Những điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tích cực cho đội ngũ giảng viên trong bồi dưỡng CBQLGD tỉnh sơn la đáp ứng yêu cầu mới (Trang 31 - 34)

- Các biện pháp vận dụng PPDH, KTDH phải đảm bảo tính thực tiễn có nghĩa

d) Những điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả.

- Để thực hiện được biện pháp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, trường Cao đẳng Sơn La phải ổn định về mọi mặt nhất là ổn định về tổ chức và đội ngũ giảng viên; xác định rõ tầm nhìn chiến lược và có kế hoạch cụ thể cử giảng viên đi đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, thạc sỹ, tiến sỹ (nhất là lực lượng trẻ).

Thường xuyên tổ chức các lớp học chuyên đề tại chỗ theo môn học, ngành học, nghề nghiệp. Thực hiện mục tiêu, chương trình các lớp học này thông qua hợp đồng

liên kết với các Học viện, trường đại học: Học viện quản lí, Đại học quốc gia Hà Nội, trường đại học Sư phạm Hà Nội 2, trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Đại học thể dục thể thao, trường ĐH Thái Nguyên...

- Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Sơn La, Bộ giáo dục và Đào tạo cùng với nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho đội ngũ giảng viên đi học nâng cao, trong đó có chỉ tiêu đi học, kinh phí và có sở vật chất cho đội ngũ giảng viên đi học.

- Trường Cao đẳng Sơn La chủ động xây dựng và triển khai hiệu quả công tác liên kết đào tạo, bồi dưỡng với các Học viện và các trường Đại học, có nguồn kinh phí phù hợp để hỗ trợ người học.

- Đối với từng nội dung của đào tạo bồi dưỡng cần cụ thể rõ ràng, cụ thể, chi tiết; tránh chồng chéo khó thực hiện.

- Có hình thức khuyến khích, động viên, khen thưởng; nhắc nhở, kỷ luật kịp thời đối với giảng viên trong công tác đào tạo - bồi dưỡng.

3.2.4 Tích cực lựa chọn, kết hợp nhiều PPDH, kỹ thuật dạy học trong các chuyên đề bồi dƣỡng CBQLGD đề bồi dƣỡng CBQLGD

a) Mục đích của biện pháp

- Nâng cao chất lượng hiệu quả các chuyên đề trong bồi dưỡng CBQLGD; - Phù hợp đối tượng, thỏa mãn nhu cầu người học;

- Tránh thụ động, nhàm chán; phát huy khả năng chủ động sáng tạo, linh hoạt của người học;

b) Nội dung của biện pháp

- Đứng trước mỗi chuyên đề, đối tượng, từng nội dung trong chuyên đề, người học, GVcần suy nghĩ kỹ càng khi lựa chọn PPDH nào. Trong một chuyên đề thì cần vận dụng mấy PPDH, mấy kỹ thuật DH từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cho phù hợp;

- Mỗi PPDH, KTDH đều có những ưu điểm và nhược điểm vì vậy cần phải lựa chọn và kết hợp hài hòa mới hạn chế được nhược điểm và phát huy hết ưu điểm của các PPDH và KTDH;

- Mỗi PPDH, KTDH cần tổ chức thục hiện theo đúng quy trình, phù hợp nội dung chuyên đề, phù hợp đối tượng người học;

- Trong một chuyên đề bồi dưỡng CBQLGD không nên chỉ vận dụng một, hai PPDH, KTDH bởi sẽ không đúng nguyên tắc DH, dễ gây nhàm chán, hình thức, nặng nề cho người học;

c) Cách thức thực hiện biện pháp

- Phải căn cứ vào quy trình tổ chức thực hiện của mỗi PPDH, KTDH;

- Cần quán triệt sâu sắc các lưu ý khi vận dụng các PPDH, KTDH nếu không muốn phản tác dụng;

- Mỗi PPDH, KTDH phải góp phần làm sáng rõ một phần, hoặc toàn bộ nội dung của chuyên đề;

- Không lạm dụng các PPDH, KTDH (chuyên đề nào, nội dung nào cũng chỉ thảo luận, hoặc kỹ thuật khăn trải bàn…;

d) Những điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục tổ chức thực hiện của bộ môn QLGD; - Tích tự giác cao của đội ngũ GV tham gia giảng dạy;

- Sự cần cù, sự tham gia tích cực, linh hoạt, sáng tạo của người học; - Môi trường GD năng động;

- Sự phản hồi trung thực của người học;

3.2.5 Tăng cƣờng kiểm tra - đánh giá vận dụng các PPDH và KTDH tích cực trong bồi dƣỡng CBQLGD trong bồi dƣỡng CBQLGD

a) Mục đích của biện pháp

- Tăng cường kiểm tra - đánh giá sự thay đổi là một khâu quan trọng trong hoạt động quản lí để đạt mục tiêu đã đề ra.

