Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của bạc nitrate lên tính chịu úng của giống lúa ir50404, om6976 và om4218 giai đoạn mạ (Trang 29 - 31)

Địa điểm: Phòng thực tập Sinh Hóa, Bộ môn Sinh Lý – sinh Hóa, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

Thời Gian: Từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014. Đề tài được thực hiện với 3 thí nghiệm:

 Thí nghiệm 1 được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên có 1 nhân tố với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.

 Thí nghiệm 2 & 3: được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên có 2 nhân tố với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại.

Thí nghiệm 1: Khảo sát nồng độ AgNO3 (theo nồng độ Ag+) lên khả năng chịu ngập của giống lúa IR50404

- Mục tiêu của thí nghiệm: Khảo sát ảnh hưởng của các nồng độ AgNO3 lên giống lúa IR50404, để tìm ra nồng độ muối có tác dụng có lợi và thích hợp để duy trì sự sống của cây lúa ở giai đoạn mạ trong 7 ngày cho ngập.

- Quy trình thí nghiệm: Giống lúa IR50404 sau khi đem về tiến hành loại bỏ lép lững rồi ngâm khoảng 24 giờ. Sau đó đem ủ cho đến khi nảy mầm thì đem gieo vào trong chậu bằng nhựa có chiều cao là 13 cm và đường kính chậu là 10 cm. Sau đó cho ngập hoàn toàn cây lúa ở độ sâu mực nước 11 cm với các dung dịch AgNO3 đã chuẩn bị trước với nồng độ lần lượt từ 1 mg/L, 2mg/L, 3mg/L, 4mg/L, 5mg/L vào từng chậu. Nghiệm thức đối chứng cho ngập trong môi trường nước. Mỗi nghiệm thức 150 cây với 3 lần lập lại, mỗi lần lập lại 50 cây, sau đó đem các chậu để vào tủ tối. Sau 7 ngày đổ hết nước

trong chậu ra sau đó đem các chậu cho ra ánh sáng đến khi cây lúa xanh lại thì tiến hành tiến hành lấy chỉ tiêu về chiều cao cây, chiều dài rễ và tỷ lệ sống của cây lúa ở giai đoạn mạ.

Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của AgNO3 ở nồng độ 3 ml/L (theo nồng độ Ag+) lên khả năng chịu ngập sau 7 ngày cho ngập của các giống lúa IR50404, OM4218, OM6976

- Mục đích thí nghiệm: Khảo sát ảnh hưởng của AgNO3 ở nồng độ 3mg/L lên các giống lúa IR50404, OM4218, OM6976 để tìm ra giống có khả năng chịu ngập tốt nhất.

- Quy trình thí nghiệm: Sau khi đem các giống lúa IR50404, OM4218, OM6976 về tiến hành loại bỏ lép lững rồi ngâm khoảng 24 giờ. Sau đó đem ủ cho đến khi nảy mầm thì đem gieo vào trong chậu bằng nhựa có chiều cao là 16 cm và đường kính chậu là 15 cm. Sau đó cho ngập hoàn toàn cây lúa ở độ sâu mực nước 15 cm với dung dịch AgNO3 ở nồng độ 3 mg/L. Nghiệm thức đối chứng cho ngập trong môi trường nước. Mỗi nghiệm thức 300 cây với 3 lần lập lại, mỗi lần lập lại 100 cây, sau đó đem các chậu để vào tủ tối. Sau khi cho ngập các nghiệm thức, tiến hành theo dõi biến động oxy tại 4 thời điểm trong ngày đầu (mỗi thời điểm cách nhau 2 giờ) và tại cùng một thời điểm đã quy định trong 6 ngày tiếp sau đó. Sau 7 ngày cho ngập tiến hành đổ hết nước trong chậu ra và đem các chậu cho ra ánh sáng đến khi cây lúa xanh lại, tiến hành lấy chỉ tiêu về chiều cao cây, chiều dài rễ và tỷ lệ cây còn sống

Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của AgNO3 ở nồng độ 3mg/L (theo nồng độ Ag+) lên hàm lượng Carbohydrate tích lũy sau 7 ngày cho ngập của các giống lúa IR50404, OM4218, OM6976

- Mục đích thí nghiệm: Khảo sát ảnh hưởng của Ag ở nồng độ 3mg/L lên các giống lúa IR50404, OM4218, OM6976 để tìm ra giống có khả năng chịu ngập cao nhất ở nồng độ 3mg/L.

- Quy trình thí nghiệm: Sau khi đem các giống lúa IR50404, OM4218, OM6976 về tiến hành loại bỏ lép lững rồi ngâm khoảng 24 giờ. Sau đó đem ủ cho đến khi nảy mầm thì đem gieo vào trong chậu (bằng nhựa có chiều cao là 13 cm và đường kính chậu là 8,5 cm) đã chuẩn bị trước dung dịch AgNO3 với nồng độ 3 mg/L. Nghiệm thức đối chứng cho ngập trong môi trường nước cất. Mỗi nghiệm thức 90 cây với 3 lần lập lại, mỗi lần lập lại 30 cây, sau đó đem các chậu để vào tủ tối. Sau 7 ngày cho ngập tiến hành đổ hết nước trong chậu ra, thu mẫu cho vào túi nilong trữ lạnh rồi tiến hành phân tích đường tổng số.

- Quy trình phân tích hàm lượng đường tổng số:

Pha dung dịch glucose gốc nồng độ 100 µg/ml, từ đó pha dãy đường chuẩn có nồng độ từ 0 – 10 µg/ml.

Bảng 2.1: Trình tự pha dãy chuẩn đường

Nghiệm thức 0 1,43 2,86 4,29 5,71 7,14 8,57 10 Glucose gốc (µl) Nước cất (µl) Phenol 5% (ml) H2SO4 đậm đặc (ml) 0 1000 1 5 100 900 1 5 200 800 1 5 300 700 1 5 400 600 1 5 500 500 1 5 600 400 1 5 700 300 1 5 Quy trình phân tích đường tổng số theo phương pháp phenol – sulfuric và methanol của Dubois et al. (1956).

Thu mẫu rễ và hạt lúa đem về cân và sấy khô ở nhiệt độ 60oC, đến khối lượng không đổi. Cho rễ và hạt lúa vào ống nghiệm 10 ml, sau đó cho thêm 5 ml Methanol 80% vào mỗi ống nghiệm. Đem đun cách thủy ở nhiệt độ 80oC trong vòng 1 giờ, sau đó để nguội trong phòng thí nghiệm, rồi dùng micropipet hút 10 µl dịch trích và 490 µl nước cất cho vào một ống nghiệm khác và cho tiếp 0,5 ml Phenol 5% và 2,5 ml H2SO4 đậm đặc. Dùng máy vortexer lắc đều dung dịch rồi để nguội 15 phút trong phòng thí nghiệm. Dùng ống hút hút dung dịch màu cho vào cuvette và đo bằng máy đo quang phổ ở bước sóng 490 nm.

Lưu ý, cần chuẩn máy trước khi phân tích mẫu bằng mẫu blank (0,5 ml nước cất + 0,5 ml phenol 5% + 2,5 ml H2SO4 đậm đặc).

Hàm lượng đường được tính dựa vào đường chuẩn đường glucose với dãy nồng độ được xây dựng từ 0 µg/ml đến 10 µg/ml.

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả của bạc nitrate lên tính chịu úng của giống lúa ir50404, om6976 và om4218 giai đoạn mạ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)