Chính sách bồi thường trong mỗi dự án liên quan trực tiếp đến định hướng tiến hành dự án và quyền lợi trực tiếp của người dân. Những chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ các hộ BAH được vận dụng dựa trên quy định của nhà tài trợ và khung pháp lý của chính phủ Việt Nam. Trong khung chính sách quyền lợi của hộ BAH, nhà tài trợ (Ngân hàng thế giới - WB) và Chính phủ Việt Nam đã có những quy định cụ thể về chính sách đền bù, hỗ trợ đối với tất cả tài sản BAH nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho những hộ BAH. Cụ thể, trong khung chính sách quyền lợi có quy định cụ thể đối về tài sản bị mất (đất vườn, đất ở, đất nông nghiệp, mặt bằng kinh doanh, vật kiến trúc, cây cối hoa màu…), đối tượng và quyền lợi của người BAH và cuối cùng là các vấn đề thực hiện liên quan. Chính sách bồi thường, hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự đồng thuận và ủng hộ của người dân đối với các hoạt động của dự án. Đồng thời, đa phần các ý kiến khiếu nại của người dân đưa ra đều liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Vì vậy, nếu chính sách đền bù, hỗ trợ thỏa đáng sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra của dự án.
Qua tìm hiểu các tài liệu dự án, công tác bồi thường, hỗ trợ cho hợp phần
51
hành động tái định cư (RAP) của dự án này. Những nguyên tắc cơ bản của RAP được tóm tắt như sau:
Mục tiêu chính của Khung chính sách tái định cư là đảm bảo cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi dự án phải được bồi thường cho những tài sản bị mất theo giá thay thế và được hưởng các chính sách hỗ trợ nhằm giúp họ khôi phục, cải thiện mức sống hoặc ít nhất là duy trì được các điều kiện sống và khả năng tạo thu nhập như trước khi có dự án. Đây là luận điểm quan trọng và là mục tiêu xuyên suốt trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
RAP được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:
Quy định của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Các Nghị định, thông tư và các văn bản có liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Các quy định hiện hành của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ, bồi thường
và tái định cư.
Chính sách OP.4.12 của Ngân hàng Thế giới (WB).
Trong trường hợp có sự khác nhau về chính sách giữa các quy định của Việt Nam và chính sách WB thí áp dụng chính sách có lợi nhất cho người dân.
RAP quy định những nguyên tắc và thủ tục hướng dẫn việc bồi thường, tái định cư và phục hồi những người BAH.
Các chính sách được áp dụng để đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc và mục tiêu đề ra là:
Giảm thiểu việc thu hồi đất, tài sản khác và tái định cư cho người dân.
Những người BAH đang sinh sống, làm việc, kinh doanh hoặc canh tác trên
đất nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng đã được khảo sát đo đếm chi tiết đều được bồi thường thiệt hại và có quyền được hưởng các biện pháp phục hồi đủ để hỗ trợ họ cải thiện hoặc ít nhất duy trì mức sống, khả năng kiếm thu nhập và mức sản xuất như trước khi có dự án.
52
Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường
vào mục đích đó.
Dự án sẽ hỗ trợ những người BAH nặng để ít nhất khôi phục nếu không nói
là cải thiện mức sống của họ.
Các hộ BAH sẽ được bồi thường cho những tài sản bị hưởng bằng tiền hoặc
bằng hiện vật theo giá thay thế.
Kế hoạch thu hồi đất và tài sản khác, hỗ trợ các biện pháp khôi phục cho
những người BAH phải được thực hiện có sự tham vấn của những người BAH để đảm bảo gây ít xáo trộn cho họ.
Những người BAH phải được hưởng các quyền lợi trước ngày dự kiến khởi
công công trình hoặc hạng mục công trình.
Phải có các biện pháp giảm thiểu tác hại do thu hồi đất hoặc hạn chế sử
dụng các nguồn tài nguyên hoặc tài sản của cộng đồng nhằm đảm bảo cộng đồng BAH được cải thiện tốt hơn hoặc ít nhất khôi phục được các nguồn tài nguyên hoặc khôi phục được tài sản công cộng.
Phải chuẩn bị sẵn các nguồn tài chính và vật chất để thực hiện tái định cư
và khôi phục.
