Dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, mua sắm, lưu niệm

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch biển hà tiên tỉnh kiên giang (Trang 35)

Dịch vụ vui chơi, giải trí: các dịch vụ vui chơi giải trí trên biển chủ yếu tập trung tại khu du lịch Mũi Nai, được Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Mũi Nai – Hà Tiên đầu tư xây dựng. Hiện nay, bên cạnh công viên nước mini ngay sát biển dành cho thiếu nhi, vào năm 2008 công ty đã đầu tư một hệ thống xe trượt ống theo công nghệ của Đức nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi của du khách và tăng thêm tính hiện đại cho khu du lịch. Đây là hệ thống được thiết kế, chế tạo, lắp đặt và kiểm định an toàn theo tiêu chuẩn của CHLB Đức với chiều dài 1.250 mét, với hệ thống này du khách có thể lên đỉnh núi Tà Pang cao 128 mét mà không mất sức, tại đỉnh núi du khách không chỉ được ngắm nhìn toàn bộ khu du lịch Mũi Nai – Núi Đèn với bãi biển bao la và những eo biển tuyệt đẹp mà còn nhìn thấy được đảo Phú Quốc, quần đảo Hải Tặc, Cà Mau và cả Mũi Kép của nước bạn Campuchia thông qua hai kính viễn vọng được đặt tại “Lầu Vọng Cảnh”. Hệ thống xe trượt ống đang là trò chơi rất hấp dẫn du khách, đặc biệt là những ai yêu thích mạo hiểm và những trò chơi cảm giác mạnh.

Dịch vụ ăn uống: ẩm thực Hà Tiên luôn phong phú và hấp dẫn du khách với nhiều món ăn lạ và ngon miệng. Tại bờ biển Mũi Nai, có một hệ thống các nhà hàng sẽ phục vụ cho du khách nhiều món ăn độc đáo được chế biến từ các loài hải sản và các món đặc sản khác. Tại đây, du khách còn được thưởng thức những ly nước thốt nốt mát lạnh ngọt lịm mang đặc trưng của vùng biên giới. Ngoài ra, du khách cũng có thể tự chế biến các món ăn theo ý thích của mình từ những nguyên liệu tươi sống mua được tại chợ Hà Tiên.

Dịch vụ mua sắm, lưu niệm: dọc bờ biển Mũi Nai, du khách khi đi tản bộ có thể tham quan hoặc mua sắm một số hàng lưu niệm được bày bán tại đây. Một số mặt hàng lưu niệm phổ biến ở các vùng biển như vòng cổ, nhẫn, vòng tay, móc khóa... được làm từ vỏ ốc vỏ sò, hay những bộ quần áo có in chữ “du lịch Hà Tiên”. Đặc biệt, vùng biển Hà Tiên sở hữu một món quà mà ai qua cũng phải nhớ - đồi mồi. Một chiếc lược đồi mồi nho nhỏ cẩn hai bông hoa

26

cúc bằng xà cừ óng ánh, một cây thoa cong cong hay đơn giản là một chiếc nhẫn bé tẹo cũng sẽ làm cho du khách vô cùng ngạc nhiên và thích thú. Kẹp, lược, bông tay, vòng tay, nhẫn, trâm, chuỗi, quạt, gọng kiếng mắt, bóp phụ nữ, thánh giá và chữ vạn làm mặt dây chuyền…là những sản phẩm mỹ nghệ được nhiều du khách ưa chuộng. Bên cạnh đó, mỹ nghệ Huyền ở Hà Tiên cũng rất nổi tiếng, đây là loại than đá có độ cứng và là vật liệu quý hiếm, đa số được khai thác từ các mỏ huyền ở Phú Quốc hoặc Campuchia. Các sản phẩm mỹ nghệ chế tác từ Huyền thường là những tượng phật, chuỗi hạt, vòng đeo tay, hạt nhẫn, trâm cài…rất được du khách ưa thích và mua về làm quà lưu niệm cho người thân, bạn bè khi đến tham quan du lịch Hà Tiên.

3.1.5 Lực lượng lao động trong ngành du lịch

Theo số liệu thống kê của Trung tâm xúc tiến Thương mại – Du lịch thị xã Hà Tiên, số lượng lao động trong ngành du lịch hiện nay trên 500 người. Tuy nhiên, lao động hoạt động trong các cơ sở lưu trú hầu hết chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, còn mang nhiều tính chất gia đình, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn khá yếu kém, thực tế cho thấy đa số khách du lịch đều tự túc khi đến Hà Tiên. Vì vậy việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch là việc hết sức cần thiết để đảm bảo chất lượng các dịch vụ du lịch.

