Khảo sát, kiểm đếm chi tiết là công tác kiểm kê tài sản bị thiệt hại. Công việc này được hoàn thành sau khi có thiết kế chi tiết xác định phạm vi ảnh hưởng của dự án trên đất. Kiểm kê thiệt hại là công tác kiểm kê tài sản trước khi thực hiện dự án, làm cơ sở ban đầu ghi nhận các tài sản bị ảnh hưởng bởi dự án. Đây là công việc quan trọng trong tiến trình thực hiện dự án. Công việc này thường phát sinh những thắc mắc từ phía người bị ảnh hưởng như việc kiểm kê, đo đạc bị thiếu, dẫn đến việc áp giá sai, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đền bù và làm phát sinh khiếu nại của người bị ảnh hưởng.
40
Công việc kiểm kê tài sản bị ảnh hưởng tại dự án Thủy điện Trung Sơn do Hội đồng bồi thường các huyện dự án phối hợp với Ban QLDA, chính quyền địa phương và đại diện các hộ BAH thực hiện. Để thực hiện công tác bồi thường, GPMB của tuyến đường vào công trường, Ban QLDA đã làm việc với UBND huyện Mai Châu và UBND huyện Quan Hóa để thành lập các Hội đồng bồi thường cho các huyện BAH bởi tuyến đường.
Hội đồng Bồi thường huyện do Phó Chủ tịch UBND huyện đứng đầu. Hội đồng bao gồm các thành viên sau:
Đại diện phòng Tài chính.
Đại diện Phòng Tài nguyên Môi trường.
Đại diện Phòng Công thương.
Cơ quan chủ quản dự án.
Phòng Dân tộc.
Đại diện của UBND các xã bị thu hồi đất.
Đại diện các hộ gia đình bị thu hồi đất (từ 1 đến 2 người).
Các thành viên khác sẽ được Chủ tịch Hội đồng quyết định để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương (đại diện của Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các đại diện của hộ BAH).
Hội đồng bồi thường huyện sẽ đại diện cho UBND huyện tổ chức, lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở huyện. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm kê tài sản thiệt hại và khảo sát đo lường chi tiết, chuẩn bị các phương án bồi thường cho những hộ BAH và đệ trình lên Sở Tài chính để xem xét. Hội đồng bồi thường huyện sẽ thực hiện chi trả bồi thường và hỗ trợ những người BAH, đảm bảo chi trả và cung cấp các hỗ trợ này một cách kịp thời. Cơ quan này cũng sẽ hỗ trợ UBND huyện trong việc giải quyết các khiếu nại.
41
Kết quả khảo sát 228 hộ gia đình (cả BAH nặng và nhẹ) cho thấy, 100% số hộ cho rằng, họ được dự án phát cho bản kê khai tài sản và có sự hỗ trợ của dự án trong quá trình tiến hành hoạt động này. Phần lớn các hộ gia đình cho rằng, bản kê khai tài sản dễ hiểu và thuận tiện. Tác giả nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu với cán bộ Ban QLDA về quá trình kê khai tài sản BAH. Ý kiến phỏng vấn được nêu trong hộp ý kiến dưới đây.
Hộp 2.3. Ý kiến của cán bộ và ngƣời dân về quá trình tự kê khai tài sản.
“Trước khi kiểm kê thiệt hại, chúng tôi có phát cho các hộ gia đình BAH bản tự kê khai và cử cán bộ hướng dẫn các hộ gia đình tự kê khai qua cuộc họp tại bản. Hộ gia đình nào có người không biết chữ hoặc không hiểu có thể nhờ sự hỗ trợ từ trưởng bản hoặc cán bộ dự án. Mục đích của việc phát bản tự kê khai tài sản cho hộ gia đình là để đảm bảo tính dân chủ, minh bạch trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, việc làm này sẽ buộc các hộ gia đình phải thực hiện các thao tác như kiểm tra lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và kiểm đếm trước các tài sản bị ảnh hưởng. Như vậy, hộ gia đình có thể hình dung trước được về hoạt động kiểm kê thực tế tại hiện trường” (PVS Nữ, 37 tuổi, Cán bộ Ban QLDA).
