2.1.4.1. Yếu tố tự nhiên
- Vị trí địa hình có ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch: Với những nơi có địa hình cao thấp không đồng đều và khí hậu phân mùa chung sẽ là khó khăn rất lớn trong việc sử dụng nước. Vào mùa mưa các vùng trũng sẽ bị
ngập nước. Lượng nước ở các vùng này dư thừa nhưng chất lượng nước không tốt. Còn các khu vực cao hơn sẽđược cung cấp lượng nước đầy đủ và chất lượng đảm bảo hơn. Ngược lại trong mùa khô tại các vùng trũng thiếu các nguồn nước đảm bảo chất lượng cho các nhu cầu sinh hoạt của người dân, còn các vùng cao thì thiếu nước nghiêm trọng.
- Thời tiết khí hậu: ở nước ta khí hậu thời tiết ảnh hưởng rất rõ nét đến việc cung ứng và sử dụng nước sạch. Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều và độ ẩm lớn cũng tác động cả tiêu cực và tích cực đối với việc cung cấp nước. Vào mùa mưa, nguồn cung cấp nước mặt và nước ngầm ở đới lưu thông gần mặt
đất khá phong phú, nhưng chất lượng nước không đảm bảo do khi mưa lớn sẽ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
thả rông, phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật… đều bị rửa trôi xuống các kênh mương làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn, dẫn tới phải qua những công
đoạn xử lý mới đảm bảo yêu cầu vệ sinh.
2.1.4.2. Yếu tố kinh tế
Mặc dù là nhu cầu thiết yếu cơ bản của cuộc sống, song do hạn chế về
nguồn lực nhất là vốn,…, thu nhập của người dân cũng như mức sống của dân cưở nông thôn nói chung còn rất thấp, tỷ lệ các hộđói nghèo còn ở mức cao, việc cấp nước sạch cho người dân nông thôn phải được tiến hành đồng bộ gắn chặt các điều kiện sinh hoạt của bà con với đời sống kinh tế nên việc đẩy nhanh tốc độ cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn còn nhiều hạn chế. Trong quá trình tạo điều kiện nâng cao đời sống của bà con gắn liền nâng cao hiểu biết và thúc đầy sự phát triển đối với nước sạch cần phải xác
định rõ nhu cầu là vô hạn, nhưng tương ứng với mỗi điều kiện kinh tế cần xây dựng một nhu cầu đảm bảo thực tế và thích hợp, tương ứng với điều kiện đó.
2.1.4.3 Yếu tố văn hóa - xã hội - Phong tục tập quán
Người dân nông thôn từđời trước giáo dục và truyền thụ lại cho đời sau hầu hết các thói quen, phong tục, tập quán trong sinh hoạt, trong đó có thói quen sử dụng nước. Nguồn nước cấp cho đại bộ phận dân cư gắn liền với nét văn hóa truyền thống của người dân nông thôn, có thể là giếng khơi, nước mưa,…và như vậy hầu như nước sinh hoạt của hộ còn phụ thuộc vào thiên nhiên, gắn chặt với thiên nhiên.
- Phân bố dân cư
Dân số phân bố không đồng đều có ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực cấp nước sinh hoạt. Trong quá trình phát triển và quy hoạch cấp nước sinh hoạt cần quan tâm đến các thuận lợi và lưu ý đến cơ cấu và tốc độ phát triển dân số để bố trí các loại hình phù hợp với đặc thù của từng vùng. Ở những nơi có mật độ dân số cao, sống tập trung thì việc xây dựng các công trình cấp nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
có quy mô lớn và việc quản lý nguồn nước cũng như cấp nước sinh hoạt cũng
được tiến hành thuận lợi hơn những khu vực dân cư sống phân tán.
Như vậy, khi mà điều kiện kinh tế chưa đủ mạnh, nguồn nước tự nhiện còn dồi dào, chưa bị ô nhiễm, hạn chế và thói quen dùng nước gắn chặt lâu
đời thì việc đầu tư cho nước sạch là rất ít.
- Trình độ hiểu biết và công tác tuyên truyền cho cộng đồng
Người dân nông thôn ít có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin
để có thể mở mang sự hiểu biết, thay đổi cách nhận thức. Vấn đề cần thiết ở đây là công tác hỗ trợ thông tin, công tác truyền thông phải được đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả để có được kết quả trong vấn đề nhận thức nhằm dần thay
đổi truyền thống in hằn từ bao đời về thói quen sử dụng nước.
2.1.4.4 Chính sách của Nhà nước
Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ phải “Cải thiện việc cấp thoát nước ở đô thị, thêm nguồn nước cho nông thôn”. Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm 75% dân số cả nước và luôn là bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. Đảng – Chính phủ đang tập trung vào phát triển nông thôn, coi trọng nông thôn là ưu tiên quốc gia, đã quyết định đưa việc giải quyết nước sạch và VSMT nông thôn trở thành một trong bẩy chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng nhất.
Các chính sách chủ yếu của Nhà nước tác động đến cấp nước sạch nông thôn:
- Các điều kiện sống ở nông thôn sẽ được cải thiện: đa số người dân nông thôn phải được cấp nước sạch.
- Ở những nơi có tính khả thi và có hiệu quả kinh tế cần khuyến khích cấp nước tập trung cho khu vực nông thôn với sự trợ giúp của Chính phủ để
các hệ thống đó có sức hấp dẫn hơn về mặt tài chính.
- Các hộ gia đình và các cộng đồng nông thôn sẽ chịu trách nhiệm chính để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo nguyên tắc phát triển bền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
vững (bao gồm cả cấp nước sạch), còn Nhà nước sẽ đóng vai trò quản lý, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi.
- Việc thực hiện cấp nước sạch sẽđược phân cấp, các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn xóm sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc lập kế hoạch và thực hiện cấp nước.