Tiến hành giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch tái định cư.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án có mối liên hệ mật thiết với quyền lợi của người BAH và đây là một trong những quan tâm lớn nhất của các hộ BAH. Thông thường, trong tất cả các dự án có hoạt động đền bù, GPMB, người dân bao giờ cũng mong muốn được hưởng nhiều quyền lợi nhất, đơn giá đền bù cao nhất và áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ nhất. Tuy nhiên, mỗi hoạt động của dự án đều kèm theo những quy định, hướng dẫn cụ thể mang đặc thù tại mỗi địa phương và lĩnh vực tiến hành dự án. Ở những loại đất, cây cối, vật kiến trúc ảnh hưởng khác nhau thì sẽ có đơn giá đền bù, hỗ trợ khác nhau.
Kết quả điều tra ý kiến của các hộ BAH về độ sát thực của đơn giá đền bù so với giá thị trường cho thấy, phần lớn ý kiến của các hộ dân đều cho rằng, đơn giá
53
đền bù không sát với giá thị trường (218 hộ, tương ứng 96%) và chỉ có 10 hộ có ý kiến ngược lại, nghĩa là đơn giá đền bù đã sát thực với giá thị trường (chiếm 4%). Khi được hỏi về nguyên nhân của tình trạng trên, ý kiến của các hộ dân đưa ra rất phong phú và có sự khác nhau trong tỷ lệ các nguyên nhân được đưa ra.
Bảng 2.5. Nguyên nhân đơn giá đền bù chƣa sát giá thị trƣờng.
Hộ BAH Nguyên nhân Số lƣợng
(ngƣời) Tỷ lệ (%)
Ảnh hưởng
nặng
Do đơn giá đền bù của tỉnh quá thấp 36 31,4
Do các chính sách hỗ trợ còn hạn chế 34 29,9
Do giá cả biến động tăng, tiền đồng trượt giá 53 46,7
Do không chú trọng mục tiêu đền bù theo giá
thay thế mà dự án đã đề ra 43 37,6
Ảnh hưởng
nhẹ
Do đơn giá đền bù của tỉnh quá thấp 29 25,4
Do các chính sách hỗ trợ còn hạn chế 28 24,9
Do giá cả biến động tăng, tiền đồng trượt giá 35 31,1
Do không chú trọng mục tiêu đền bù theo giá
thay thế mà dự án đã đề ra 21 18,7
Nguồn: Nguyễn Thị Minh Phương, 2012.
Nguyên nhân đơn giá đền bù chưa sát với giá thị trường được người dân đưa ra tập trung vào 4 nhóm chính:
Do đơn giá đền bù của tỉnh quá thấp.
Do các chính sách hỗ trợ còn hạn chế.
Do giá cả biến động tăng và tiền đồng trượt giá.
Do không chú trọng mục tiêu đền bù theo giá thay thế dự án đề ra.
Tuy nhiên, không chỉ có sự khác nhau giữa trong tỷ lệ giữa các nhóm nguyên nhân với nhau mà còn có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ BAH nặng và nhẹ. Bảng số liệu thống kê cho thấy, nguyên nhân "do giá cả biến động tăng và tiền đồng trượt giá" chiểm tỷ lệ lớn nhất so với những nguyên nhân còn lại (46,7% với hộ BAH nặng và 31,1% hộ BAH nhẹ). Ngoài ra, trong tất cả các nguyên nhân được đề cập,
54
tỷ lệ các hộ BAH nặng luôn cao hơn các hộ BAH nhẹ. Để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, kết quả phỏng vấn sâu một số hộ BAH cho thấy, hộ BAH nặng thường có giá trị đền bù cao hơn hộ BAH nhẹ và khi các hộ nhận tiền đền bù thường có tâm lý so sánh giữa giá đền bù với giá thị trường thực tế. Trong quá trình tiến hành dự án, việc đền bù sát theo giá thị trường và đảm bảo mục tiêu giá thay thế được xác định là mục tiêu của công tác đền bù, GPMB. Trên thực tế, mặc dù đơn giá đền bù, hỗ trợ đã được điều chỉnh tăng theo hàng năm nhưng sự thay đổi này vẫn chưa theo sát xu hướng tăng lên của giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những hộ BAH trong khu vực dự án.