- Kiểm tra - đánh giá nhằm tạo ra động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học, thoả mãn nhu cầu học tập của người học, đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.

- Kiểm tra - đánh giá giúp lãnh đạo, cán bộ quản lí của bộ môn có được những thông tin chính xác về những vấn đề đạt được về sự thay đổi; những vấn đề chưa đạt được, trên cơ sở đó điều chỉnh, ngăn ngừa, hoặc tiếp tục phát huy trong quá trình thực hiện mục tiêu đã đề ra.

- Kiểm tra - đánh giá giúp bộ môn có cơ sở đáng tin cậy để phân loại đội ngũ giảng viên, HV có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết các chế độ chính sách phù hợp với mọi thành viên trong điều kiện có thể.

- Đối với giảng viên, CBQL, GV, HV kiểm tra - đánh giá giúp họ thấy được mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân họ trong từng thời kỳ, thời điểm để họ phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.

- Nhằm đảm bảo và thực hiện công bằng bình đẳng trong GD;

b) Nội dung của biện pháp

- Đánh giá cần có các thông số phù hợp với từng nội dung đánh giá: số lượng giờ dạy, hồ sơ chuyên môn, loại hình giờ dạy (chính quy, tại chức, trình độ, dạy trong khoa, ngoài khoa, dạy học ở các cơ sở khác ngoài trường, chất lượng, hiệu quả dạy học) chất lượng thiết kế bài dạy, thực hiện giảng dạy trên lớp, chất lượng ra đề thi, kiểm tra, hình thức đánh giá người học, giúp đỡ đồng nghiệp, sinh hoạt chuyên môn...

- Đánh giá tay nghề của giảng viên cần căn cứ vào những biểu hiện: năng lực sư phạm, thái độ tích cực trong giờ dạy, mức độ hứng thú, phương pháp dạy học, kỹ năng xử lí tình huống, hiệu quả quá trình lên lớp. Năng lực giao tiếp ứng xử.

- Đánh giá hoạt động tự học, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn- nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học. Hoạt động này cần căn cứ vào đánh giá theo các thông số sau: ngắn hạn, dài hạn, nâng cao trình độ, chuẩn hoá, đào tạo lại; thời gian bồi dưỡng, kết quả đạt được, số công trình khoa học đã công bố, số bài viết trên các tạp chí, thông tin khoa học, số lần được mời tham gia hội thảo, hội nghị khoa học (từ cấp trường trở lên)...

- Đánh giá về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tham gia các hoạt động cộng đồng trong trường và ngoài trường.

- Đánh giá về học tập, rèn luyện của người học không chỉ căn cứ vào điểm số như hiện nay, cần kết hợp sự chuyên cần, năng lực giao tiếp ứng xử, tính kỷ luật, các hoạt động khác.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Hoàn thiện, củng cố, nâng cao đổi mới tổ chức hội đồng kiểm tra đánh giá của nhà trường phù hợp với điều kiện mới.

Hội đồng đánh giá xây dựng kế hoạch, các chuẩn mực tiêu chí đánh giá dựa trên các quy định, cơ sở pháp lý của Đảng, Nhà nước, Ngành, tỉnh và của nhà trường.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra - đánh giá ngay từ đầu năm học (mỗi giảng viên nắm vững kế hoạch kiểm tra đánh giá trong toàn bộ năm học).

Hội đồng chuyên môn, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao cùng với các khoa, bộ môn tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra - đánh giá các bộ phận theo phân cấp quản lí.

Kiểm tra ở bộ môn theo kế hoạch hoặc đột xuất thông qua các hình thức và kênh sau:

+ Thông qua các bộ phận chức năng kiểm tra hồ sơ, sổ sách

+ Thông qua nhận xét của đồng nghiệp, bằng phản biện của đồng nghiệp, phiếu dự giờ, sinh hoạt chuyên môn...

+ Tổ chức cho sinh viên đánh giá giảng viên.

Sau kiểm tra, hội đồng chuyên môn tổ chức rút kinh nghiệm và kết luận đối với từng trường hợp cụ thể.

Thường xuyên tổ chức thi giáo viên giỏi, dạy giỏi nhằm đẩy mạnh phong trào “thi đua dạy tốt học tốt”, kết hợp với khen thưởng xứng đáng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tích cực cho đội ngũ giảng viên trong bồi dưỡng CBQLGD tỉnh sơn la đáp ứng yêu cầu mới (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)