“Trong buổi họp bản thông báo triển khai công tác kiểm kê, các cán bộ có phát cho mỗi hộ gia đình BAH một bản tự kê khai tài sản của gia đình mình. Các chú ấy hướng dẫn luôn cách điền các thông tin thế nào, chỗ nào điền thông tin gì là đúng. Tôi sợ viết sai mà được phát có 1 tờ thôi nên không dám tự ý điền. Sau khi về nhà tôi còn cẩn thận viết ra mảnh giấy các thông tin về diện tích đất và cây cối bị ảnh hưởng. Chờ hỏi lại cho chính xác rồi mới điền thông tin vào tờ tự kê khai mà. Bà con nhiều người không biết viết chữ đâu, cũng phải chờ cán bộ và trưởng bản đến làm giúp. Được cái cán bộ nhiệt tình cô ạ” (PVS Nam 58 tuổi, Buôn bán nhỏ).
Như vậy, quá trình tổ chức kiểm kê và kê khai tài sản đã được thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa những cơ quan liên quan và người dân BAH. Chính những nhân tố này đã chi phối đến mức độ hài lòng của người dân về công tác kiểm kê tài sản BAH.
42
Bảng 2.2. Mức độ hài lòng của ngƣời dân với công tác tự kê khai tài sản. Loại ảnh hƣởng Mức độ hài lòng về việc tự kê khai tài sản BAH Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Ảnh hưởng nặng Rất hài lòng 0 0 Hài lòng 23 19,8 Bình thường 74 65,1 Không hài lòng 17 15,1 Rất không hài lòng 0 0 Tổng cộng 114 100 Ảnh hưởng nhẹ Rất hài lòng 0 0 Hài lòng 36 31,8 Bình thường 78 68,2 Không hài lòng 0 0 Rất không hài lòng 0 0 Tổng cộng 114 100
Nguồn: Nguyễn Minh Phương, 2012
Kết quả khảo sát cho thấy, việc hài lòng ở mức độ “bình thường” của người dân chiếm tỷ lệ lớn nhất (68,2% với hộ BAH nhẹ và 65,1% với hộ BAH nặng), ở mức độ “hài lòng”, số hộ BAH nhẹ chiếm tỷ lệ cao hơn số hộ BAH nặng (31,8% so với 19,8%). Nếu ở mức độ “không hài lòng” không có hộ BAH nhẹ nào lựa chọn thì cũng mức độ này, có 15,1% (tương ứng với 17 hộ BAH nặng) cho rằng họ không hài lòng với việc tiến hành hoạt động nói trên. Như vậy, với hoạt động tự kê khai tài sản trong quá trình tiến hành dự án, những hộ BAH nhẹ có mức độ hài lòng cao hơn những hộ BAH nặng. Với những hộ BAH nặng, công việc kê khai tài sản thường diễn ra trong thời gian dài và ảnh hưởng đến nhiều loại tài sản khác nhau như: ảnh hưởng về đất, cây cối hoa màu, vật kiến trúc… Kết quả điều tra trên đã phản ánh đúng tình hình thực tế tại địa phương tiến hành dự án, bởi quá trình tự kê khai tài sản của người dân được cán bộ Ban QLDA và Hội đồng đền bù hướng dẫn cụ thể, đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của các hộ BAH. Chính sự phối hợp chặt
43
chẽ giữa những cơ quan tiến hành kiểm kê với người BAH đã hạn chế được những thắc mắc từ phía người dân. Yếu tố này đã tạo ra sự đồng thuận của người dân với việc tiến hành dự án. Ý kiến của các hộ dân từ các cuộc phỏng vấn sâu dưới đây đã minh chứng thêm cho luận điểm vừa trình bày ở trên.
Hộp 2.4. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về quá trình kiểm kê tài sản BAH.
“Tôi không có gì phải phàn nàn cả. Dự án làm thế là có lợi cho dân rồi. Người dân ở đây không hiểu biết nhiều, có các cán bộ địa phương có chuyên môn đi cùng là chúng tôi yên tâm. Dù sao cũng toàn là người địa phương, không bênh dân mình thì còn bênh ai” (PVS Nữ, 46 tuổi, Lao động tự do).
“Tuy không học hành nhiều nhưng người dân ở đây là rất thật thà, đã tin tưởng thì tin tưởng đến cùng. Đấy toàn là những người chúng tôi tin tưởng bầu ra để bênh vực quyền lợi cho người dân. Khi dự án giới thiệu HĐBT huyện, gia đình chúng tôi phần nào yên tâm hơn vì biết rằng quyền lợi của mình sẽ được bảo vệ”. (PVS Nam, 52 tuổi, Làm Nông nghiệp).
