9. Kết cấu của Luận văn
2.2. Tình hình ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên
viên Trƣờng Đại học Lao động – Xã hội
Với đặc thù là một Trường Đại học còn “trẻ”, hoạt động nghiên cứu khoa học trong Trường Đại học Lao động – Xã hội tập trung theo hai hướng chủ yếu tương ứng với hai giai đoạn phát triển: Giai đoạn chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho nâng cấp lên Đại học vào năm 2005 và giai đoạn củng cố, phát triển từ 2005 trở đi. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các cán bộ, giảng viên, sinh viên vẫn chủ động đề xuất và tham gia đề tài, đề án, xây dựng phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, bài giảng v.v... tạo nên những hoạt động nghiên cứu khoa học sôi động.
Nhìn chung, nội dung nghiên cứu của các đề tài, đề án của cán bộ, giảng viên đều gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường. Hướng nghiên cứu tập trung vào phát triển chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp, quản lý giảng dạy và học tập, tổ chức thực hành thực tập nghề chuyên môn, hiện đại hoá công cụ quản lý bằng công nghệ thông tin v.v... Kết quả của các công trình nghiên cứu đã góp phần tạo ra sự thay đổi về chất trong hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo của Nhà trường.
Về công tác biên soạn giáo trình, bài giảng, trong giai đoạn 2001-2004, nhà trường đã biên tập và hoàn thiện xong toàn bộ giáo trình ở bậc cao đẳng. Trên 10.000 cuốn tài liệu bài giảng đã được in ấn và đưa vào phục vụ giảng dạy và học tập. Cũng trong năm 2003 -2004, Nhà trường đã phối hợp với trường Trung học Lao động - Xã hội phía Nam triển khai biên soạn tài liệu giảng dạy cho hệ trung học và in ấn 30.000 cuốn nhằm đảm bảo 100% các môn học hệ trung học có tài liệu học tập. Khi được nâng cấp lên đại học, hoạt động biên soạn đề cương, bài giảng, giáo trình hệ đại học được triển khai khẩn trương.
Với 81 môn học và 100% đề cương đã được rà soát, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình mới, trên 60% bài giảng, giáo trình đã được biên soạn. [29;tr2]
Trong giai đoạn này có 5 giáo trình đã được in ấn, gần 20 bản thảo giáo trình, bài giảng hệ đại học của Trường được hoàn thành, trong đó 11 giáo trình đã được thẩm định kịp thời. Bên cạnh đó, cán bộ, giảng viên của Trường cũng đã biên soạn được nhiều bộ sách bài tập, mô hình học cụ, sách tham khảo… dành cho cả 3 hệ: Đại học, cao đẳng và trung học. Trong quá trình biên soạn, Trường đã xây dựng được mạng lưới cộng tác viên, tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của nhiều nhà khoa học, chuyên gia ngoài trường. Nhìn chung, các giáo trình đã qua thẩm định đều được đánh giá là có chất lượng, vừa mang tính hội nhập lại vừa có tính đặc thù của ngành, đạt yêu cầu của giáo trình đại học. Một số giáo trình, bài giảng của Nhà trường đã được sử dụng như tài liệu giảng dạy tại một số trường cao đẳng, đại học khác trong cả nước.
Một trong những hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường là xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo. Có thể nói, hoạt động này đã góp phần to lớn trong việc phát triển các cấp đào tạo cũng như mở rộng quy mô đào tạo của Nhà trường trong những năm qua. Những chương trình đào tạo do Trường xây dựng mang tính thực tiễn, hiện đại và hội nhập bao gồm những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của người học, thị trường và xã hội. Trong các năm 2001-2003, các chương trình đào tạo cao đẳng và trung học đã được rà soát và chỉnh sửa để hoàn thiện. Từ năm 2004-2005, Trường đã xây dựng 4 chương trình đào tạo đại học các ngành Bảo hiểm, Công tác xã hội, Kế toán, Quản trị nhân lực và bảo vệ được trước các Bộ liên quan khi thuyết minh việc nâng cấp lên đại học.
