Mức độ hài lòng của ngƣời dân sau bồi thƣờng, GPMB

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của người dân đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (Nghiên cứu trường hợp phần đường vào công trường Dự án thủy điện Trung Sơn (Trang 71)

Hoạt động khôi phục mức sống và cải thiện sinh kế cho các hộ BAH là việc làm cần thiết trong mỗi dự án có tiến hành đền bù, GPMB. Tính đến thời điểm tiến hành điều tra, các hộ dân trong khu vực dự án đã nhận đầy đủ tiền đền bù, hỗ trợ và dần ổn định cuộc sống. Hoạt động này càng thực sự cần thiết với những hộ BAH phần lớn diện tích đất nông nghiệp hoặc phải tái định cư tại nơi ở mới. Bởi với những hộ này, nghề nghiệp của họ thường có sự thay đổi, đời sống, thu nhập có nhiều xáo trộn và ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định của cuộc sống gia đình.

Các hộ dân trong phạm vi nghiên cứu đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo chính sách chung của dự án với những mục tiêu cơ bản như: khôi phục thu nhập bị ảnh hưởng, đào tạo nghề nghiệp, khôi phục lại mức sống cao hơn hoặc ít nhất bằng so với trước khi dự án diễn ra.

Với những mục tiêu như vậy, Ban QLDA đã thực hiện những hình thức hỗ trợ và phục hồi chung cho các hộ BAH bằng những biện pháp:

 Chi trả tiền đền bù cho những tài sản của các hộ BAH.

 Hỗ trợ các khoản theo quy định của dự án đối với những hộ BAH nặng phải TĐC.

 Bố trí khu TĐC cho các hộ phải di chuyển đến nơi TĐC mới.

 Tổ chức các lớp đào tạo nghề xen kẽ với các hoạt động khác cho các hộ

BAH bởi dự án.

Đối với những hộ BAH nặng, bao gồm các khoản hỗ trợ như sau:

 Ổn định đời sống

 Khuyến nông

70

 Trợ cấp xã hội

 Hỗ trợ thêm giá đất nông nghiệp

 Hỗ trợ mua đất, di chuyển và lệ phí

Qua thông tin phỏng vấn sâu các hộ BAH nặng cho thấy, các hộ gia đình này đã nhận được các khoản hỗ trợ của dự án để di chuyển và ổn định cuộc sống. Họ đã sử dụng số tiền được bồi thường để xây lại nhà mới, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc đầu tư cho con cái học hành. Hộp ý kiến dưới đây thể hiện ý kiến của hộ dân BAH đã di chuyển đến nơi ở mới.

Hộp 2.8. Ý kiến của ngƣời dân về khôi phục mức sống tại nơi ở mới.

Hiện tại nhà tôi có 4 người đang đi làm nên thu nhập ổn định từ 3 triệu/tháng trở lên. Sau khi Dự án lấy đất và đền bù tôi đã chuyển đến nơi ở mới không xa nơi cũ nên đi lại thuận tiện. Cuộc sống gia đình chúng tôi về cơ bản tốt hơn nơi ở cũ vì đã xây nhà mới để ở, điều kiện vệ sinh được cải thiện. Khi xây nhà do thị trường giá cả tăng cao nên dự án có tạo điều kiện cho vay vốn tại ngân hàng với lãi suất thấp để xây dựng, hiện nay tôi còn nợ lại Ngân hàng chưa trả

hết” (PVS, Nam, 51 tuổi, Lao động, làm thuê).

Theo đánh giá của tác giả nghiên cứu, mức sống của các hộ BAH nặng đã cơ bản được khôi phục và cuộc sống dần đi vào ổn định sau khi ảnh hưởng bởi dự án. Đối với những hộ BAH nặng và những hộ thuộc diện TĐC trên địa bàn dự án, UBND các tỉnh đã họp bàn để tạo việc làm cho người dân làm nông nghiệp khi mất đất. Ngoài ra, theo thông tin phỏng vấn người dân, họ còn cho biết việc chuyển đến khu TĐC đã làm cho cuộc sống tốt hơn do tránh được ngập lụt khi mùa mưa đến, điều kiện môi trường, vệ sinh cũng tốt hơn và khoảng cách từ nơi ở mới đến nơi ở cũ cũng không xa, do đó cũng thuận tiện cho việc tìm kiếm công việc mới.

