GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoat ̣ đông ̣ kinh doanh của ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex (pg bank) chi nhánh cần thơ (Trang 70)

5.2.1. Huy động vốn

Qua kết quả phân tích ta có thể thấy rằng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua chƣa thật sự ổn định, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở còn chiếm tỷ trong cao. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần áp dụng những chính sách phù hợp nhằm huy động đƣợc tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ thị trƣờng. Sau đây là một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng:

ix

+ Đa dạng hóa các hình thức huy động: ngoài việc huy động vốn bằng các hình thức truyền thống nhƣ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các cá nhân tổ chức, ngân hàng cần phải tận dụng thêm nữa việc huy động vốn qua việc phát hành giấy tờ có giá nhƣ kỳ phiếu, tín phiếu, bên cạnh đó ngân hàng cần phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ với các khung lãi suất khác nhau đối với các kỳ hạn khác nhau để có thể huy động tối đa hóa lƣợng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

+ Đa dạng các hình thức khuyến mãi, dự thƣởng để tri ân những khách hàng thân thiết và thu hút thêm khách hàng mới

+ Điều chỉnh mức lãi suất huy động vốn một cách linh động, phù hợp với mức lãi suất chung trên địa bàn và giữ nó ở mức ổn định

+ Đƣa ra biện pháp marketing một cách phù hợp: nâng cao lãi suất huy động, tặng quà tạo nhiều ƣu đãi đặc biệt cho đối tƣợng khách hàng là dân cƣ vì đây là nhóm đối tƣợng chính chiếm tỷ trọng cao trong vốn huy đọng của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cần tích cực trong hoạt động quảng bá truyền thông để đƣa thông tin về PG Bank Cần Thơ đến gần hơn với khách hàng trên địa bàn.

+ Cần nâng cấp trụ sở, mua sắm trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá, nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo niềm tin và sự thoải mái cho KH gửi tiền vào NH, ứng dụng các công nghệ để rút ngắn thời gian giao dịch, tạo thêm nhiều tiện ích trong thanh toán giao dịch với KH.

+ Nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho ngân hàng: ngân hàng cần phải trang bị, nâng cấp cơ sở vật chất để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, lắp đặt thêm các máy ATM ở các chợ, khu dân cƣ, siêu thị…để tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền.

+ Nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng nhân viên của Ngân hàng cần giữ thái độ thân thiện, nhiệt tình để tạo đƣợc ấn tƣợng tốt với khách hàng.

5.2.2. Hoạt động cho vay

Bên cạnh việc huy động vốn thì việc sử dụng nguồn vốn nhƣ thế nào để tạo đƣợc tối đa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí chính là nhiệm vụ của Ngân hàng, để đảm bảo hài hòa cân đối trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả Ngân hàng cần có những giải pháp nhƣ sau:

x

+ Đƣa ra mức lãi suất cạnh tranh so với các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn, đơn giản hóa các thủ tục cho vay nhằm tạo sự thuận tiện nhất cho khách hàng.

+ NH cần nâng cao khả năng dự đoán, dự báo về năng lực cạnh tranh của các ngành hàng chủ lực của địa phƣơng trên thị trƣờng nội địa và xuất khẩu, trên cơ sở đó hình thành khung hạn mức tín dụng cho từng ngành.

+ Chủ động phân tán rủi ro, không nên tập trung một khoản tiền lớn để cho vay, đầu tƣ vào một số ngành nào mà chỉ nên tập trung ở mức độ an toàn. Đồng thời nên tập trung vào các dự án nhỏ nhƣng khả năng thu hồi vốn cao hơn là tập trung vào các dự án lớn.

+ Giữ quan hệ tốt với KH cũ bằng cách: đôn đốc, nhắc nhở CBTD có thể trực tiếp liên lạc, thƣờng xuyên theo dõi, nắm bắt đƣợc tình hình thực tế của họ, để thuận tiện cho công tác thẩm định, thu hồi vốn vay, nâng cao chất lƣợng tín dụng.

