Những điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tích cực cho đội ngũ giảng viên trong bồi dưỡng CBQLGD tỉnh sơn la đáp ứng yêu cầu mới (Trang 28 - 31)

- Các biện pháp vận dụng PPDH, KTDH phải đảm bảo tính thực tiễn có nghĩa

d) Những điều kiện thực hiện biện pháp có hiệu quả

- Mọi thành viên tham gia giảng dạy CBQLGD là một khối thống nhất, cộng đồng trách nhiệm, tất cả vì sự phát triển ổn định, bền vững của bộ môn và của nhà trường.

- Tỉnh uỷ, hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo sát xao, có chế độ chính sách thoả đáng, động viên, khuyến khích đội ngũ giảng viên, ổn định cuộc sống để họ yên tâm và dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch liên kết, phối hợp với các trường đại học trong khu vực và cả nước, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của nhà trường nhất là những bộ môn, ngành nghề (ngoài sư phạm) còn thiếu, còn yếu.

- Sử dụng nguồn tài chính của tỉnh một cách hợp lý, hiệu quả.

- Hoàn thiện sắp xếp, cơ cấu tổ chức cán bộ máy quản lý của bộ môn đảm bảo đúng người, đúng việc, hiệu qủa.

- Sử dụng hiệu quả nguồn đầu tư mạnh của tỉnh; trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, - Xây dựng môi trường học tập, nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp cao.

- Tổ chức tham quan, học tập các mô hình đào tạo chuẩn cho đội ngũ giảng viên học tập kinh nghiệm và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn của nhà trường; tổ chức các hoạt động đa dạng cho người học trên cơ sở đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng toàn diện.

3.2.3 Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên thỏa mãn nhu cầu ngƣời học và xã hội. thỏa mãn nhu cầu ngƣời học và xã hội.

a) Mục đích của biện pháp

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, phù hợp với điều kiện của trường Cao đẳng Sơn La trong giai đoạn hiện nay; tiếp cận trình độ đào tạo, bồi dưỡng của một số học viên, trường đại học, cao đẳng trong khu vực.

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên đảm bảo về số lượng (phấn đấu từ năm 2014 - 2016 có trên 75% - 80% giảng viên có trình độ thạc sỹ trong đó có 2,5% tiến sĩ) , từng bước nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, ổn định và phát triển bền vững nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, tránh hình thức hợp lí hoá về bằng cấp, đáp ứng nhiệm vụ, chức năng đào tạo, bồi dưỡng đa ngành, đa lĩnh vực của nhà trường hiện nay.

b) Nội dung của biện pháp

- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ phải góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng sư phạm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong quả trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường.

- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ phải được tiến hành thường xuyên liên tục, linh hoạt với nhiều biện pháp đồng bộ: động viên, khuyến khích, hành chính, kinh tế... gắn trách nhiệm của nhà trường với các bộ phận, tổ chức trong trường và bản thân giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn: nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu chuẩn hoá, chức danh đội ngũ giảng viên Cao đẳng Đại học.

- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của trường đào tạo - bồi dưỡng đa ngành.

- Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên phải kết hợp nhiều nhiều hình thức (chính quy, vừa làm vừa học, từ xa), học trong nước, ngoài nước...

- Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về nghiệp vụ: phương pháp giảng dạy, kỹ năng hướng dẫn thực hành, thực tập các kiến thức liên quan

- Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục: công tác chủ nhiệm, công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho người học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục những giá trị truyền thống cho người học, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể...

- Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về kỹ năng nghiên cứu khoa học: phương pháp luận nghiên cứu khoa học, tiến hành nghiên cứu đề tài, tổ chức hội thảo, thảo luận chuyên đề: về văn hoá, ngoại ngữ, tin học.

- Đào tạo, bồi dưỡng, phải gắn với việc tự học: tự giác, vận dụng hiệu quả ngày càng tiến bộ rõ rệt trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học (tự học thời gian nào? nội dung gì? sản phẩm... ) phải hết sức cụ thể.

- Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về lí luận chính trị, pháp luật, quản lí nhà nước, giáo dục quốc phòng, năng lực công tác...

