Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn (Trang 52 - 59)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên

Có thể thấy trong số các đề tài do giảng viên của Trường thực hiện thì những đề tài có tỷ lệ ứng dụng cao thường tập trung vào các vấn đề:

- Giải quyết nhu cầu nội tại của Nhà trường như: Hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu cho các đơn vị thuộc Bộ chủ quản.

- Giải quyết vấn đề cụ thể của một số tổ chức, doanh nghiệp ngoài trường và được các tổ chức này “đặt hàng” từ trước.

Các đề tài mang mục tiêu giải pháp nhưng được nghiên cứu không do phía đối tác bên ngoài “đặt hàng” mà do giảng viên tự nhận thức là cần thiết và tiến hành nghiên cứu có tỷ lệ ứng dụng không cao. Ví dụ đề tài: “Các vấn đề xã

hội nảy sinh do quá trình đô thị hoá tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội”; “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong một số doanh nghiệp Hà Nội”; “Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Cá biệt, có đề tài kinh phí lớn, do cấp Thành phố nghiệm

thu với đánh giá xuất sắc nhưng chưa có cơ chế triển khai nên mức độ ứng dụng rất hạn chế như: “Xây dựng một số mô hình tạo việc làm đối với lao động bị mất

việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất” (Xem phụ lục B).

Qua điều tra 150 cán bộ, giảng viên Trường đại học Lao động – Xã hội cho thấy, không phải tất cả các đề tài do giảng viên tiến hành nghiên cứu một cách “tự phát” hay không có nguồn đặt hàng từ trước đều không được ứng dụng. Một số đề tài được giảng viên nghiên cứu, sau đó kết quả nghiên cứu được phổ biến rộng rãi qua các hình thức như đăng báo, tham gia hội thảo khoa học. Bằng hình thức này, các tổ chức, cá nhân quan tâm đã mời giảng viên đó tham gia cộng tác hay viết bài cho mình. Ví dụ như đề tài “Hoàn thiện cơ chế

quản lý tiền lương ở một số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội” đã

được một số doanh nghiệp biết đến và áp dụng. Như vậy, vấn đề quảng bá sản phẩm nghiên cứu và giới thiệu về lĩnh vực nghiên cứu, uy tín, danh tiếng của người nghiên cứu ảnh hưởng đến nguồn cầu của sản phẩm.

Ngoài vấn đề xác định nguồn “cầu” cho sản phẩm nghiên cứu, chất lượng nghiên cứu cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng của đề tài sau nghiệm thu. Bên cạnh một số đề tài do giảng viên Nhà trường thực hiện được xếp loại Tốt, Xuất sắc thì vẫn tồn tại không ít các đề tài được nghiệm thu ở mức độ Trung bình. Giai đoạn 2001 – 2005 có 9/33 đề tài xếp loại Trung bình. Giai đoạn 2006 đến nay có 7/30 đề tài được nghiệm thu ở mức độ Trung bình. Nếu ứng dụng kết quả của các đề tài này thì khả năng giải quyết vấn đề của thực tiễn chưa thể khẳng định. Vì vậy, tỷ lệ ứng dụng của các đề tài loại này không cao là điều dễ hiểu.

Cũng theo kết quả điều tra, lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hưởng nhất định đến mức độ ứng dụng của đề tài. Các khoa Kế toán, Quản lý lao động với đặc thù là những khoa học có khả năng giải quyết các vấn đề cụ thể của một tổ chức, doanh nghiệp nên thường được “đặt hàng” nghiên cứu với một số giảng

viên có uy tín. Khoa Công tác Xã hội, Kỹ thuật chỉnh hình, Lý luận chính trị… và một số môn khoa học xã hội khác thì việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nghiên cứu có phần khó khăn hơn. Một trong những lý do chủ yếu là nhận thức của xã hội về sự cần thiết của khoa học xã hội nói chung và các lĩnh vực cụ thể mà các khoa này có thể giải quyết còn hạn chế. Thêm vào đó, chất lượng và kết quả nghiên cứu chưa đủ để mang lại một hiệu quả tức thì, nhanh chóng và nhiều khi sự tác động của giải pháp khó nhận biết, khó định lượng rõ ràng.