+ Đối với các khoản vay lớn nên cho vay theo định mức, giải ngân theo tiến độ thực hiện của dự án. Đối với khách hàng mới giao dịch với Ngân hàng lần đầu cán bộ tín dụng của Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định xem xét đánh giá chính xác phƣơng thức sản xuất kinh doanh của họ có hiệu quả và đủ khả năng chi trả nợ hay không.

+ Các cán bộ tín dụng phải luôn chấp hành tốt các quy trình tín dụng, nâng cao chất lƣợng thẩm định hồ sơ vay vốn, thƣờng xuyên kiểm tra giám sát các khoản vay và kiên quyết xử lí các khoản nợ xấu, tránh điều chỉnh, gia hạn nợ nhiều lần gây tác động tiêu cực đến thiện chí trả nợ của khách hàng.

5.2.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nhân sự và đào tạo

+ Rà soát, đánh giá nhân sự hiện tại của Ngân hàng, trên cơ sở cơ sở kết quả đánh giá sẽ thực hiện các biện pháp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc không kí tiếp với các nhân sự không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, có kết quả và trách nhiệm với công việc kém.

+ Chú trọng nâng cao chất lƣợng tuyển dụng, áp dụng những phƣơng pháp tuyển dụng tiên tiến để tuyển chọn đƣơc các ứng viên không chỉ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn có đạo đức tốt đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.

xi

+ Tiếp tục triển khai chính sách thƣởng kinh doanh nhằm tạo động lực để các cán bộ kinh doanh tích cực tiếp thị phát triển khách hàng, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đề ra.

+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ nhân viên là những việc cần xúc tiến thực hiện nhằm xây dựng PG Bank Cần Thơ ngày càng hiện đại

hơn, phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nƣớc.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Trƣớc những ảnh hƣởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế trên toàn thế giới, nƣớc ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nền kinh tế có nhiều biến động bất thƣờng, lạm phát tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ không tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Điều này càng làm cho hoạt động của NH càng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy mà NH cần phải

xii

có những xem xét, đánh giá chính xác hơn, có kế hoạch, chính sách cụ thể hơn để có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời trong hoạt động của mình trƣớc những xu thế đó. Có nhƣ thế thế hoạt động của ngành NH nói chung và PG Bank Cần Thơ nói riêng mới đạt hiệu quả cao, ổn định, cũng nhƣ cải thiện đƣợc những gì còn tồn tại, duy trì và phát huy đƣợc những gì đã đạt đƣợc trong giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với PG Bank Cần Thơ trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Nó đòi hỏi NH phải chuẩn bị tốt về mọi mặt nhƣ: nguồn vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực,…

Qua kết quả phân tích kết quả hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng PG Bank Cần Thơ ta có thể rút ra đƣợc một số kết luận sau:

+ Về doanh thu: ta có thể nhận thấy rõ rằng doanh thu năm 2011 của Ngân hàng có mức tăng trƣởng mạnh tăng tới 61% khoảng 54 tỷ đồng so với năm 2010 nguyên nhân doanh thu tăng mạnh trong năm 2011 là do thu nhập từ lãi của Ngân hàng tăng mạnh trong năm 2010 khoảng 53 tỷ tuy nhiên năm 2012 doanh thu lại giảm chỉ đạt khoảng 96 tỷ đồng.

+ Về chi phí: Cũng giống nhƣ doanh thu tổng chi phí của Ngân hàng cũng tăng trong năm 2011 tăng thêm khoảng 52 tỷ so với năm 2010, chi phí Của Ngân hàng năm 2012 lại giảm khoảng 46 tỷ so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do biến động theo khoảng chi phí chi trả lãi mặc dù chi phí ngoài lãi liên tục tăng qua các năm nhƣng không ảnh hƣởng nhiều đến tổng chi phí do chỉ phí này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí.

+ Về lợi nhuận: Lợi nhuận của Ngân hàng tăng trƣởng không đều qua các năm, năm 2011 tăng khoảng 2 tỷ so với năm 2010 tuy nhiên năm 2012 lại giảm khoảng 1.5 tỷ so với năm 2011. Lợi nhuận năm 2012 giảm chủ yếu làdo lãi suất cho vay bình quân thực tế giảm nhiều.

