- Các biện pháp vận dụng PPDH, KTDH phải đảm bảo tính thực tiễn có nghĩa
d) Những điều kiện để thực hiện biện pháp có hiệu quả
- Rà soát lại hệ thống các PPDH đã đang thực hiện, lựa chọn, phát huy các PPDH hiệu quả đó trong bước chuyển hiện nay và hướng tới tương lai.
- Cần coi trọng công tác quản lí phát triển phương pháp dạy học tích cực nhất là các PPDH đạt hiệu quả, gắn với thực tiễn DH ở các bậc học, ngành học nhà trường đang đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.
- Thường xuyên, tuyên truyền, để mọi thành viên trong tổ chức hiểu sâu sắc quản lí phát triển phương pháp dạy học tích cực là công tác quan trọng có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển của nhà trường.
- Cán bộ quản lí, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các phòng ban là người tiên phong, mẫu mực nhận thức và thực hiện việc quản lí phát triển phương pháp dạy học tích cực trong lời nói cũng như việc làm.
- Nhận thức về quản lý phương pháp dạy học tích cực được thể hiện trong kế hoạch năm học của các cá nhân, các phòng, trung tâm, khoa, tổ bộ môn trực thuộc (có thời gian, nội dung, hình thức, tổ chức thực hiện).
- Nhận thức về quản lý phát triển phương pháp dạy học tích cực được xem là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi giảng viên, NV.
- Đối với các cuộc thi cấp trường về vận dụng phương pháp dạy học tích cực cần coi đó là hoạt động nghiệp vụ CM - NV, cần có kinh phí hỗ trợ phù hợp.
3.2.2 Tăng cƣờng công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện PPDH thƣờng xuyên, liên tục, hiệu quả trong bồi dƣỡng CBQL trƣờng học trong giai đoạn hiện nay liên tục, hiệu quả trong bồi dƣỡng CBQL trƣờng học trong giai đoạn hiện nay
a) Mục đích của biện pháp
- Làm rõ những công việc cần làm cụ thể tương ứng với thời gian trong từng tiết dạy, bài dạy, chương và toàn chuyên đề;
- Xác định rõ những nội dung cốt lõi trong bài/chuyên đề; - Đề ra các nội dung ưu tiên
- Xây dựng và điều chỉnh các nội dung hiệu quả
- Sử dụng nguồn lực sẵn có và các nguồn lực được hỗ trợ một cách hiệu quả và tối ưu để cải thiện thực tiễn giảng dạy cũng như tăng cường kiến thức kỹ năng và thái độ học tập của người học;
- Chủ động về thời gian;
- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi người vào việc xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch;
- Để có cơ sở biết được công việc có đạt hiệu quả hay không.
b) Nội dung của biện pháp
- Kế hoạch do cơ sở chủ động xây dựng theo chủ trương, kế hoạch năm học của nhà trường và được chủ thể quản lý phê duyệt theo quy trình quản lý chất lượng ISO; - Kế hoạch có sự tham gia của toàn thể CBGV tham gia giảng dạy CBQL trường học của tỉnh;
- Kế hoạch hàng năm của bộ môn rõ ràng gắn với kế hoạch hành động cụ thể, kèm theo các tiêu chí, chỉ số để theo dõi, đánh giá kết quả đạt được;
- Kế hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên đề:
+ Hình thức quán triệt theo ISO mẫu đề cương chi tiết hằng năm đã được quy định; + Nội dung các chuyên đề thực hiện theo thời gian tỷ lệ 1/3 (một lý thuyết 2 thực hành; chú trọng gắn với thực tiễn QL ở các cơ sở GD);
+ Sử dụng các phương tiện dạy học được xác định rõ trong các chuyển đề DH;
c) Cách thức thực hiện biện pháp
- Tăng cường vận dụng PPDH tích cực trong giai đoạn hiện nay cần xuất phát từ nhiệm vụ, chức năng của bộ môn của nhà trường, trên cơ sở đánh giá thực trạng vận dụng PPDH tích cực trong thực tại, hướng tới tương lai, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp;
- Để lập kế hoạch tổ chức thực hiện PPDH thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong bồi dưỡng CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu bộ môn và nhà trường trực tiếp là hiệu trưởng cần có cách thức, quy trình, biện pháp đồng bộ, hợp lí mới có hiệu quả và chất lượng.
- Sắp xếp, phân công, sử dụng ở từng bộ phận, khoa, phòng ban, phù hợp với yêu cầu, điều kiện khả năng thực tế của nhà trường hiện tại, tương lai tương ứng với khả năng trình độ của từng đối tượng.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể về tổ chức thực hiện các chuyên đề;
- Kế hoạch tổ chức thực hiện PPDH thường xuyên, liên tục, hiệu quả trong bồi dưỡng CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay bộ môn, trường Cao đẳng Sơn La, cần tăng cường tạo môi trường làm việc cho đội ngũ giảng viên, phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực mới có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.
- Tranh thủ mọi nguồn lực (bên trong và bên ngoài) để xây dựng qui hoạch phát huy, phát triển PPDHTC của bộ môn, của nhà trường. Tạo nhiều cơ hội cho người học thể hiện hết khả năng của chính họ.
- Tạo bầu không khí cởi mở, dân chủ và đậm bản sắc nhân văn.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, phân loại quá trình vận dụng PPDHTC hàng tháng, quý, năm theo những tiêu chí chuẩn, trên cơ sở đó bổ sung, điều chỉnh một cách hợp lí, đảm bảo phát triển một cách ổn định, bền vững.