Một trong những yếu tố chi phối đến mức độ hài lòng của người bị ảnh hưởng là trình độ học vấn. Để tìm hiểu quan hệ giữa trình độ học vấn và mức độ hài lòng của người dân về đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tác giả nghiên cứu đã tiến hành xử lý tương quan giữa hai yếu tố trên và kết quả thể hiện như sau:
Bảng 2.6. Tƣơng quan giữa mức độ hài lòng và trình trình độ học vấn về đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ. Hộ BAH Trình độ học vấn Số lƣợng và tỷ lệ Mức độ hài lòng Tổng Không hài lòng Bình thƣờng Hài lòng BAH nặng Tiểu học Số lượng Tỷ lệ (%) 2 6 1 9 22,2 66,7 11,1 7,9 THCS Số lượng 9 67 11 87 Tỷ lệ (%) 10,3 70,1 12,6 76,3 THPT Số lượng 2 12 2 16 Tỷ lệ (%) 12,5 75,0 12,5 14,0 Trung cấp/ học nghề Số lượng 1 1 0 2 Tỷ lệ (%) 50,0 50,0 0,0 1,8 Tổng Số lƣợng 14 86 14 114 Tỷ lệ (%) 12,3 75,4 12,3 100 BAH nhẹ Tiểu học Số lượng Tỷ lệ (%) 0 12 1 13 0,0 92,3 7,7 11,4 THCS Số lượng 5 63 14 82 Tỷ lệ (%) 6,1 76,8 17,1 71,9
55 Hộ BAH Trình độ học vấn Số lƣợng và tỷ lệ Mức độ hài lòng Tổng Không hài lòng Bình thƣờng Hài lòng THPT Số lượng 0 15 3 18 Tỷ lệ (%) 0,0 83,3 16,7 15,8 Trung cấp/ học nghề Số lượng 0 1 0 1 Tỷ lệ (%) 0,0 100 0,0 0,9 Tổng Số lƣợng 5 91 18 114 Tỷ lệ (%) 4,4 79,8 15,8 100
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Kết quả điều tra tương quan giữa trình độ học vấn và mức độ hài lòng của người dân về đơn giá đền bù, hỗ trợ cho thấy, trong tất cả các cấp học được đề cập, các hộ BAH có trình cấp THCS chiếm tỷ lệ lớn nhất (87 hộ BAH nặng (chiếm 76,3%) và 82 hộ BAH nhẹ (chiếm 71,9%)) và mức độ hài lòng chiếm tỷ lệ lớn nhất là mức "bình thường" (86 hộ BAH nặng (chiếm 75,4%) và 91 hộ BAH nhẹ (chiếm 79,8%)). Ngoài ra, với những hộ BAH nặng, có 12,3% số hộ "hài lòng" và số hộ "không hài lòng" cũng chiếm tỷ lệ tương tự. Trong cả hai mức độ hài lòng của hộ BAH nặng vừa nêu trên, số hộ có trình độ học vấn cấp THCS đều chiếm tỷ lớn nhất. Nếu những hộ BAH nặng có tỷ lệ hài lòng là 12,3% thì những hộ BAH nhẹ là 15,8%. Ở mức độ "không hài lòng" thì ngược lại, nếu những hộ BAH nặng có tỷ lệ là 12,3% thì những hộ BAH nhẹ là 4,4% và số hộ BAH có trình độ học vấn THCS đều chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các cấp học còn lại. Như vậy, mức độ "hài lòng" của nhóm BAH nhẹ cao hơn nhóm BAH nặng và ngược lại, nhóm BAH nặng có mức độ "không hài lòng" cao hơn những hộ BAH nhẹ, chiếm tỷ lệ cao nhất là mức độ hài lòng "bình thường và cấp THCS.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu cán bộ Ban QLDA về chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án để rõ hơn về vấn đề này.
56
Hộp 2.5. Ý kiến của cán bộ Ban QLDA và ngƣời dân về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ của dự án.
“Bồi thường về đất được thực hiện theo Quyết định của UBND Tỉnh về việc ban hành bảng giá các loại đất tại thời điểm bồi thường. Bồi thường về tài sản được thực hiện theo Quyết định của UBND Tỉnh về bộ đơn giá bồi thường đối với tài sản BAH khi Nhà nước thu hồi đất tại thời điểm bồi thường. Các khoản hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Báo cáo cuối cùng lập kế hoạch hành động tái định cư đối với cầu và đường vào khu đập nhà máy dự án thủy điện Trung Sơn, bao gồm: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống đối với hộ phải di chuyển nhà, hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ hộ kinh doanh không có giấy đăng ký kinh doanh, hỗ trợ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, hỗ trợ san nền, hỗ trợ với hộ gia đình bị mất trên 10% đất sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ đất trưng dụng tạm thời” (PVS, Nam, Cán bộ BQLDA).
