia thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn của huyện . Tổng số hộ được điều tra bằng phiếu điều tra là 90 hộ dân và 30 cán bộ xã và huyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 63 

* Xây dựng biểu mẫu điều tra

Các chỉ tiêu nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài. Chỉ tiêu điều tra hộ

gồm: Thông tin hộ gia đình; Nguồn nước của hộ gia đình đang sử dụng; Thu nhập và mức sống; Mục đích chủ yếu và mức độ tiêu dùng nước bình quân hàng tháng; Ý kiến của hộ về việc thực hiện dự án (Cách thức tổ chức thực hiện triển khai của dự án, công suất, tiến độ, suất đầu tư, giá 1m3 nước tiêu thụ, tỷ lệ thất thoát, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ, phương pháp quản lý vận hành, thủ tục lắp đặt, thanh toán…).

* Phương pháp điều tra, tổ chức điều tra

- Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiến cán bộ và hộ tham sử

dụng nước sạch

- Việc tổ chức điều tra tiến hành theo kế hoạch tiến độ của đề tài nghiên cứu. Vận dụng quy trình quản lý, ghi sổ, thăm kiểm, chăm sóc khách hàng theo định kỳ để phối hợp điều tra theo biểu mẫu đã được lựa chọn. Độ tin cậy số liệu thu thập được là thực tế, khách quan, chính xác.

Một phần của tài liệu giải pháp thực hiện chương trình nước sạch nông thôn tại huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)