Chẩn đoán phân biệt một số bệnh gây tiêu chảy

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con giai đoạn theo mẹ và so sánh hiệu quả một số biện pháp phõng trị tại khu chăn nuôi tập trung thành đội cần thơ (Trang 29 - 30)

Có thể chẩn đoán phân biệt dựa vào độ pH của phân. Dịch tiêu chảy ETEC gây ra thƣờng có độ pH kiềm trong khi đó nếu bệnh tiêu chảy do hấp thu kém hay do virus gây ra thì phân có độ pH acid (Fairbrother, 1992).

Chẩn đoán bệnh đƣờng ruột do E. coli có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng, bệnh tích tế bào và sự hiện diện của vi khuẩn gram âm luôn luôn bám dính vào màng nhày ruột non (Wilson và Francis, 1986).

Dựa vào cấu trúc bề mặt của không tràng và hồi tràng, nếu có sự bám chắc của vi khuẩn và tiếp xúc một cách bình thƣờng trên các sợi vi nhung mao thì do ETEC gây ra. Nếu sợi vi nhung mao bất thƣờng và bất dƣỡng thì nguyên nhân có thể do virus và cầu trùng gây nên (Alexander, 1994).

Chẩn đoán có tính thuyết phục là khi phân lập đƣợc E. coli đến nhóm huyết thanh hoặc khám phá đƣợc các yếu tố độc lực nhƣ đã đề cập. Ngoài ra, chứng minh

E. coli bám dính vào màng nhày ruột non bằng cách cắt lạnh tiêu bản và phát hiện bằng phƣơng pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp hoặc cố định mẫu trong dung dịch formalin, đúc khối bằng parafin và xét nghiệm bằng kỹ thuật miễn dịch men peroxidase (Fairbrother, 1992).

Cần thiết phải phân lập vi khuẩn từ phân, bệnh phẩm là máu, hạch ruột, lớp niêm mạc ruột non và chất chứa trong ruột heo. Thử độc lực, kiểm tra yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli phân lập đƣợc để khẳng định vai trò gây bệnh của chúng (Lê Văn Tạo, 2006). Nếu phân lập đƣợc một lƣợng lớn E. coli, cần xác định xem chúng có phải là loại gây bệnh hay không. Có nhiều phản ứng huyết thanh học để định danh E. coli. Phản ứng ngƣng kết đơn giản trên phiến kính cũng đủ để phát hiện hầu hết các trƣờng hợp có bệnh (Đào Trọng Đạt và ctv, 1999).

Chẩn đoán phân biệt với bệnh tiêu chảy do Clostridium perfringen type C: thƣờng gây bệnh trên heo con dƣới 10 ngày tuổi, phân tiêu chảy thƣờng có máu. Heo con trở nên yếu và suy nhƣợc, thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trƣờng hợp này và heo con thƣờng chết sớm. Ở heo 2 tuần tuổi thì bệnh nhẹ hơn và phân có màu vàng sậm. Khi mổ khám thấy vách tế bào không tràng đỏ thẫm hoặc đỏ tía và chất chứa trong ruột có màu rƣợu vang (Alaxander, 1994).

Nếu tiêu chảy do Rotavirus gây nên (thƣờng ở heo con trên 7 ngày tuổi) thì heo con bị suy nhƣợc hoặc bỏ ăn 1 hoặc 2 ngày. Phân lỏng và vàng, tỷ lệ chết thấp và thƣờng thay đổi sau 5 ngày. Trong trƣờng hợp này thuốc kháng sinh không có

19

tác dụng. Dạ dày heo con thƣờng chứa những hạt sữa và dịch ruột non giống nhƣ kem (Alexander, 1994).

Tiêu chảy do virus TGE và PED type II thì thƣờng tạo thành dịch và lan truyền nhanh chóng và nó gây bệnh trên tất cả các lứa tuổi. Phân thƣờng lỏng nhƣ nƣớc, màu sắc rõ nét và mùi đặc trƣng. Heo tiêu chảy thƣờng dừng lại sau 4-5 ngày bệnh và thƣờng phục hồi sức lực sau 7 ngày. Tỷ lệ chết do virus PED type II thì thƣờng thấp hơn. Mổ khám thấy vách dạ dày, ruột mỏng và có màu sáng đục, trong ống ruột thƣờng sinh hơi và chất dịch có màu nhạt. Các sợi vi nhung mao bị bất dƣỡng và biến dạng (Alexander, 1994).

Tiêu chảy do cầu trùng Isospora suis gây nên thì phân mềm nhão, chất dịch lỏng, màu nâu vàng. Heo con ốm yếu, lông xù và một số ít có thể tự khỏi bệnh sau vài tuần bệnh hoặc sau cai sữa. Mổ khám thấy thành không tràng và hồi tràng có điểm dày lên, chất chứa dạng kem hoặc lỏng hơn. Sợi vi nhung mao ruột bị bất dƣỡng và có điểm xuất huyết (Alexander, 1994).

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình tiêu chảy ở heo con giai đoạn theo mẹ và so sánh hiệu quả một số biện pháp phõng trị tại khu chăn nuôi tập trung thành đội cần thơ (Trang 29 - 30)