Nhìn chung, những hộ BAH nhẹ hầu như không thay đổi gì về cuộc sống, chủ yếu họ vẫn làm nông nghiệp. Một phần đất đai của họ bị dự án lấy đi không làm ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của và cuộc sống của các đối tượng này. Đối với những hộ BAH nặng, đặc biệt là các hộ thuộc diện phải di dời, việc thích nghi với

71

những thay đổi sau dự án không khó với họ. Kết quả điều tra cho thấy, đã có rất nhiều hộ thích ứng ngay với công việc mới, họ không còn bỡ ngỡ với việc thay đổi cuộc sống vì đã có một quá trình chuẩn bị và tiếp cận với các biện pháp hỗ trợ và phục hồi trước đó.

Bảng 2.10. Mức sống của các hộ dân sau đền bù, GPMB.

Hộ BAH Nguyên nhân Số lƣợng

(ngƣời) Tỷ lệ (%) Ảnh hưởng nặng Tốt hơn 23 20,1 Như cũ 85 74,5 Kém hơn 6 5,4 Tổng 114 100 Ảnh hưởng nhẹ Tốt hơn 20 17,5 Như cũ 82 71,6 Kém hơn 12 10,9 Tổng 114 100

Nguồn: Nguyễn Thị Minh Phương, 2012.

Số liệu điều tra cho thấy, mức sống "như cũ" chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các phương án còn lại (71,6% hộ BAH nhẹ và 74,5% hộ BAH nặng). Đáng lưu ý trong kết quả nghiên cứu về mức sống của người dân sau đền bù, GPMB là tỷ lệ những hộ BAH nặng có mức sống "tốt hơn" cao hơn những hộ BAH nhẹ (20,1% so với 17,5%) và ngược lại, những hộ BAH nhẹ có tỷ lệ mức sống "kém hơn" cao hơn những hộ BAH nặng (10,9% so với 5,3%). Thực tế, trong thời gian tiến hành nghiên cứu, những hộ thuộc diện tái định cư đã di chuyển và ổn định cuộc sống tại nơi ở mới, đa phần các hộ dân đều cảm thấy bằng lòng với điều kiện ăn ở, sinh hoạt tại nơi ở mới. Ban QLDA và các cơ quan liên quan rất chú trọng tới công tác ổn định cuộc sống của người dân sau tái định cư, chính yếu tố này đã làm tăng thêm mức độ hài lòng của các hộ dân và chi phối đến các lựa chọn mức sống "tốt hơn" khi được khảo sát. Với những hộ có mức sống kém hơn, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, có tình trạng này là do một số hộ BAH mất mặt bằng kinh doanh, bị thu hồi phần lớn

72

diện tích đất sản suất nên nghề nghiệp có sự xáo trộn. Tuy nhiên, đây chỉ là thực trạng ban đầu sau khi tiến hành dự án, trong thời gian tới, cùng với sự trợ giúp của Ban QLDA trong việc đào tạo nghề, cộng với kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, sinh kế của các hộ nói trên sẽ dần được cải thiện.

Qua khảo sát 228 hộ gia đình BAH thuộc hợp phần đường vào công trường dự án thủy điện Trung Sơn, kết quả thu được cho thấy, đa số các hộ được phỏng vấn đều cho rằng, công tác bồi thường GPMB đã cơ bản đáp ứng được những mục tiêu đề ra của dự án. Những chính sách được áp dụng trong dự án đều được cung cấp và niêm yết công khai khá đầy đủ để người dân người dân có thể tiếp cận. Mức độ hài lòng "bình thường" được đa phần các hộ BAH lựa chọn. Ngoài ra, hầu hết các hộ BAH thuộc diện tái định cư đều thể hiện sự hài lòng về môi trường sống của họ được cải thiện hơn so với trước khi có dự án. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các hộ BAH nặng luôn là đối tượng được chú ý đặc biệt do việc phải di chuyển nơi ở mới và khôi phục lại mức sống.

Tuy nhiên, các hộ BAH cũng cho biết một số thắc mắc và chưa hài lòng đối với một số vấn đề của dự án như đơn giá đền bù của các tỉnh dự án chưa sát với giá trị tài sản bị thiệt hại. Tuy nhiên, mặc dù chưa hài lòng về đơn giá đền bù nhưng hầu hết các hộ BAH được phỏng vấn đều cho rằng, họ ủng hộ chủ trương tiến hành dự án.

