Mức độ hài lòng với công tác tham vấn và phổ biến thông tin

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của người dân đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (Nghiên cứu trường hợp phần đường vào công trường Dự án thủy điện Trung Sơn (Trang 35 - 41)

Công tác tuyên truyền phổ biến thông tin dư án là một khâu quan trọng trong chu trình thực hiện dự án. Nếu công tác này được thực hiện hiệu quả sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ các hoạt động liên quan trong dự án. Bởi khi những hộ bị ảnh hưởng được tham vấn đầy đủ thông tin liên quan và những lợi ích mà dự án mang lại sẽ góp phần tăng cường sự tham gia của người dân và giảm đi đáng kể những thắc mắc, khiếu nại từ phía những hộ BAH trong khu vực dự án.

Mục tiêu chính của công tác truyền, phổ biến và tham vấn các hộ BAH nhằm:

 Cung cấp cho người BAH những thông tin về dự án và kế hoạch thực hiện;

 Thu thập thông tin về nhu cầu và ưu tiên của nguời BAH và cộng đồng BAH;

 Tạo điều kiện cho người BAH tham gia vào việc thực hiện dự án, đặc biệt

việc thực hiện bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng để đảm bảo cho họ đưa ra các lựa chọn đúng đắn về các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế và cuộc sống của họ; và

 Đảm bảo tính minh bạch trong tất cả các hoạt động liên quan tới công tác

bồi thường và khôi phục cuộc sống của người BAH.

Những ý kiến phản hồi của người BAH trong các cuộc tham vấn sẽ được cơ quan đền bù xem xét, cân nhắc và chỉnh sửa nhằm hoàn thiện thêm phương án đền bù và rút kinh nghiệm trong những hoạt động tiếp theo.

Kết quả điều tra mức độ hài lòng của người dân đối với công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin cho thấy, trong số 228 hộ BAH được điều tra, có 100% số hộ đã được tham vấn và phổ biến thông tin từ dự án. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong tần suất phổ biến thông tin với từng đặc thù hộ BAH. Số liệu cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây.

34

Bảng 2.1. Số liệu về tần suất phổ biến thông tin với những hộ BAH. Loại ảnh hƣởng Tần suất phổ biến thông tin Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Ảnh hưởng nặng

Thường xuyên 79 69,7

Thi thoảng 31 27,3

Hiếm khi 3 3,0

Chưa bao giờ 0 0,0

Tổng cộng 114 100

Ảnh hưởng nhẹ

Thường xuyên 68 60,0

Thi thoảng 36 31,9

Hiếm khi 9 8,1

Chưa bao giờ 0 0,0

Tổng cộng 114 100

Nguồn: Nguyễn Thị Minh Phương, 2012.

Số liệu điều tra cho thấy, với những hộ BAH nặng, phần lớn (69,7%) các hộ đều cho rằng, họ thường xuyên được tuyên truyền, phổ biến thông tin của dự án, có 27,3% (tương ứng với 31 hộ BAH nặng) cho rằng, việc tuyên truyền thông tin đến họ chỉ ở mức độ “thi thoảng” và có tỷ lệ nhỏ những hộ dân cho rằng họ hiếm khi được tuyên truyền, phổ biến thông tin và không có hộ nào chưa được tham gia hoạt động này. Với những hộ BAH nhẹ, tần suất tuyên truyền, phổ biến thông tin có sự khác biệt so với những hộ BAH nặng. Cụ thể, có 60% các hộ được hỏi cho rằng, họ thường xuyên được tuyên truyền, phổ biến thông tin dự án, có 31,9% số người được tuyên truyền ở mức độ “thi thoảng” và có 8,1% cho rằng, họ hiếm khi được tuyên truyền, phổ biến thông tin. Như vậy, tuy có sự khác nhau về mức độ và đặc thù hộ BAH, nhưng tất cả các hộ dân trong khu vực dự án đều đã được tuyên truyền và tham vấn thông tin.

Đánh giá về cách thức cung cấp thông tin từ dự án, phần lớn các hộ được hỏi đều cho rằng, thông tin dự án được truyền đạt là đơn giản, dễ hiểu và chỉ có số ít người được hỏi có câu trả lời ngược lại, nghĩa là cách thức cung cấp thông tin từ dự

35

án còn phức tạp và khó hiểu. Để minh chứng thêm cho kết quả nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số hộ BAH về vấn đề này. Nội dung phỏng vấn được trình bày trong hộp thông tin dưới đây.