- Tăng cường nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên về đào tạo bồi dưỡng giảng viên trong giai đoạn hiện nay là một xu thế tất yếu. Để làm tròn chức năng, nhiệm vụ của người giảng viên trong nhà trường thì không có con đường nào khác ngoài con đường tự giác cao trong việc tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Nhà trường, trực tiếp là hiệu trưởng kết hợp với các bộ phận chức năng liên quan xây dựng kế hoạch chiến lược về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ phù hợp với chức năng nhiệm vụ của nhà trường hiện tại và tương lai; khảo sát, điều tra nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng , thông qua việc thống kê đội ngũ (chưa đạt chuẩn, chất lượng, khả năng nghiên cứu khoa học, qui mô phát triển ngành nghề, nhu cầu xã hội cần, số giảng viên hiện có, thừa, thiếu, đồng bộ hay không đồng bộ, cơ cấu về giới, dân tộc, nguyện vọng, sở trường của giảng viên...) trên cơ sở đó phân loại nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của nhà trường.

- Công khai về kế hoạch, qui hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong nhà trường để các bộ phận, các nhân chủ động sắp xếp công việc tham gia khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, hiệu quả.

- Tiến hành cho đội ngũ giảng viên đăng ký các khoá học đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã triển khai, hội đồng tư vấn giúp hiệu trưởng rà soát việc đăng ký của giảng viên phù hợp với chuyên môn và yêu cầu phát triển của nhà trường hay không. Trên cơ sở đó hiệu trưởng quyết định cử giảng viên tham gia khoá học.

- Xây dựng kế hoạch từng năm học đối tượng giảng viên cần đào tạo - bồi dưỡng.

- Xác định rõ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngành, môn học nào còn thiếu; trình độ đào tạo cho từng giảng viên cần đào tạo, bồi dưỡng.

- Vận dụng các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ phù hợp với khả năng của nhà trường; đề xuất, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ.

- Liên kết, phối hợp với các đơn vị ngoài trường tổ chức các lớp học đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng lý luận chính trị...cho đội ngũ giảng viên vào thời gian phù hợp.

- Tổ chức quản lí, kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên trong quá trình được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Thực hiện phương thức đào tạo: đào tạo chính quy và đào tạo chính quy không tập trung.

+ Cử giảng viên học theo chương trình bồi dưỡng của ngành

+ Cử giảng viên học theo chương trình đào tạo nghề ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp (trong và ngoài Nhà nước) có danh tiếng, chất lượng, nhất là các ngành, nghề mà tỉnh có nhu cầu nguồn nhân lực.

+ Các lớp tại chức đầu năm học, hoặc trong hè về chuyên môn, nghiệp vụ + Bồi dưỡng theo chuyên đề cho đội ngũ giảng viên

- Kết hợp việc đào tạo với việc tự đào tạo, bồi dưỡng theo các phương thức: + Cung cấp nội dung, tài liệu và yêu cầu để giảng viên tự học, tự nghiên cứu và tự tiến hành đào tạo, bồi dưỡng.

+ Đối với các mã ngành ngoài sư phạm coi trọng thực hành, học lý thuyết qua thực hành, trong thực hành và bằng thực hành ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xưởng thực hành, trạm, trại thực hành.

+ Phấn đấu trong các giờ dạy thực hiện mô hình 3:1 (3 thực hành/ lý thuyết).

+ Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu, kết hợp với việc kiểm tra định kỳ kiến thức và nghiệp vụ đối với đội ngũ giảng viên.

- Tổ chức giao lưu giữa các trường trong cùng hệ thống để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, quản lí theo các chủ đề nhất định thông qua các cuộc hội thảo.

- Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên thep phương thức đào tạo từ xa hoặc tại chỗ - Nội dung đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên được tiến hành thường xuyên hằng năm, nhà trường (trực tiếp là hiệu trưởng) căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể rà soát, sắp xếp, phân công cho đội ngũ giảng viên tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng do ngành tổ chức.

- Cán bộ quản lý, hiệu trưởng cần tăng cường kỹ năng làm việc, hợp tác trong mọi hoạt động GD của nhà trường.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với nhiệm vụ của từng giảng viên đang thực hiện hoặc sẽ thực hiện.

- Nhà trường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ năm học xây dựng quy chế chi tiêu, nhiệm vụ của giảng viên (giảng dạy, nghiên cứu khoa học, các nhiệm vụ khác) một cách chính xác và cụ thể.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học tích cực cho đội ngũ giảng viên trong bồi dưỡng CBQLGD tỉnh sơn la đáp ứng yêu cầu mới (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)