Dân tộc Thái:
Dân tộc Thái cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Khu vực dự án là nơi cư trú lâu đời của người Thái, có thể
lên đến 400 - 500 năm.Người Thái sử dụng các họ chủ yếu như: Bạc, Bế, Bua, Bun,
Cà (Hà, Kha, Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Điều, Hà, Hoàng, Khằm Leo, Lèo, Lềm (Lâm, Lịm), Lý, Lũ (Lụ, La), Lộc, Lự, Lượng (Lương), Manh, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, Quàng (Hoàng, Vàng), Quảng, Sầm, Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Vang, Vỡ (Vi), Xa (Sa), Xin… Người Thái nói các
thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của hệ ngôn ngữ Thái - Kadai.
Người Thái có nhiều kinh nghiệm trong việc đắp phai, đào mương, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Ngoài ra, các hộ còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số hộ làm đồ gốm. Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp.
Dân tộc Mường:
Người Mường, còn gọi là người Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tỏ, Ao tỏ, là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Người Mường sống định canh định cư ở nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn.
Người Mường làm ruộng từ lâu đời, lúa nước là cây lương thực chủ yếu của họ. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản
30
như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.