Ảnh hưởng của nồng độ AgNO3 lên chiều cao trên cây lúa sau xử lý ngập

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của bạc nitrate lên tính chịu úng của giống lúa ir50404, om6976 và om4218 giai đoạn mạ (Trang 33 - 35)

lý ngập 7 ngày

Theo kết quả ghi nhận về chiều cao trên cây lúa giống IR50404 từ Hình 3.2, ta thấy không có sự khác biệt thống kê giữa nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức được xử lý ngập trong dung dịch AgNO3 ở thời điểm sau khi tiến hành ngập 7 ngày.

Hình 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ AgNO3 lên chiều cao cây của giống lúa IR50404 sau khi xử lý ngập 7 ngày.

Ghi chú: Các cột có chữ giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa qua phép thử DUNCAN ở mức 5%.

Qua kết quả thí nghiệm trên cho ta thấy AgNO3 không ảnh hưởng đến sự phát triển thân của cây lúa mạ trong điều kiên ngập ở độ sâu 13 cm trong 7 ngày. Theo Bailey-Serres et al. (2012) ghi nhận được từ các nghiên cứu sinh lý và phân tử trước cho thấy cây có hai phương thức sống nổi bật là (1) chiến lược giải phóng oxy, chiến lược này đặc trưng bởi sự dãn dài nhanh chóng của thân dưới nước hoặc lá để cây có thể quang hợp, phát triển nhanh trong lũ nông và (2) chiến lược không hoạt động, hạn chế chuyển hóa tế bào và tăng trưởng nhằm giảm oxy tiêu hao, thể hiện ở các loài thường xuyên chịu đựng lũ sâu trong thời gian ngắn. Mặc dù trái ngược nhau, nhưng cả hai chiến lược trên đều liên quan đến ethylene-trung gian truyền tín hiệu. Chiến lược (2) còn được gọi là khả năng chống chịu ngập hoàn toàn (submergence tolerance)

được Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2003) đánh giá là một tính trạng di truyền giúp cây lúa phục hồi sau khi bị ngập hoàn toàn trong nước (10-14 ngày). Cây lúa có thể sống mà không cần có khả năng vươn lóng. Nhất là vào giai đoạn mạ, vì lúc ấy cây chưa thể vươn lóng được. Chính vì thế không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức xử lý ngập.

3.1.3 Ảnh hưởng của nồng độ AgNO3 lên chiều dài rễ trên cây lúa sau khi xử lý ngập 7 ngày

Khi bị ngập, nước trong đất bão hòa, rễ chỉ phát triển trong một khu vực nhỏ gần bề mặt và không tận dụng một lượng đất lớn như trong điều kiện hiếu khí. Đặc trưng sự căng thẳng khi lũ lụt là cây luôn héo trong vòng vài giờ đến 2-4 ngày (Jackson and Drew, 1984). Đây là kết quả của sự chịu đựng cao hơn lưu lượng nước qua rễ. Một trong những phản ứng thích nghi quan trọng khi bị ngập của cây là hình thành mô khí - mô chuyên hóa ở rễ - chúng cho phép khuếch tán khí vào trong cây như oxy từ chồi cây hiếu khí đến rễ giảm thiếu oxy.

Hình 3.3 Ảnh hưởng của nồng độ AgNO3 lên chiều dài rễ của giống lúa IR50404 sau khi xử lý ngập 7 ngày.

Ghi chú: Các cột có chữ giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa qua phép thử DUNCAN ở mức 5%.

Theo kết quả ghi nhận về chiều dài rễ trên cây lúa giống IR50404, ta thấy không có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức được xử lý ngập trong dung dịch AgNO3 ở thời điểm 7 ngày sau khi ngập (Hình 3.3). Qua kết quả thí nghiệm trên, cho ta thấy cũng như đối với thân, AgNO3 không ảnh hưởng đến sự phát triển rễ trên cây lúa mạ trong điều kiện ngập ở độ sâu 13 cm trong 7 ngày

Vì khi bị ngập, ngập nước sẽ ức chế sự hình thành rễ và cành. Theo Yoshida (1981) trong môi trường yếm khí thì sự phát triển của rễ sẽ phụ thuộc vào lượng oxy từ thân lá chuyển xuống do vậy các rễ dài nhất trong môi trường yếm khí cũng ngắn hơn rất nhiều so với rễ dài nhất trong môi trường hiếu khí. Điều đó cho thấy chiều dài của rễ lúa khi bị ngập nước không phát triển. Bên cạnh đó, khi bị ngập một phần hoặc ngập hoàn toàn trong nước, cây sẽ hình thành những tổ chức thích nghi như rễ bất định, lớp biểu bì rễ dày và

sự phát triển của mô khí, hệ thống rễ cạn làm cho việc thông khí dễ dàng hơn, tất cả đều được điều khiển bởi ethylene.

Trong tình trạng thiếu oxy, ethylene sẽ được tăng cường tổng hợp mạnh mẽ ở rễ cùng với sự phát triển của mô khí (Visser et al., 1997). Việc hình thành mô khí giúp quá trình chuyển oxy từ chồi xuống rễ và quá trình khuếch tán từ môi trường ngập nước bên ngoài thông qua hệ thống gian bào đòi hỏi phải có sự phát triển của chóp rễ. Những chóp rễ có thể được xem là nơi tổng hợp ACC, sau đó ACC được vận chuyển đến những mô trưởng thành hơn, thoáng khí hơn để tổng hợp ethylene và hình thành mô khí. Trong sự hiện diện của các ion Ag+, mô khí không thể hình thành khi bị ngập lụt (Konings, 1982) do ethylene bị ức chế bởi các hợp chất của bạc thông qua trung gian ức chế là các thụ thể của ethylene (McDaniel and Binder, 2012). Vì thế hạn chế sự phát triển chóp rễ, do đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức được xử lý ngập.

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của bạc nitrate lên tính chịu úng của giống lúa ir50404, om6976 và om4218 giai đoạn mạ (Trang 33 - 35)