Hộp 2.1. Ý kiến của hộ dân với công tác tuyên truyền thông tin của dự án

Dự án này tổ chức họp bản tham vấn nhiều chứ không như đường Tây Thanh Hóa trước, bà con chả được thông tin tham vấn gì hết. So với đường Tây Thanh Hóa thì dự án này quan tâm đến bà con nhiều hơn hẳn, các cán bộ đến tận nơi nói cho bà con về các tác động môi trường, xã hội, chính sách bồi thường, hỗ trợ. Các cán bộ giải thích bằng tiếng Kinh rồi trưởng bản lại giải thích lại bằng tiếng Thái. Tôi bằng lòng về vấn đề này và thấy đa số bà con đều ủng hộ dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đấy”. (PVS, Nam, 39 tuổi, làm nông nghiệp).

Chúng tôi được đoàn nọ, đoàn kia đến tham vấn và phổ biến thông tin về thủy điện Trung Sơn từ năm 2008 đến nay. Mỗi lần mà có hoạt động gì mới là tôi thấy họp bản để phổ biến thôn tin. Nếu cán bộ dự án nói mà bà con không hiểu thì có thể nhờ trưởng bản giải thích lại. Người ngoài nói thì không tin đâu, nhưng trưởng bản nói là người dân tin tưởng” (PVS, Nữ, 52 tuổi, Lao động tự do).

Qua nội dung các ý kiến cho thấy, dự án không chỉ quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, mà còn linh hoạt trong cách thức tiến hành nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động này.

Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của người dân trong công tác tham vấn, phổ biến thông tin cho thấy, nếu những hộ BAH nhẹ có tỷ lệ hài lòng là 12,4% thì những hộ BAH nặng là 9,8%. Không có hộ BAH nào chọn thang đo “rất hài lòng”. Đa phần người dân được hỏi đều lựa chọn mức độ hài lòng “bình thường” (74,1% số hộ BAH nhẹ và 71,3% số hộ BAH nặng), có 0,5% số hộ BAH nhẹ và 0,7% số hộ BAH nặng cho rằng, họ rất không hài lòng về việc tuyên truyền, phổ biến thông tin từ dự án. Số liệu chi tiết được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.

36

Biểu đồ 2.1. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về công tác phổ biến thông tin (%)

Hộ BAH nhẹ Hộ BAH nặng

Nguồn: Nguyễn Thị Minh Phương, 2012

Nhìn chung, mức độ hài lòng của những hộ BAH nhẹ chiếm tỷ lệ cao hơn những hộ BAH nặng. Kết quả thực tế nêu trên do những hộ BAH nặng thường có giá trị bồi thường, hỗ trợ và ảnh hưởng nhiều đến nghề nghiệp và thu nhập hơn những hộ BAH nhẹ.

Trong quá trình điều tra tại địa phương, tác giả nghiên cứu nhận thấy, việc cung cấp thông tin dự án đến các hộ BAH là rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là việc làm cách nào để truyền đạt thông tin tới người dân một cách hiệu quả mà không làm sai đi mục tiêu của hoạt động này. Bởi thực tế tại địa phương, mỗi nhóm đối tượng đều có trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, khả năng nhận thức, thói quen sống... khác nhau nên mỗi nhóm cần có hình thức tuyên truyền thông tin mang đặc thù riêng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn người dân trong khu vực dự án có trình độ học vấn thấp, trong khi đa phần họ đều là dân tộc thiểu số, hạn chế trong việc tiếp cận những phương tiện truyền thông hiện đại. Vì vậy, trước khi đưa ra các hình thức phổ biến thông tin, việc cân nhắc những yếu tố đặc thù nêu trên là cần thiết.

Với công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, nghiên cứu này còn đánh giá mức độ hài lòng của người dân liên quan đến công tác phổ biến thông tin trong cuộc họp, hình thức phổ biến qua văn bản chính sách, tờ rơi, áp phích, loa đài, cũng như

37

việc giải đáp thắc mắc, khiếu nại trong quá trình tham vấn và khả năng tiếp cận thông tin dự án.

Công tác tham vấn, phổ biến thông tin là một trong những hoạt động cơ bản trước khi tiến hành dự án nên hoạt động này thường nhận được nhiều ý kiến thắc mắc từ phía các hộ bị ảnh hưởng. Vì vậy, nghiên cứu đã đi đến đánh giá mức độ hài lòng của những hộ BAH nặng và nhẹ đối với việc giải đáp những thắc mắc trong quá trình tham vấn, phổ biến thông tin. Số liệu cụ thể được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng của ngƣời dân về việc giải đáp những thắc mắc trong quá trình tham vấn (%)

Nguồn: Nguyễn Minh Phương, 2012.

Kết quả điều tra các hộ BAH nhẹ cho thấy, đa phần các hộ được hỏi cho rằng, mức độ hài lòng của họ là “bình thường” (54 hộ, chiếm 61,7%) và 31,3% số hộ cho rằng, họ “hài lòng” khi được giải đáp những thắc mắc của mình trong quá trình tham vấn (tương ứng với 27 hộ). Ngoài ra, có 7% ý kiến (tương ứng với 6 hộ) cho rằng, họ “không hài lòng” về hoạt động này và không có hộ nào có ý kiến ở thang đo “rất không hài lòng”.