“Tôi được trưởng bản thông báo trước về ngày kiểm kê tài sản thiệt hại của gia đình, vì vậy nên sắp xếp thời gian để đi cùng các anh ấy. Lúc đầu tôi cũng băn khoăn lắm, các mốc GPMB thì gia đình rõ rồi, nhưng cả rừng luồng như thế thì đếm bao giờ mới xong. Làm gì thì làm cũng không thể khiến dân thiệt thòi được. Nhưng khi đi thực tế, thấy các anh phổ biến về việc đo ô tiêu chuẩn 100m2. Mỗi mảnh đo 3 ô: ô nhiều luồng nhất, ô ít luồng nhất, và ô trung bình. Đếm tận nơi số cây trong 3 ô rồi chia trung bình m2 để tính cho cả diện tích. Tôi thấy thế là hợp tình hợp lý. Tận mắt thấy như thế thì mới yên tâm. Gia đình nghèo, chỉ trông vào cây Luồng để sống, nay nhà nước cần để xây dựng đường thì chúng tôi ủng hộ thôi, nhưng bồi thường cho người dân thì phải xứng đáng, không chúng tôi thiệt thòi
quá” (PVS Nữ, 44 tuổi, Lao động tự do).
Tuy nhiên, quá trình thống kê cũng phát sinh những phức tạp nhất định. Cụ thể, có những hộ gia đình có sự chênh lệch giữa diện tích thực tế và diện tích trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có tranh chấp về đất giữa các hộ gia đình
44
được bồi thường. Những vấn đề nêu trên đã kéo dài thêm quá trình kiểm kê so với thời gian dự kiến và làm giảm đi mức độ hài lòng của người dân đối với công tác này, mặc dù cán bộ kiểm kê đã thực hiện hết chức năng và nhiệm vụ của mình.
Để tìm hiểu kỹ hơn về mức độ hài lòng của những hộ BAH nặng và nhẹ đối với từng loại tài sản bị ảnh hưởng, nghiên cứu đã thống kê mức độ trên theo tất cả những loại tài sản BAH. Việc thống kê này nhằm mục đích so sánh sự quan tâm của những đối tượng BAH khác nhau đối với từng loại tài sản BAH của họ. Số liệu thống kê cho thấy, có sự khác nhau trong mức độ hài lòng đối với mỗi loại tài sản BAH. Sự khác nhau trên thể hiện trong các biểu số liệu dưới đây.
Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng của hộ BAH nhẹ với hoạt động kiểm kê (%)
Nguồn: Nguyễn Thị Minh Phương, 2013.
Số liệu trong bảng thống kê cho thấy, mức độ hài lòng “bình thường” chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các loại tài sản được kiểm kê, tiếp đến là mức độ “hài lòng” và “không hài lòng”, mức độ “rất hài lòng” chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể, ở mức độ hài lòng “bình thường” có tỷ lệ tương đối đồng nhất trong hoạt động kiểm kê các loại tài sản, tỷ lệ dao động trong khoảng 74,6 – 81,1%. Ở mức độ “hài lòng”, hoạt động kiểm kê diện tích đất khác có tỷ lệ cao nhất (chiếm 21,9%), tiếp đến là 2 hoạt
45
động: kiểm kê đất nông nghiệp và kiểm kê tài sản khác trên đất (chiếm tỷ lệ 20,9 và 20,2%), mức độ hài lòng ở hoạt động kiểm kê đất ở và vật kiến trúc có tỷ lệ tương đối đồng nhất là 18,6 và 18,4%, và mức độ này ở hoạt động kiểm kê cây cối, hoa màu chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,9%). Mức độ “không hài lòng” ở tất cả các hoạt động kiểm kê của dự án đều chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ dao động trong khoảng 1,5 – 6%, chiếm tỷ lệ cao nhất là hoạt động kiểm kê vật kiến trúc. Bên cạnh đó, mức độ hài lòng của những hộ BAH nặng và nhẹ có sự khác trong tất cả các hoạt động kiểm kê của dự án.
Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng của hộ BAH nặng trong hoạt động kiểm kê (%)
Nguồn: Nguyễn Thị Minh Phương, 2012.
Với những hộ BAH nặng, mức độ hài lòng đối với tất cả các hoạt động kiểm kê có sự khác nhau. Mức độ hài lòng cao nhất là hoạt động kiểm kê đất ở (25,6%), sau đó đến hoạt động kiểm kê tài sản khác trên đất, kiểm kê vật kiến trúc và diện tích khác, mức độ hài lòng thấp nhất tập trung ở hoạt động kiểm kê cây cối, hoa màu (12,8%). Điều đáng chú ý trong lưu ý trong tỷ lệ về mức độ hài lòng đối với các hoạt động kiểm kê là mức "bình thường" luôn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các mức độ hài lòng còn lại. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong mức độ "không hài lòng" là hoạt động kiểm kê vật kiến trúc, tiếp đến là diện tích khác, đất nông nghiệp, đất ở… và thấp nhất là hoạt động kiểm kê tài sản khác trên đất (chiếm 3,2%).
