9. Kết cấu của Luận văn
1.4. Kinh nghiệm của một số trƣờng đại học về đảm bảo việc ứng dụng
dụng kết quả nghiên cứu khoa học
1.4.1. Kinh nghiệm của trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh là sự phát triển kế thừa của Đại học Văn khoa Sài Gòn và các khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay trường có hơn 550
cán bộ, trong đó cán bộ giảng dạy gần 400 người với 22 giáo sư và phó giáo sư, 70 tiến sỹ và 136 thạc sỹ. Cũng như ở các trường đại học khác của Việt Nam, giảng viên trong trường thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chính trị chuyên môn là giảng dạy - đào tạo và nghiên cứu khoa học [25;tr.1].
Để đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên được ứng dụng vào thực tiễn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng các biện pháp sau:
Thứ nhất, nhà trường chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của xã hội nói chung và các tổ chức kinh tế – xã hội nói riêng về vai trò, ý nghĩa của khoa học xã hội trong sản xuất và đời sống. Đại hội Đảng IX của nước ta (2001) đã chỉ rõ: “Khoa học xã hội và nhân văn hướng vào việc giải đáp các vấn đề lý
luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng con người, phát huy những di sản văn hoá dân tộc, sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới của Việt Nam” [11].
Thứ hai, phải xác định được định hướng nghiên cứu cho giảng viên của trường. Định hướng nghiên cứu làm rõ tính mục đích thực tiễn của nghiên cứu và khung phạm vi nghiên cứu, tránh tình trạng tự phát, kém hiệu quả trong nghiên cứu. Nhà trường đã xây dựng định hướng nghiên cứu dựa trên định hướng do Bộ Khoa học và Công nghệ đưa ra, đó là:
- Những vấn đề cơ bản về xây dựng chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam dưới sự tác động của xu thế toàn cầu hoá và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng và phát triển con người Việt Nam và văn hoá Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Khoa học và công nghệ thúc đẩy các vùng kinh tế trọng điểm; các cơ chế chính sách, giải pháp phục vụ cho sự phát triển toàn diện và bền vững kinh tế trọng điểm.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ và tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đào tạo một nhà khoa học về khoa học xã hội và nhân văn khó hơn và lâu dài hơn so với khoa học tự nhiên vì ngoài kiến thức trong tài liệu, khoa học xã hội còn đòi hỏi một kinh nghiệm và vốn sống phong phú. Hơn nữa, ngay việc tích luỹ kiến thức thuần tuý trong khoa học xã hội và nhân văn cũng không thể một sớm một chiều. Vì thế, theo ý kiến của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thì cần có một chính sách cụ thể, hợp lý hơn trong quy định về tuổi quản lý và tuổi về hưu đối với các cán bộ có học hàm, học vị cao, cống hiến lớn trong ngành.Về công tác quản lý, cần “công nghệ hoá” hoạt động của phòng Quản lý khoa học. Phòng này phải có chức năng xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thực hiện triển khai và quản lý quá trình nghiên cứu, tổ chức đánh giá nghiệm thu và tổ chức sử dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu có hiệu quả.
Thứ tư, cần tăng cường nghiên cứu liên ngành và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu. Hiện nay, sự liên kết và hợp tác trong nghiên cứu chủ yếu mang tính cá nhân và có phần ngẫu nhiên, tự phát. Vì vậy, cần phải có một cơ chế hợp tác giữa các trường đại học, viện và cơ quan nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn ở cả trong và ngoài nước.