Qua kết quả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng PG Bank Cần Thơ trong giai đoạn 2010-2012 có thể thấy rằng Ngân hàng đã đạt đƣợc nhiều thành công nhất định đặc biệt là trong năm 2011 với mức tăng trƣởng cao. Tuy nhiên sau năm 2011 có thể thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng đang có xu hƣớng giảm bởi thế hiện nay Ngân hàng đang nỗ lực trong việc tìm ra các giải pháp hiệu quả tối ƣu nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại. Tin rằng, với sự nỗ lực không ngừng này của tập thể Ngân hàng cùng với sự giúp đỡ từ Hội sở, chính quyền địa phƣơng, NHNN, Ngân hàng xăng dầu Petrolimex Cần Thơ sẽ

xiii

ngày một phát triển và đạt đƣợc kết quả kinh doanh hiệu quả hơn trong thời gian tới.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Chính quyền địa phƣơng

+ Cần thực hiện tốt công tác quản lí địa bàn và hỗ trợ tốt cho Ngân hàng trong việc cung cấp và xác nhận thông tin về khách hàng một cách chính xác và đầy đủ từ đó giúp Ngân hàng đánh giá đúng về tƣ cách cũng nhƣ năng lực của khách hàng để có thể đƣa ra quyết định có cho vay hay không.

+ Các cơ quan công chứng, trung tâm bán đấu giá tài sản, thi hành án nên hỗ trợ tối đa cho NH trong việc đăng kí, công chứng và xử l. tài sản đảm bảo đƣợc nhanh chóng hơn theo luật định.

+ Hỗ trợ Ngân hàng trong công tác xử lí tài sản đảm bảo khi các khoản vay không còn khả năng thu hồi để rút ngắn thời gian và thủ tục.

+ UBND thành phố cần xem xét kỹ trong khâu thẩm định cho phép quy hoạch các khu dân cƣ, đô thị,… để phù hợp hơn với tình hình của thành phố và đời sống của ngƣời dân.

6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

+ Cần nâng cao tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại, giảm sự can thiệp của cơ quan Nhà Nƣớc trong quyết định cho vay của các Ngân hàng.

+ Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng có chất lƣợng đối với toàn ngành Ngân hàng Việt Nam. NHNN cần có những văn bản hƣớng dẫn thật cụ thể một cách đồng bộ trong việc thực hiện các Quyết định. Tăng cƣờng công tác thanh tra và xử lí nghiêm minh việc cố tình thực hiện sai quy chế tín dụng của NHNN, nhằm tránh hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh nhƣ: cơn sốt chạy đua lãi suất giữa các NH,… phát hiện kịp thời những sai phạm của các NHTM nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do rủi ro mang lại.

6.2.3 Đối với Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex

NH cần hỗ trợ cho CN trong việc phát triển hoạt động kinh doanh nhƣ: hỗ trợ về đầu tƣ cơ sở vật chất, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ NH hiện đại,… tạo điều kiện cho Chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình nhiều hơn, để Chi nhánh có thể phát huy đƣợc khả năng của mình.

xv

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2005. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trƣờng Đại học Cần Thơ. 2. Nguyễn Đăng Dờn, 2008. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê TPHCM.

3. Đoàn Văn Lành , 2008. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Ninh Kiều, trƣờng Đại học Cần Thơ.

4. Võ Thị Bích Phƣợng, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên, trƣờng Đại học Cần Thơ.

5. Lê Quỳnh Trâm, 2011. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, trƣờng Đại học Cần Thơ.

6. Tạ Kim Anh, 2007. Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ, Trƣờng Đại học Cần Thơ.

7. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam_ State bank of VietNam (8/2012). Tạp chí ngân hàng (Banking Review), số ra 16, NXB Thống Kê.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoat ̣ đông ̣ kinh doanh của ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex (pg bank) chi nhánh cần thơ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)