Từ sự phân tích trên đây có thể rút ra những nhận định ban đầu về nguyên nhân dẫn đến việc các đề tài do giảng viên Trường đại học Lao động – Xã hội nghiên cứu ít được ứng dụng vào thực tiễn như sau:

Thứ nhất, chất lượng các sản phẩm nghiên cứu của giảng viên trong Trường chưa cao. Có tới 119 trên tổng số 150 người được hỏi cho rằng đây là

nguyên nhân làm hạn chế việc ứng dụng kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu. Chất lượng nghiên cứu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như năng lực nghiên cứu của giảng viên, sự tận tâm trong nghiên cứu (động cơ), các điều kiện đảm bảo cho quá trình nghiên cứu (kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, thời gian dành cho nghiên cứu).

Về mặt số lượng, các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học của giảng viên đã tăng lên nhiều trong giai đoạn từ 2004 đến nay. Tuy nhiên, những đề tài này chủ yếu chỉ do một số cán bộ, giảng viên thực hiện mà chưa có sự tham gia đông đảo của toàn thể giảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ. Những hoạt động nghiên cứu khoa học lớn khác như biên soạn giáo trình bài giảng, viết bài báo khoa học… cũng diễn ra với tình trạng tương tự, chỉ do một bộ phận nhỏ cán bộ, giảng viên thực hiện. Giảng viên trẻ của Trường hiện nay vẫn chưa thực sự tâm huyết với hoạt động nghiên cứu khoa học.

Về chất lượng các công trình nghiên cứu, mặc dù nhiều đề tài được đánh giá loại tốt, xuất sắc nhưng vẫn còn tồn tại không ít những đề tài chỉ thực hiện

cho có thành tích. Điều này liên quan đến năng lực nghiên cứu và động cơ nghiên cứu của giảng viên. Nhiều cán bộ, giảng viên trong trường hiện nay chưa có niềm đam mê nghiên cứu khoa học và còn chưa nhận thức được rằng nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ bắt buộc đối với giảng viên đại học. Hầu hết vẫn có tư tưởng là làm nghiên cứu khoa học sẽ được Trường trả tiền và nhiều lúc vẫn phàn nàn việc kinh phí trả cho nghiên cứu khoa học của Nhà trường quá thấp, còn có tư tưởng so bì với một số trường đại học khác. Về phía Nhà trường, mặc dù đã ban hành quy chế về hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên song chưa có chế tài xử lý thích hợp nên còn tồn tại hiện tượng nhiều đề tài, đề án, báo cáo khoa học các cấp khi thực hiện bị chậm tiến độ rất nhiều so với sự phê duyệt. Bên cạnh đó, cơ chế khuyến khích, động viên trong nghiên cứu vẫn chưa được đầu tư thích đáng.

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu là năng lực nghiên cứu của giảng viên. Trên thực tế, trình độ của một bộ phận cán bộ, giảng viên trẻ còn chưa cao, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên khả năng tiến hành nghiên cứu khoa học còn hạn chế. Vì vậy lãnh đạo các đơn vị cũng chưa dám mạnh dạn giao những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lớn cho những cán bộ, giảng viên này. Ngược lại, cán bộ, giảng viên trẻ cũng chưa mạnh dạn đề xuất và tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học. Mặt khác, do hạn chế về năng lực, kinh nghiệm nên các báo cáo do giảng viên trẻ thực hiện thường là các đề tài mô tả, chưa sử dụng được nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu hiện đại, chưa có khả năng giải quyết những vấn đề bức xúc ở mức độ triệt để. Ngoài ra, đa số các giảng viên trẻ của Đại học Lao động – Xã hội đang theo học cao học, nghiên cứu sinh hoặc ôn tập để thi đầu vào các chương trình đào tạo nâng cao trình độ khác nên thời gian dành cho nghiên cứu khoa học còn hạn hẹp.