3.1.6 Nhu cầu khách hàng

Theo số liệu điều tra thực tế từ 140 du khách năm 2013 cho thấy rằng mức chi phí trung bình mà họ sẵn sàng chi trả là 3.031.000 đồng, tuy nhiên mức thực chi trung bình của họ là 2.700.000 đồng. Điều đó không chỉ khẳng định rằng du khách hài lòng với số tiền thực chi so với số tiền mà họ sẵn lòng chi trả mà còn cho thấy họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho chuyến đi cũng như nhu cầu sử dụng thêm các dịch vụ hay mua sắm nhiều hơn tại đây. Vì vậy, cần có nhiều biện pháp nâng cao số ngày lưu trú của khách và tăng cường các hoạt động vui chơi, giải trí nhằm khuyến khích du khách chi tiêu, nâng cao doanh thu từ du lịch cho địa phương.

3.1.7 Năng lực cạnh tranh

3.1.7.1 So sánh với các khu du lịch khác ở Hà Tiên

Bên cạnh các khu du lịch biển, Hà Tiên còn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của những ngọn núi đá vôi với vẻ hoang sơ và độc đáo, trong đó nổi tiếng nhất là Thạch Động và Núi Đèn. Tuy nhiên, sức hút của các khu du lịch biển vẫn chiếm phần cao hơn so với những thắng cảnh khác.

27

Bảng 3.1 Tổng doanh thu và lượt khách của ba khu du lịch Năm

Mũi Nai – Núi Đèn Thạch Động Đá Dựng

Doanh thu (đồng) Lượt khách (người) Doanh thu (đồng) Lượt khách (người) Doanh thu (đồng) Lượt khách (người) 2005 993.242.400 350.517 601.348.600 218.416 188.105.000 68.833 2006 1.271.308.000 476.670 716.130.000 285.345 121.905.000 46.422 2007 1.416.503.000 530.944 745.419.000 305.002 171.905.000 65.775 2008 1.553.771.000 581.254 778.835.000 322.885 216.023.000 83.580 2009 1.850.166.000 644.491 895.889.000 354.878 271.357.000 98.722 2010 4.346.418.000 751.446 2.204.824.000 408.728 505.244.000 89.275 2011 4.529.898.000 763.016 2.249.723.000 413.885 531.780.000 92.288 2012 4.640.003.000 777.807 2.278.381.000 416.725 543.029.000 93.233

Nguồn: Trung tâm xúc tiến Thương mại – Du lịch Thị xã Hà Tiên

Từ số liệu trên ta có thể thấy rằng cả số lượt khách và doanh thu của các khu du lịch Mũi Nai và Núi Đèn đều cao hơn hẳn so với Thạch Động và Đá Dựng. Tuy nhiên, để có thể so sánh một cách cụ thể hơn, chúng ta sẽ phân tích hai biểu đồ sau: 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm

Mũi Nai- Núi Đèn Thạch Động Đá Dựng

Nguồn: Trung tâm xúc tiến Thương mại – Du lịch Thị xã Hà Tiên

28 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm

Mũi Nai- Núi Đèn Thạch Động Đá Dựng

Nguồn: Trung tâm xúc tiến Thương mại – Du lịch Thị xã Hà Tiên

Hình 3.2 Biểu đồ so sánh lượt khách của 3 khu du lịch

Dựa vào hai biểu đồ trên, có thể thấy sự chênh lệch khá cao về cả lượng khách và doanh thu giữa 3 khu du lịch này. Trong đó khu du lịch Mũi Nai chiếm hơn 50% tổng lượng khách và doanh thu, điều này chứng tỏ rằng các khu lịch biển chiếm ưu thế nhiều hơn và du khách rất ưa thích mô hình du lịch biển. Đa số du khách đến Hà Tiên đều ghé thăm địa điểm này để thưởng thức cảnh đẹp cũng như đặc sản nơi đây, điều đó làm cho doanh thu của các khu du lịch biển chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu từ du lịch của địa phương. Vì thế, Hà Tiên nên đầu tư và phát triển các khu du lịch này để phục vụ tốt nhu cầu của khách du lịch. Điều làm cho lượt khách đến Mũi Nai và Núi Đèn nhiều hơn những khu du lịch khác có thể do ảnh hưởng của công tác xúc tiến quảng bá du lịch của địa phương và sự nổi tiếng lâu đời của Mũi Nai đã khiến cho du khách biết đến địa danh này nhiều hơn mỗi khi nhắc đến Hà Tiên.

3.1.7.2 So sánh với các khu du lịch biển khác ở ĐBSCL

Trong vùng ĐBSCL có nhiều địa điểm du lịch biển nổi tiếng, đó là Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang, biển Bạc Liêu, biển Ba Động của Trà Vinh, bãi biển Khai Long, Hòn Đá Bạc, Hòn Khoai của Cà Mau... Đây đều là những bãi biển đẹp của vùng ĐBSCL, mỗi địa danh đều có những nét hấp dẫn riêng, hằng năm thu hút được nhiều lượt khách đến tham quan.