Việc đổi mới chương trình luôn được đặt ra như một hướng ưu tiên trong nghiên cứu khoa học của Trường. Do vậy, cũng trong năm 2005- 2006 các chương trình hệ cao đẳng (Bảo hiểm, Quản trị nhân lực) được xây dựng, 4
chương trình cao đẳng và trung học được điều chỉnh và hiện có 7 chương trình đào tạo liên thông các cấp trung học - đại học và cao đẳng - đại học đã được xây dựng, trình phê duyệt để đưa vào thực hiện. Ghi nhận kinh nghiệm và uy tín trong xây dựng chương trình đào tạo, trong những năm qua, Nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền xây dựng 5 chương trình khung cho cả nước, trong đó có 1 chương trình khung đào tạo ở hệ cao đẳng (ngành Công tác xã hội) và 4 chương trình khung ở hệ trung học (Công tác xã hội, Quản trị nhân lực, Bảo hiểm và Lao động - Xã hội). Tổng cộng trong giai đoạn 2003-2006, Trường đã xây dựng, rà soát chỉnh sửa 18 chương trình đào tạo [29;tr.3].
Để đánh giá mức độ ứng dụng của các đề tài do giảng viên trường đại học Lao động – Xã hội thực hiện, trước hết cần xem xét tương quan về tỷ lệ các công trình khoa học được sử dụng để phục vụ thực tiễn giữa Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực. Theo Cương lĩnh phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 của Trung Quốc [8], có tới 60% trên tổng số các công trình
khoa học của nước này được ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Còn tại Hàn Quốc, theo thống kê của nhà khoa học Yang, Jung- Kyoo [47,69] thì 47% các đề tài có kết quả được sử dụng để phục vụ xã hội. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ trong Sách Trắng [4], chỉ có khoảng
trên 20% các đề tài là có kết quả nghiên cứu được áp dụng trong thực tế.
Với những số liệu trên có thể thấy: Nếu trong một cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam có từ 30% các đề tài trở lên được sử dụng kết quả nghiên cứu để phục vụ thực tiễn thì được đánh giá là mức độ ứng dụng cao.
Trong thực tế, có thể chỉ một phần của giải pháp được ứng dụng hoặc toàn bộ giải pháp được sử dụng nhưng đã thay đổi, chỉnh sửa cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể thì vẫn được coi là giải pháp đó đã được sử dụng. Do đó, để tìm hiểu thực trạng ứng dụng của các đề tài, tác giả thống kê các đề tài theo hai
nhóm: Nhóm có kết quả được sử dụng (không kể được ứng dụng toàn bộ hay một phần của kết quả) và nhóm có kết quả không được sử dụng.
Với cách tính tương đối như trên, giai đoạn 2001 – 2005 các đề tài được thực hiện chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trường nên chúng có mức độ ứng dụng rất cao. Có 22/36 đề tài được sử dụng kết quả nghiên cứu để phục vụ thực tiễn, chiếm 61,1% tổng số đề tài. Xét trong tương quan với thực trạng của cả nước, con số này là khá cao (ở Việt Nam tỷ lệ ứng dụng trung bình là 23%). Tuy nhiên, hầu hết (30/36 đề tài) được nghiên cứu do yêu cầu thực tế của Nhà trường, chỉ có 6/36 đề tài (chiếm 17%) là hướng đến người sử dụng ngoài xã hội. Nếu xét riêng các đề tài thuộc dạng này thì không có đề tài nào (0/6) được sử dụng kết quả nghiên cứu, kể cả những đề tài có kinh phí lớn, đầu tư nhiều công sức. (Nguyên nhân của thực trạng này sẽ được phân tích ở phần tiếp sau). Có thể thấy rõ kết quả, mức độ ứng dụng của các nghiên cứu trong giai đoạn 2001 – 2005 qua bảng tổng hợp ở phụ lục A.
Bước sang giai đoạn mới, sau khi đã được nâng cấp lên thành trường đại học thì hoạt động nghiên cứu khoa học không thể chỉ giới hạn trong việc phục vụ nhiệm vụ giảng dạy của Nhà trường. Quy mô, phạm vi của các công trình khoa học đã mở rộng hơn, nhằm mục đích phục vụ những nhu cầu của xã hội đang đặt ra trong lĩnh vực mà Trường đảm nhận.