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến chất lượng đề tài là kinh phí dành cho mỗi đề tài nghiên cứu còn hạn hẹp. Hiện nay, Nhà trường quy định mức kinh phí trung bình dành cho một đề tài khoa học của sinh viên là 1 – 2 triệu đồng; đề tài cấp khoa của giảng viên là 7 triệu đồng; đề tài cấp trường là 10 – 12 triệu. Với mức chi như vậy thì chất lượng đề tài khó đảm bảo do kinh phí đi lại để tiến hành điều tra, xử lý thông tin và các hoạt động khác phục vụ cho viết đề tài là rất tốn kém.

Trên một bình diện khác, thời gian nghiên cứu của giảng viên còn chịu ảnh hưởng nhiều của mức giờ chuẩn giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Mức giờ chuẩn được áp dụng tại Quyết định 1712/QĐ-BĐH ngày 18/12/1978 của Bộ Đại học về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng. Từ đó đến nay đã hơn 30 năm, mức giờ chuẩn nói trên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mới tại Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT. Theo đó, giờ lên lớp của giảng viên tăng lên đáng kể so với mức chuẩn cũ. Điều này thực sự gây khó khăn cho giảng viên trong việc sắp xếp thời gian dành cho nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ.

Năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cần phải được tập dượt, tích luỹ theo thời gian. Trong giai đoạn vừa qua, nhà trường chưa tổ chức được nhiều các buổi sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học để cán bộ, giảng viên học hỏi, nâng cao năng lực nghiên cứu của bản thân. Hơn nữa, viết bài để đăng các tạp chí khoa học đòi hỏi kinh nghiệm nghiên cứu và “thương hiệu” rất cao của người viết. Hiện nay, trường chưa có tập san nghiên cứu khoa học để cán bộ, giảng viên viết bài, lập diễn đàn trao đổi học thuật, do đó cũng phần nào hạn chế hoạt động nghiên cứu khoa học của trường nói chung và việc nâng cao chất lượng nghiên cứu nói riêng.

Thứ hai, xã hội chưa hoặc không có nhu cầu về các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy có 128/150 người được phỏng

vấn chọn lý do này. Lý do này lại xuất phát từ hàng loạt các nguyên nhân khác sâu sa hơn như: Việc nắm bắt nhu cầu của xã hội về lĩnh vực cần nghiên cứu giải quyết, vấn đề quảng bá, giới thiệu về kết quả nghiên cứu chưa tốt, nhận thức của xã hội về sự cần thiết của lĩnh vực nghiên cứu mà Nhà trường có thể thực hiện, vị thế của Nhà trường nói chung và giảng viên nói riêng trong giới khoa học…

Việc nắm bắt nhu cầu của xã hội về vấn đề cần nghiên cứu giải quyết hiện nay chưa được tiến hành một cách hệ thống. Chủ yếu các đề tài mà giảng viên được “đặt hàng” là do mối quan hệ của cá nhân. Vì vậy, để đảm bảo các kết quả nghiên cứu được ứng dụng, Nhà trường cần quan tâm đến việc xây dựng định hướng nghiên cứu.

Một lý do khiến kết quả nghiên cứu của giảng viên ít được ứng dụng vào thực tế là khả năng tìm kiếm “đơn đặt hàng” nghiên cứu của Nhà trường còn thấp. Vị thế của Trường hiện nay chưa cao so với các trường đại học lâu đời có chuyên ngành đào tạo tương đồng như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính… Lĩnh vực mà Trường đại học Lao động – Xã hội được đánh giá là mạnh như công tác xã hội, kỹ thuật chỉnh hình lại ít được quan tâm trong xã hội hiện nay. Vì thế, các giảng viên trong Trường ít được mời tham gia hay tuyển chọn những nghiên cứu khoa học lớn như cấp Nhà nước. Ngay cả khi được tham gia “đấu thầu” thì khả năng trúng tuyển của Nhà trường cũng không cao. Mặt khác, nhiều cán bộ, giảng viên của trường chưa có tầm nhìn “dài hơi” đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhiều người chưa chịu khó hy sinh ban đầu để tham gia vào các nghiên cứu hợp tác với bên ngoài ở quy mô nhỏ có thù lao thấp để góp phần nâng cao vị thế của trường mà chỉ chú trọng đến những nghiên cứu có kinh phí cao.

Bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu khoa học nói chung vẫn chỉ tập trung vào một số nội dung truyền thống, thiếu sự sáng tạo. Một trong những nguyên

nhân của thực trạng trên là do Nhà trường mới được nâng cấp lên đại học, phần nhiều thời gian nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo đại học và biên soạn giáo trình, bài giảng. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, cần nhiều người tham gia trong thời gian dài nên khó sắp xếp thời gian cho các hoạt động nghiên cứu khác. Mặt khác, nhiều giảng viên của Trường chưa thực sự chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu những lĩnh vực mới, tìm kiếm, thực hiện các nghiên cứu hợp tác với bên ngoài. Phần lớn những đề tài, hoạt động hợp tác với các đơn vị ngoài trường không lớn và chủ yếu là do các cơ quan như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu chứ không phải do Nhà trường được tuyển chọn.

Đi cùng với những nguyên nhân trên, việc chưa chú trọng đến công tác quảng bá, giới thiệu về các lĩnh vực nghiên cứu, năng lực nghiên cứu của giảng viên và sản phẩm nghiên cứu của Trường cũng làm cho nguồn “cầu” về kết quả nghiên cứu còn hạn chế. Hiện nay, Nhà trường đã có trang web riêng song chưa phát huy được vai trò trong nhiệm vụ trên. Thư viện mới chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp tư liệu tra cứu tham khảo tại chỗ cho sinh viên, giảng viên của Nhà trường.

Thứ ba là các điều kiện để chuyển các kết quả nghiên cứu thành sản phẩm ứng dụng được chưa có. Đó là cơ chế, quy định quản lý sau nghiệm thu,

đội ngũ nhân lực thực hiện, (cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực…) để kết quả có thể ứng dụng được chưa có. Theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi, có 87/150 ý kiến cho rằng đây là nguyên nhân khiến các đề tài không được ứng dụng phục vụ nhu cầu của nhà trường và xã hội.

Hiện nay tất cả các đề tài của Nhà trường sau khi được nghiệm thu sẽ do Phòng Khoa học lưu trữ và chuyển cho thư viện. Việc quản lý, đảm bảo cho các đề tài có mục đích ứng dụng được triển khai phục vụ thực tiễn chưa có. Vấn đề này cũng xuất từ thực tế Nhà trường trong những năm qua phải tập trung đầu tư

chuẩn bị các điều kiện cần thiết để được nâng cấp lên đại học. Do đó, chưa có thời gian và nhân lực, vật lực dành cho việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu.

Đối với các đề tài có đối tượng ứng dụng ngoài trường, để kết quả nghiên cứu được triển khai thì cần có sự đầu tư của bên sử dụng sản phẩm, tức là các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ngoài xã hội. Muốn vậy, sản phẩm khoa học của nhà trường phải đáp ứng được nhu cầu của họ, có khả năng đem lại lợi ích nhất định cho người sử dụng.

Tuy nhiên, ngay cả những đề tài phục vụ Nhà trường thì cũng có không ít trong số đó không được triển khai sử dụng kết quả. Nguyên nhân của thực trạng này là Nhà trường chưa có cơ chế, quy định cụ thể trong việc quản lý kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, các điều kiện tài chính cũng chưa đáp ứng được. Ví dụ như muốn đổi mới phương pháp giảng dạy thì cần trang bị máy chiếu, màn hình ở các giảng đường. Khi thực hành công tác xã hội đòi hỏi có những phòng ốc với thiết kế đặc biệt… Mặt khác, hiện nay kinh phí nghiên cứu khoa học của Trường còn rất hạn hẹp, chủ yếu là nguồn kinh phí do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp và kinh phí tự có của Trường nên

Một phần của tài liệu Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)