“Biết là đơn giá nhà nước quy định như thế. Dự án tuân theo nhưng thế này thì thiệt thòi cho các hộ BAH quá. Trước giờ giá cây luồng bán ra thị trường, trừ công vận chuyển cũng còn được mười ngàn đồng. Bây giờ dự án bồi thường cho có năm, bảy nghìn đồng một cây. Rồi thì đất cũng thế. Giá bồi thường đều thấp hơn so với giá thị trường. Nhà nào BAH ít thì còn đỡ chứ như nhà tôi bị ảnh hưởng nhiều đất, nhiều luồng thì quá thiệt thòi. Tôi mấy lần đưa đơn lên các anh cán bộ đề nghị xem xét hỗ trợ thêm cho gia đình. Chứ không thì gia đình 5 người nhà tôi không biết lấy tiền đâu mà sinh sống nữa” (PVS, Nữ, 39 tuổi, làm Nông nghiệp).
Tuy đã được dung hòa và cập nhật, nhưng khung chính sách của dự án và chính sách an toàn của nhà tài trợ vẫn có những điểm mâu thuẫn so với quy định của luật pháp Việt Nam nên việc tìm hiểu mức độ hài lòng của người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án vẫn là nhiệm vụ cần thiết. Bảng thống kê dưới đây thể hiện ý kiến của các hộ dân về mức độ thỏa đáng trong chính sách đền bù, hỗ trợ của dự án.
57
Bảng 2.7. Mức độ thỏa đáng của chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ.
Hộ BAH Nguyên nhân Số lƣợng
(ngƣời) Tỷ lệ (%)
Ảnh hưởng nặng
Phần lớn không thỏa đáng 10 8,8
Nửa thỏa đáng, nửa không thỏa đáng 97 85,1
Phần lớn là thỏa đáng 7 6,1
Hoàn toàn thỏa đáng 0 0
Tổng 114 100
Ảnh hưởng nhẹ
Phần lớn không thỏa đáng 4 3,9
Nửa thỏa đáng, nửa không thỏa đáng 94 82,6
Phần lớn là thỏa đáng 13 11,4
Hoàn toàn thỏa đáng 2 2,1
Tổng 114 100
Nguồn: Nguyễn Thị Minh Phương, 2012.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn số hộ gia đình được hỏi (82,6% hộ BAH nhẹ và 85,1% hộ BAH nặng) cho rằng, chính sách bồi thường của dự án là nửa thỏa đáng, nửa không thỏa đáng. Nếu ý kiến “phần lớn là thỏa đáng” ở hộ BAH nhẹ là 11,4% thì những hộ BAH nặng là 6,1%. Đặc biệt, ý kiến “phần lớn không thỏa đáng” có sự chênh lệch nhau khá lớn trong tỷ lệ giữa những hộ BAH nặng và nhẹ (8,8% so với 3,9%).
Như thông tin đã đề cập về mức độ sát thực của giá bồi thường so với giá thị trường cho thấy, phần lớn các hộ gia đình đều cho rằng, có sự chênh lệch trên là bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc đơn giá của UBND tỉnh ban hành chưa sát với giá thị trường và đã gây thiệt thòi cho những hộ dân bị ảnh hưởng. Nhưng trên thực tế, UBND các tỉnh dự án chủ trương áp dụng thống nhất bộ đơn giá đền bù cho tất cả các đối tượng BAH để tránh những thắc mắc, khiếu kiện về chênh lệch đơn giá đền bù giữa các hộ với nhau. Hàng năm, UBND các tỉnh dự án xem xét lại bộ đơn giá đền bù đã ban hành trước đó và có những điều chỉnh phù hợp tại những khu vực có nhiều biến động về giá thị trường. Bộ đơn giá đền bù
58
được xây dựng có sự tham gia từ cơ sở. Trước hết, các Hội đồng tư vấn xây dựng đơn giá đền bù ở cấp xã, xác định và xây dựng bộ đơn giá căn cứ vào tình hình thực tế thị trường, thống nhất trình lên Hội đồng tư vấn ở cấp quận/huyện để xem xét và đánh giá lại. Bộ đơn giá này sau đó được chuyển tới Ban chỉ đạo ở cấp tỉnh với sự