73

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.1 Kết luận

Nghiên cứu đã phân tích mức độ hài lòng của người dân liên quan đến các hoạt động dự án như: Công khai, phổ biến thông tin; kiểm kê tài sản BAH; chính sách bồi thường, hỗ trợ, áp giá; chi trả tiền bồi thường, GPMB và giải quyết khiếu nại của các hộ BAH. Trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả luận văn đưa ra một số kết luận sau:

 Về công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin: Kết quả khảo sát trên 228 hộ

gia đình cho thấy 100% số hộ được cung cấp thông tin về dự án. Thông qua các hình thức tuyên truyền thông tin nêu trên, dự án đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các hộ BAH và đây là tiền đề cho việc thực hiện dự án được thuận lợi và đúng tiến độ. Các hộ BAH nhẹ có mức độ hài lòng cao hơn những hộ BAH nặng và mức độ hài lòng của 2 nhóm ảnh hưởng chủ yếu tập trung ở mức “bình thường”.

 Về công tác kiểm kê tài sản: Tất cả các hộ được hỏi đều đã được phát bản

kê khai tài sản và phần lớn trong số họ đều cho rằng bản kê khai tài sản là đơn giản và dễ hiểu. Mức độ hài lòng của người dân bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ học vấn, mức sống, điều kiện, hình thức tiếp xúc với những thông tin hoặc hoạt động cụ thể của dự án. Trong 2 nhóm BAH nặng và nhẹ, mức độ hài lòng “bình thường” và nghề nghiệp “làm nông nghiệp” luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các mức độ hài lòng và các nhóm nghề nghiệp còn lại.

 Về chính sách bồi thường, hỗ trợ: Kết quả điều tra ý kiến của các hộ BAH

về độ sát thực của đơn giá bồi thường so với giá thị trường cho thấy, phần lớn ý kiến của các hộ dân đều cho rằng, đơn giá bồi thường không sát với giá thị trường. Nguyên nhân được nhắc tới nhiều nhất là do “giá cả biến động tăng và đồng tiền trượt giá”. So với những hộ BAH nhẹ thì những hộ

74

BAH nặng quan tâm hơn đến chính sách bồi thường, hỗ trợ bởi họ bị thiệt hại lớn và giá trị đền bù cao hơn.

 Về công tác chi trả bồi thường: Toàn bộ số hộ được hỏi cho rằng, gia đình

họ nhận bồi thường bằng tiền mặt từ dự án. Tuy có sự khác nhau trong mức độ hài lòng của nhóm hộ BAH nặng và nhẹ nhưng theo đánh giá của các hộ BAH, thủ tục nhận tiền đền bù cơ bản là đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện. Ngoài ra, công tác GPMB và và các hoạt động nói chung của dự án đã thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

 Về công tác giải quyết phàn nàn khiếu nại: Cả 2 nhóm hộ BAH nặng và

nhẹ đều có những thắc mắc liên quan đến một số hoạt động dự án. Kết quả giải quyết khiếu nại vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân nhưng các cơ quan liên quan đã thực hiện hết chức năng và nhiệm vụ của mình. Mức độ hài lòng của nhóm hộ BAH nặng thấp hơn nhóm hộ BAH nhẹ và số hộ tham gia trả lời chủ yếu tập trung vào 2 nhóm tuổi từ 46 – 60 và trên 60 tuổi.

 Về đời sống của người dân sau quá trình tiến hành dự án: Mức sống của các

hộ BAH nặng đã cơ bản được khôi phục và cuộc sống dần đi vào ổn định sau khi ảnh hưởng bởi dự án. Việc chuyển đến nơi ở mới đã làm cho cuộc sống tốt hơn do tránh được ngập lụt khi mùa mưa đến, điều kiện môi trường, vệ sinh cũng tốt hơn. Những hộ BAH nặng có mức sống "tốt hơn" cao hơn những hộ BAH nhẹ.

1.2 Khuyến nghị

Trong quá trình làm việc thực tế tại địa bàn, tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo chính quyền địa phương, Ban QLDA và các hộ BAH, tác giả nghiên cứu đã trao đổi và chia sẻ với cán bộ và người dân về trách nhiệm, quyền lợi và cả những tâm tư, nguyện vọng của họ liên quan đến các hoạt động của dự án, đặc biệt trong việc áp dụng chính sách đền bù, hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho các hộ BAH, tác giả nhận thấy, cần phải đưa ra một số khuyến nghị đối với những cơ quan liên quan nhằm

75

góp phần tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan và người dân BAH. Đây cũng là một trong những mục tiêu đã được đặt ra từ khi tiến hành dự án. Khuyến nghị cụ thể như sau:

1.2.1 Đối với các nhà hoạch định chính sách

 Luôn luôn xem xét hiệu chỉnh để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bồi thường, GPMB cho phù hợp với tình hình thực tế.

 Nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ người dân khi Nhà nước thu hồi đất để

phần nào giảm bớt gánh nặng sinh kế cho người dân BAH. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ bổ sung thêm cho các hộ thuộc diện dễ bị tổn thương như gia đình có phụ nữ đơn thân làm chủ hộ, các gia đình có người tàn tật, gia đình gặp rủi ro khó khăn đột xuất, gia đình người già cô đơn không nơi nương tựa…

1.2.2 Đối với Ban QLDA Thủy điện Trung Sơn

 Tuyên truyền đầy đủ các chủ trương chính sách và quyền lợi mà cộng đồng

cần nắm rõ và được hưởng lợi khi triển khai các hạng mục của dự án và cần phải được thực hiện trước khi tiến hành công tác GPMB, trong suốt thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Công tác tuyên truyền phải được sử dụng bằng nhiều hình thức như phát thanh thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã, bản hoặc biên soạn bằng ngôn ngữ bản địa thông qua đĩa CD, băng casset để mở bằng đài hoặc đầu video; tuyên truyền bằng lời nói thông qua các cuộc họp xã, đặc biệt là thông qua các cuộc họp thôn bản; tuyên truyền bằng tờ rơi, áp phích với các thông tin ngắn gọn, dễ hiểu,...

 Các hạng mục thực hiện trong GPMB cần phải lập kế hoạch cụ thể, chi tiết

với sự tham gia của cộng đồng bị ảnh hưởng và chính quyền địa phương các cấp. Quá trình thực hiện cần tạo nên sự phối kết hợp tốt với chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại địa phương, đặc biệt là sự tham gia giám sát của họ sẽ góp phần thực hiện đúng, đủ và nhanh các nội dung đề ra.

76

 Cần phải thông báo và công bố cho cộng đồng biết những địa điểm, người/tổ chức mà họ có thể phản hồi các ý kiến khiếu nại, thắc mắc, đồng thời tiếp nhận và giải quyết kịp thời và đúng nguyên tắc với những ý kiến thắc mắc, khiếu nại đó.

 Đặc biệt quan tâm tới các hộ gia đình BAH nặng, nhất là những hộ phải

TĐC cần có kế hoạch chi tiết để thực hiện quy trình TĐC tại những khu TĐC được bố trí sẵn. Cần nhanh chóng thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các hộ TĐC để mau chóng ổn định đời sống. Việc bố trí các khu TĐC cần được xem xét kỹ lưỡng để các hộ BAH nhanh chóng hoà nhập được với môi trường sống mới. Tạo điều kiện việc làm phù hợp với khả năng của họ.

 Tăng cường công tác giám sát nội bộ của Ban QLDA đối với các hội đồng

Đền bù GPMB để cập nhật số liệu thường xuyên, đảm bảo Khung Tái định cư của Dự án được thực hiện nghiêm túc, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các hộ BAH.

 Quá trình triển khai các hạng mục của GPMB, Hồi đồng bồi thường Huyện,

chủ đầu tư và chính quyền địa phương các cấp cần phải lắng nghe và quan tâm tới các yếu tố liên quan đến những đặc thù riêng của đồng bào dân tộc thiểu số để các kế hoạch được xây dựng và triển khai phù hợp với phong tục tập quán của họ.

1.2.3 Đối với địa phương BAH

 Liên tục cập nhật Luật, Thông tư, Nghị định về vấn đề bồi thường, GPMB

để áp dụng tối đa quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng. Xây dựng cập nhật bộ đơn giá bồi thường về đất và tài sản trên đất hàng năm sao cho phù hợp với các quy định của Nhà nước và sát với giá thực tế tại địa phương.

 Hội đồng bồi thường Huyện cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cá

nhân tham gia, đồng thời cử người thực hiện chuyên trách các công việc

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của người dân đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (Nghiên cứu trường hợp phần đường vào công trường Dự án thủy điện Trung Sơn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)