Qua điều tra thực tế cho thấy, những ý kiến về mức độ hài lòng mà người dân đưa ra được bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ học vấn, mức
46
sống, điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân tộc, hình thức tiếp xúc với những thông tin hoặc hoạt động cụ thể của dự án. Ngoài ra, sự hài lòng của người dân còn bắt nguồn từ quá trình trực tiếp tiến hành các hoạt động dự án, sự tuân thủ theo những quy định liên quan và cơ cấu tổ chức, năng lực của cán bộ trong các cơ quan tiến hành dự án. Ý kiến về mức độ hài lòng của người dân trong hoạt động kiểm kê đưa ra rất phong phú, thể hiện ở nhiều mức độ hài lòng khác nhau và theo những tỷ lệ nhất định.
Hoạt động kiểm kê đất nông nghiệp có mức độ "không hài lòng" chiếm tỷ lệ khá cao. Tác giả đã đi đến so sánh mức độ hài lòng của những hộ BAH nặng và ảnh hưởng nhẹ trong hoạt động kiểm kê nói trên. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.3. Mức độ hài lòng của ngƣời dân với hoạt động kiểm kê đất nông nghiệp.
Loại ảnh hƣởng Mức độ hài lòng của ngƣời dân trong hoạt động kiểm kê đất nông nghiệp Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Ảnh hưởng nhẹ Rất hài lòng 0 0 Hài lòng 22 19,3 Bình thường 81 71,1 Không hài lòng 11 9,6 Rất không hài lòng 0 0 Tổng cộng 114 100 Ảnh hưởng nặng Rất hài lòng 0 0 Hài lòng 18 15,8 Bình thường 78 68,4 Không hài lòng 18 15,8 Rất không hài lòng 0 0 Tổng cộng 114 100
47
So sánh mức độ hài lòng giữa hai nhóm hộ BAH cho thấy, mức độ hài lòng "bình thường" chiếm tỷ lệ cao nhất so với các mức độ còn lại (71,1% hộ BAH nhẹ và 68,4% hộ BAH nặng). Ở mức độ "hài lòng", nếu những những hộ BAH nhẹ có tỷ lệ là 19,3% (tương ứng với 22 hộ) thì ở những hộ BAH nặng là 15,8% (tương ứng với 18 hộ) và mức độ "không hài lòng" cũng có tỷ lệ chênh lệch tương ứng (15,8% ở những hộ BAH nặng và 9,6% ở những hộ BAH nhẹ). Trên thực tế, những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành dự án thường ảnh hưởng rất lớn tới nghề nghiệp và thu nhập. Mặc dù khi thu hồi đất nông nghiệp, dự án có hỗ trợ gấp 1,5 lần giá trị đền bù đất nông nghiệp để hỗ trợ kinh phí cho những hộ BAH khôi phục thu nhập hoặc cải thiện sinh kế. Tuy nhiên, với những hộ mà nguồn thu nhập chính của họ phụ thuộc vào nông nghiệp thì việc thu hồi loại đất nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.
Để thông tin phân tích được chuyên sâu hơn, tác giả đã đi đến so sánh tương quan giữa nghề nghiệp của hộ BAH với mức độ hài lòng ở hoạt động kiểm kê đất nông nghiệp. Số liệu cụ thể về mối tương quan này được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 2.4. Tƣơng quan giữa mức độ hài lòng và nghề nghiệp của ngƣời BAH ở hoạt động kiểm kê đất nông nghiệp.
Hộ BAH Nghề nghiệp hộ BAH Số lƣợng và tỷ lệ Mức độ hài lòng Tổng Không hài lòng Bình thƣờng Hài lòng BAH nhẹ
Công nhân viên chức Số lượng 1 3 2 6
Tỷ lệ (%) 16,7 50,0 33,3 5,3
Đã nghỉ hưu Số lượng 0 6 1 7
Tỷ lệ (%) 0,0 85,7 14,3 6,1
Kinh doanh/dịch vụ Số lượng Tỷ lệ (%) 2 3 0 5
40,0 60,0 0,0 4,4
Lao động, làm thuê Số lượng 3 21 5 29
Tỷ lệ (%) 10,3 72,4 17,3 25,4
Thủ công ghiệp/ nghề truyền thống
Số lượng 0 1 1 2
Tỷ lệ (%) 0,0 50,0 50,0 1,8
Nông nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) 5 47 13 65