Ảnh hưởng của AgNO3 ở nồng độ 3mg/L lên hàm lượng đường tổng số

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của bạc nitrate lên tính chịu úng của giống lúa ir50404, om6976 và om4218 giai đoạn mạ (Trang 39 - 40)

tổng số của các giống lúa sau khi xử lý ngập 7 ngày

Khi bị ngập cây sẽ bị thiếu oxy, sự chuyển hóa năng lượng sẽ chuyển từ chế độ hiếu khí sang chế độ kỵ khí. Hô hấp kỵ khí gia tăng dẫn đến tiêu thụ nhanh chống lượng carbonhydrate và ức chế thủy phân protein bằng các cơ chế ứng phó khi bị ngập, như là tăng các loại đường hòa tan sẵn có, tăng cường hoạt động thủy phân và các men enzyme tham gia vào cơ chế bảo vệ qua việc chống oxy hóa. Để tăng cường sản xuất ATP trong quá trình kỵ khí, các quá trình dị hóa của đường sucrose bởi chất xúc tác invertase bị hạn chế và tăng cường quá trình tổng hợp sucrose (Bailey- Serres and Voesenek, 2008; Bailey- Serres et al., 2012). Một số thực vật còn tiết kiệm năng lượng hơn nữa bằng cách tăng lượng enzyme sử dụng pyrophosphate thay vì ATP (Huang et

Hình 3.7 Ảnh hưởng của AgNO3 ở nồng độ 3 mg/L hàm lượng đường tổng số trên các giống lúa IR50404, OM4218, OM6976 sau khi xử lý ngập 7 ngày.

Ghi chú: Các cột cùng màu có chữ giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa qua phép thử LSD ở mức 5%. Số liệu trong hình là tỷ lệ sống trung bình của mỗi nghiệm thức 300 cây. Hai cột khác màu so sánh hai nồng độ xử lý ở từng giống khác biệt qua phép thử T-test ở mức 5%, ns: không khác biệt.

Theo kết quả ghi nhận về lượng đường tổng số trên cây lúa từ Hình 3.7, ta thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các nghiệm thức ở từng giống. Nhìn chung ở các nghiệm thức đối chứng có hàm lượng đường tổng số luôn cao hơn ở nghiệm thức có xử lý AgNO3. Chứng tỏ AgNO3 có ảnh hưởng lên hàm lượng đường tổng số trong cây. Bên cạnh đó nếu xét ở từng nồng độ, ta thấy có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% giữa các giống. Ở nghiệm thức đối chứng, hàm lượng đường tổng số trong cây ở giống IR50404 cao nhất với 6,6 mg/g trọng lượng khô, cao hơn nhiều so với giống OM4218 và thấp nhất ở giống OM6976 với 2,0 mg/g trọng lượng khô. Tuy nhiên, ở nghiệm thức được xử lý ngập trong dung dịch AgNO3 ở nồng độ 3 mg/L, giống OM6976 lại có hàm lượng đường tổng số cao nhất với 1,3 mg/g trọng lượng khô, cao hơn giống OM4218 và thấp nhất ở giống IR50404 chỉ với 0,8 mg/g trọng lượng khô. Điều này cho thấy, AgNO3 ảnh hưởng lên hàm lượng đường tổng số tích lũy trong cây lúa nhưng mức độ tác động khác tùy theo từng giống. Có thể do Ag+ là kim loại nặng có khả năng ức chế hoạt động của các enzyme thủy phân tinh bột, từ đó giúp hạn chế được việc tiêu hao nhanh chóng năng lượng dự trữ trong cây lúa khi bị ngập. Trong đó, giống OM6976 có hàm lượng đường tổng số thấp hơn giống OM4218 và IR50404. Có lẽ chính vì thế nên ở giống này có tỷ lệ sống cao hơn. Hoặc có thể là do việc chuyển hóa của carbohydrates và tinh bột cho hoạt động sống trong suốt quá trình thiếu oxy và lũ lụt thay đổi tùy theo loại tế bào, cơ quan, kiểu gen và mức độ loài (Fukao et al., 2006).

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của bạc nitrate lên tính chịu úng của giống lúa ir50404, om6976 và om4218 giai đoạn mạ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)