Số lượng đề tài khoa học của cán bộ, giảng viên thực hiện trong giai đoạn từ 2006 đến nay là 47 đề tài các cấp. Trong năm học 2006-2007, tất cả các đề tài, đề án do cán bộ, giảng viên đã đăng ký đều được hoàn thành, không có hiện tượng trả lại đề tài đã đăng ký. Trong giai đoạn này, việc biên soạn giáo trình, bài giảng vẫn được tiến hành nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu mà xã hội đặt ra cho một cử nhân sau khi tốt nghiệp ra trường. Cũng trong năm học 2006 – 2007, Trường đã xây dựng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt 6 chương trình đào tạo liên thông lên đại học. Đồng thời, nhà trường cũng đã rà
soát và hoàn thiện tất cả các chương trình đạo tạo ở cả ba hệ đại học, cao đẳng và trung học [29;tr.4].
Bên cạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ Nhà trường, nhiều giảng viên trong Trường đã tham gia các đề tài khoa học với những đơn vị ngoài trường. Đó là các đề tài cấp Bộ, các hợp đồng nghiên cứu với những tổ chức, đơn vị kinh tế, xã hội… Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu nhìn chung chưa được thống kê đầy đủ. Trong “Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học trình Bộ Giáo dục và Đào tạo” của Phòng Khoa học đã viết: “Tất cả (100%) các đề tài cấp bộ, cấp cơ sở do giảng viên của trường thực hiện đều được ứng dụng trong việc quản lý đào tạo, giảng dạy và học tập của trường. Tuy nhiên, chưa đánh giá được tỷ lệ ứng dụng của từng đề tài.”
Qua nghiên cứu của tác giả, 13/47 đề tài được thực hiện từ 2006 đến nay là có kết quả được sử dụng, chiếm 27,7%. Con số này đã giảm mạnh so với giai đoạn trước (61,1%) song trong tương quan với tình hình chung của Việt Nam thì vẫn ở mức độ khá. Tuy nhiên, giai đoạn này đã có nhiều đề tài hướng đến người sử dụng ngoài Nhà trường (29/47 đề tài). Nếu xét riêng nhóm đề tài phục vụ xã hội thì chỉ có 1/29 đề tài, chiếm 3,5% là được sử dụng kết quả nghiên cứu. Như vậy, mức độ ứng dụng là rất thấp. Chi tiết về kết quả nghiên cứu và thực trạng ứng dụng từng đề tài xin xem ở phụ lục B.
Cần lưu ý rằng cách đánh giá mức độ ứng dụng trên là so sánh tương đối. Nếu đánh giá một cách tuyệt đối, không phải kết quả nghiên cứu của một đề tài đã xếp vào nhóm “được ứng dụng” là có thể sử dụng ngay hoặc sử dụng toàn bộ để phục vụ thực tiễn. Do đó, trên thực tế việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài còn thấp hơn nhiều những con số thống kê trên.
Như vậy, qua đánh giá tương đối mức độ ứng dụng của các đề tài nghiên cứu do giảng viên thực hiện từ 2001 đến nay tại trường đại học Lao động – Xã hội có thể rút ra nhận xét: Các đề tài có mức độ ứng dụng cao tập trung vào việc
giải quyết nhu cầu nội tại của trường về giáo trình bài giảng, nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương thức tổ chức hoạt động của các phòng, ban trong trường. Những đề tài hướng đến phục vụ đối tượng ngoài trường như cán sự xã hội, cán bộ quản lý xuất khẩu lao động, giải quyết vấn đề cụ thể của doanh nghiệp, cộng đồng… thì việc sử dụng kết quả rất hạn chế.
Nhiệm vụ của một trường đại học không chỉ dừng lại ở giảng dạy mà còn là nghiên cứu khoa học phục vụ nhu cầu xã hội. Vì vậy, việc các đề tài hướng đến đối tượng ứng dụng ngoài xã hội ít được sử dụng kết quả là điều cần phải quan tâm. Để khắc phục tình trạng trên, trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân các đề tài có mục đích ứng dụng lại không được hay ít được ứng dụng trong đời sống thực tiễn.