Kiên Giang: đảo ngọc Phú Quốc được xem như là niềm tự hào của ngành du lịch biển Kiên Giang. Với bãi tắm đẹp có nước biển trong vắt cùng bãi cát trắng, Phú Quốc không chỉ được nhiều du khách trong nước ưa thích mà lượng khách quốc tế hàng năm đều tăng cao, chứng tỏ sức hấp dẫn của hòn đảo ngọc đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam. Cụ thể năm 2011, số lượng khách đến với Phú Quốc là 357.684 người, năm 2012 tiếp tục tăng lên đạt 408.000 người và

29

9 tháng năm 2013 là 524.566 người. Bên cạnh Phú Quốc thì hình ảnh Hòn Phụ Tử cũng được coi là một biểu tượng đặc trưng mỗi khi nhắc đến Kiên Giang. Khu du lịch Bình An thuộc huyện Kiên Lương từ lâu đã nổi tiếng với thắng cảnh Chùa Hang – Hòn Phụ Tử. Tuy nhiên, điều hấp dẫn du khách có lẽ không phải là biển do hiện nay nước biển ở đây khá ô nhiễm bởi rác thải, mà là được tham quan các hang động hay núi đá vôi có hình dạng và cấu tạo độc đáo đặc biệt là các hang động trên biển như hang Kim Cương, hang Tiền...

Cà Mau: vùng đất mũi có hai hòn đảo tuy diện tích không lớn nhưng lại có bề dày lịch sử lên đến 180 triệu năm (thuộc Jura giữa - Trung sinh). Hai đảo này có vị trí quan trọng trong việc khai thác biển, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nhất là khai thác du lịch. Chính vì thế mà từ nhiều năm nay hòn Khoai và hòn Đá Bạc là tiếng gọi hấp dẫn, thu hút du khách tìm về khi đến Cà Mau tham quan những điểm du lịch sinh thái khác. Hòn Đá Bạc rộng khoảng 6,34 ha, nơi cao nhất là 50 m so với mặt nước biển, cách cửa biển Kinh Hòn chừng 700 m, nơi gần nhất chưa đầy 200 m.Điều đầu tiên đập vào mắt du khách khi dạo quanh hòn Đá Bạc là vô số những viên đá granit chồng chất nhau, được bàn tay huyền bí nào đó nhào nặn thành những hình thù kỳ lạ, tạo nên những sân Tiên, giếng Tiên, bàn chân Tiên, bàn tay Năm Ngón, trên đỉnh đối diện là đền thờ cá Ông, nơi trưng bày bộ xương cá voi khá lớn. Còn thắng cảnh Hòn Khoai nằm phía Đông Nam Mũi Cà Mau, cách đất liền (nơi gần nhất) 14,6 km, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Nơi đây có hai bãi cát, Bãi Lớn ở hướng Đông Nam, Bãi Nhỏ ở hướng Bắc. Đường lên đỉnh 3 km được trải nhựa từ thời thực dân Pháp chiếm đóng. Đường đi quanh đảo có nhiều dốc, vực, nhiều đá cuội nằm ngổn ngang, chồng chất. Trên đảo có nhiều con suối, có hai con suối lớn nước ngọt chảy quanh năm, là cảnh đẹp hấp dẫn du khách và là nguồn cung cấp nước cho đảo, cho tàu đánh cá quanh khu vực. Với nhiều thắng cảnh đẹp, hằng năm Cà Mau cũng đón một lượng khách du lịch đáng kể. Lượng khách đến đây ngày càng tăng, tổng lượng khách ước đến cuối năm 2012 là 830.000 lượt người, tăng 106,4% so với năm 2011 (780.000 lượt). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bạc Liêu: biển Bạc Liêu tuy không phải là bãi biển đẹp như những khu vực khác nhưng lại có nét độc đáo kỳ lạ khiến nhiều du khách thích thú. Đó là mỗi khi thủy triều xuống (thường vào buổi trưa), nước rút làm bãi biển trải dài hàng cây số và du khách thỏa thích đi trên bãi biển mênh mông. Du khách còn có thể bơi xuồng len lách trong những cánh rừng phòng hộ, câu cá, đổ đó, bắt tôm. Trong tương lai, khu vực biển Bạc Liêu sẽ được đầu tư phát triển tương xứng với tiềm năng của địa phương. Nhờ vào những nét độc đáo của biển kết hợp với các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, hằng năm Bạc Liêu đón một lượng khách không ít đến tham quan. Theo thống kê của ngành Văn hóa –

30

Thông tin và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, 9 tháng năm 2013 ước tính có hơn 570.000 lượt khách đến Bạc Liêu với tổng doanh thu đạt trên 520 tỷ đồng.