Kết quả khảo sát hộ BAH nặng cho thấy, phần lớn các hộ được hỏi cho rằng, mức độ hài lòng của họ là “bình thường” (53 hộ, chiếm 60,1%) và 24,4% số hộ cho rằng, họ “hài lòng” khi được giải đáp những thắc mắc của mình trong quá trình

38

tham vấn (tương ứng với 21 hộ). Ngoài ra, có 15,5% ý kiến cho rằng, họ “không hài lòng” về hoạt động này (tương ứng với 14 hộ) và không có hộ nào có ý kiến ở thang đo “rất không hài lòng”.

Nếu so sánh mức độ hài lòng của các hộ BAH nặng và nhẹ về việc giải đáp những thắc mắc trong quá trình tham vấn, chúng ta có thể thấy, mức độ hài lòng của những hộ BAH nhẹ chiếm tỷ lệ cao hơn những hộ BAH nặng. Bởi nếu cộng mức độ hài lòng ở hai thang đo “hài lòng” và “bình thường” thì ở những hộ BAH nhẹ là 93% và những hộ BAH nặng là 86,5%. Như đã giải thích ở phần trên, trong quá trình tiến hành dự án, những hộ BAH nhẹ thường ít thủ tục, chính sách và giá trị bồi thường thấp hơn những hộ BAH nặng nên có sự khác nhau trong ý kiến thắc mắc giữa hai đối tượng ảnh hưởng nêu trên.

Một trong những mục đích ưu tiên của hoạt động tham vấn là tạo điều kiện cho người dân tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án nhằm đưa ra những chọn lựa phù hợp nhất với tâm tư, nguyện vọng của họ. Vì vậy, điều quan trọng là tạo ra môi trường để người dân được tự do nói lên những ý kiến, mong muốn của mình.

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các hộ được hỏi đều cho rằng, họ được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp. Thực tế tại địa phương tiến hành dự án cho thấy, các cơ quan liên quan đã tiến hành nhiều đợt tham vấn với những nội dung và mục đích khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản được các hộ dân quan tâm trong tham vấn là đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi các hộ dân bị ảnh hưởng tài sản hoặc đất. Vấn đề này sẽ được lý giải cụ thể hơn ở phần “Mức độ hài lòng của người dân về đơn giá đền bù, hỗ trợ”. Để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này, tác giả luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ Ban QLDA, thông qua đó thể hiện quan điểm của những người trực tiếp tổ chức hoạt động này.

Hộp 2.2. Ý kiến của cán bộ Ban QLDA về tổ chức hoạt động tham vấn.

Khuyến khích người dân tham gia đóng góp ý kiến là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tham vấn. Dự án luôn muốn lắng nghe tâm tư, nguyện

39

vọng của người dân để có hướng hành động phù hợp. Tuy nhiên, đó không phải việc dễ dàng. Thường thì chúng tôi phải làm việc trước với Trưởng bản và Ban quản lý thôn bản để xây dựng kịch bản giúp khơi gợi người dân tham gia đóng góp ý kiến. Có những bản, người dân khá thuần, mời họ cho ý kiến, họ cũng phát biểu. Nhưng cũng có những bản tham gia góp ý rất sôi nổi, gay gắt về rất nhiều vấn đề. Có lần chúng tôi đã phải tạm dừng buổi tham vấn để nhấn mạnh lại mục đích tham vấn nhằm tránh khỏi lạc đề”. (PVS Nam, 37 tuổi, Cán bộ Ban QLDA).

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, dự án đã chú trọng công tác truyền thông thông tin tới người dân BAH. Tuy mức độ hài lòng của hai nhóm hộ BAH có sự khác nhau trong những hoạt động liên quan đến việc phổ biến thông tin, nhưng nhìn chung, sự bằng lòng của những hộ BAH nhẹ thường chiếm tỷ lệ cao hơn những hộ BAH nặng. Tại các cuộc họp, nhiều ý kiến được thảo luận, trao đổi và có biên bản họp dân. Thông qua các hình thức tuyên truyền thông tin nêu trên, dự án đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các hộ BAH và nhân dân, là tiền đề cho việc thực hiện dự án được thuận lợi và đúng tiến độ. Nhìn chung, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin đã được thực hiện tốt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa những cơ quan liên quan và thu hút được sự tham gia của người dân trong hoạt động này. Sau quá trình tiến hành công tác phổ biến thông tin, đa phần người dân đã nắm được những thông tin cơ bản của dự án.

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của người dân đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (Nghiên cứu trường hợp phần đường vào công trường Dự án thủy điện Trung Sơn (Trang 35 - 41)