Trà Vinh: biển Ba Động là một trong những bãi biển đẹp của đồng bằng sông Cửu Long thuộc xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, cách thành phố Trà Vinh hơn 60 Km về hướng Đông Nam. Tại đây, từ đầu thế kỷ XX đã hình thành khu tắm biển, nghỉ dưỡng và hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh và người dân địa phương đã đầu tư hình thành khu du lịch với nhiều loại hình du lịch như nhà hàng, khách sạn, khu cắm trại, tắm biển, quà lưu niệm… Đến đây, du khách sẽ được ngắm cảnh hoàng hôn trên bãi biển hay bình minh vừa ló dạng, nghe rừng dương rì rào cùng gió biển, thưởng thức nhiều loại sản vật tươi sống đã trở thành đặc sản của vùng quê ven biển như dưa hấu Ba Động, nghêu Nhà Mát, tôm sú Cồn Cù, đuôn chà là, cá kèo kho gợt, chù ụ rang me, nước mắm Rươi... Từ những tiềm năng về du lịch và các chính sách khuyến khích, kích cầu du lịch của tỉnh, năm 2012 du lịch Trà Vinh đã đón và phục vụ 270.000 lượt khách, trong đó có 5.800 lượt khách quốc tế, tổng thu du lịch đạt 74,296 tỷ đồng. Dự đoán trong năm 2013 lượng khách du lịch đến Trà Vinh sẽ còn tăng lên.

Nhìn chung, so với các khu du lịch biển của các tỉnh trong vùng ĐBSCL thì năng lực cạnh tranh của du lịch biển Hà Tiên khá cao. Biểu hiện rõ qua các con số thống kê du lịch, về số lượng khách và doanh thu từ du lịch của khu du lịch biển Mũi Nai – Núi Đèn của Hà Tiên luôn cao hơn các khu du lịch khác của các tỉnh có du lịch biển.

3.2 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG CÁC KHU DU LỊCH BIỂN 3.2.1 KDL Mũi Nai 3.2.1 KDL Mũi Nai

Đến nay việc đầu tư xây dựng hạ tầng tại khu du lịch Mũi Nai cơ bản là hoàn thành với tồng số vốn trên 60 tỷ đồng và thu hút được 13 dự án đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch với tổng dự toán trên 88 tỷ đồng của các doanh nghiệp. Hiện nay khu du lịch Mũi Nai đã lấp đầy các nhà đầu tư cùng với các ngành chức năng thuê tư vấn, lập quy hoạch mở rộng khu du lịch Mũi Nai đến khu du lịch Núi Đèn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Trong tương lai, địa phương sẽ đầu tư khu vui chơi đi bộ không ô nhiễm khói bụi xe cũng như hiện đại hơn với tuyến xe điện tham quan (có hệ thống kéo dài từ Tà Lu đến Núi Đèn), từng bước theo kịp yêu cầu xanh – sạch – đẹp của xu thế du lịch hiện đại.

31

3.2.2 KDL Núi Đèn

Dựa trên cơ sở quy hoạch chung Thị xã và Khu kinh tế Cửa khẩu Hà Tiên thời kỳ 2000 – 2020, ý tưởng xây dựng khu du lịch sinh thái Núi Đèn của UBND Thị xã Hà Tiên đã đưa địa danh Núi Đèn vào quy hoạch phát triển du lịch của thị xã. Theo quy hoạch, khu du lịch Núi Đèn có diện tích trên 12,5 ha, bên trong khu du lịch bao gồm tổ hợp nhiều công trình như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, hồ bơi… Tổng vốn đầu tư giai đoạn I gần 40 tỷ đồng, nếu tính cả hai giai đoạn là 150 tỷ đồng, do Công ty cổ phần du lịch Núi Đèn làm chủ đầu tư. Sáng ngày 22/4/2010, khu resort Núi Đèn đã được khánh thành và đi vào hoạt động với 22 bungalows hình lục giác hướng biển và hình chữ nhật ẩn mình dưới tán cây rừng, vườn cây ăn quả và hoa rực rỡ,178 phòng hình rẽ quạt gồm 3 tầng lầu. Mỗi bungalow hoặc phòng ngủ đều được trang bị đầy đủ tiện nghi và thiết kế theo phong cách giản dị, riêng tư, lãng mạn, tầm nhìn ra mọi hướng. Khu du lịch Núi Đèn đang từng bước thu hút nhiều nhà đầu tư tiến hành lập nhiều dự án về thương mại – du lịch.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch biển hà tiên tỉnh kiên giang (Trang 35)